Số lượng người mắc Demodex ngày càng tăng lên theo cấp số nhân vì thế demodex là từ khóa mà số lượng tìm kiếm ngày một nhiều. Demodex là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này? Demodex có chữa khỏi không? Trong Tổng hợp kiến thức Demodex phần 1 này chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn toàn bộ kiến thức chính xác nhất về Ký sinh trùng Demodex và tổng quan về các vấn đề xung quanh bệnh lý này.
Demodex là gì?
Demodex là tên gọi của 1 loại ký sinh trùng thuộc họ ve mạt, ngành chân khớp, có khoảng 65 loài. Chúng được chia làm 2 loại: Demodex folliculorum và Demodex Brevis. Giữa 2 loại ký sinh trùng có những điểm giống và khác nhau như sau:
1. Giống nhau
Về cơ bản chúng có cấu tạo giống nhau, đều có 4 cặp chân, miệng có kim rất sắc nhọn có thể đâm sâu vào trong từng lỗ chân lông. Toàn bộ cơ thể chúng được phủ một lớp sừng, chính nhờ lớp này mà chúng có thể dễ dàng dính chặt vào các nang lông. Đó là lý do vì sao nhiều người thắc mắc tại sao dùng sữa rửa mặt vẫn không thể loại bỏ được Demodex trên mặt.
2. Khác nhau
Demodex folliculorum
- Được tìm thấy vào năm 1842 bởi Simon.
- Demodex folliculorum trưởng thành có kích thước dài hơn đến 440µm.
- Thường ngụ cư gần bề mặt da, trong các lỗ chân lông hoặc chân tóc.
Demodex Brevis
- Được tìm thấy vào năm 1963 bởi Akbulatova.
- Demodex Brevis có kích thước ngắn hơn, chỉ có 220µm.
- Sống ở lớp sâu hơn, phía dưới biểu bì của da, bên trong tuyến nhờn được bao quanh bởi lỗ chân lông.
Tập tính sinh hoạt của Demodex
Để điều trị Demodex thành công chúng ta phải hiểu được tập tính sinh hoạt của chúng, đây là loài có tập tính khác biệt so với các loại khác, cụ thể:
- Tập tính hoạt động: Demodex được nghiên cứu là sợ ánh sáng nên ban ngày chúng thường ẩn náu trong lỗ chân lông hoặc tuyến bã nhờn, đến tối chúng sẽ ra khỏi nơi ấn náu và bắt đầu đi tìm thức ăn. Chính vì vậy vào ban đêm bệnh nhân sẽ cảm thấy da mặt ngứa ngáy châm chích và có cảm giác rần rần trên mặt như thể có con gì bò lên.
- Thức ăn: Nguồn thức ăn chính của ký sinh trùng Demodex là bã nhờn, dầu, bụi bẩn trên mặt. Nếu da mặt bạn tiết quá nhiều bã nhờn hay bụi bẩn thì đây chính là mảnh đất màu mỡ của Demodex. Chúng lấy thức ăn bằng cách dùng chân và miệng có rất nhiều kim sắc nhọn để đâm sâu vào da.
- Sinh sản: Khả năng sinh sản của Demodex rất nhanh. Ban đêm là lúc chúng rời vị trí đi kiếm thức ăn và tìm bạn tình để giao phối, những con cái sau khi đẻ trứng xong sẽ chết đi. Vì loài ký sinh trùng này không có hậu môn nên sau khi chết đi, cả phân và xác của chúng sẽ bị phân hủy thành các tế bào sừng trên da, làm bít tắc lỗ chân lông gây nên mụn, mẩn đỏ.
- Vòng đời: Từ lúc trứng phát triển thành con trưởng thành của Demodex sẽ kéo dài từ 18-24 ngày, cứ liên tục sản sinh như vậy chúng nhân số lượng lên rất nhanh.
Xem thêm: Demodex là gì?
Những biểu hiện chứng tỏ bạn đã bị nhiễm Demodex
Demodex là một bệnh lý về da có những biểu hiện khá đặc trưng mà người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết được ở những giai đoạn đầu tiên của bệnh. Khi có những biểu hiện dưới đây thì khả năng đến 90% bạn đã bị nhiễm bệnh Demodex:
Khi bị nhiễm Demodex ban đầu xuất hiện cảm giác ngứa châm chích trên da, thường ban đêm sẽ có cảm giác ngọ nguậy cực kỳ khó chịu, mụn mọc nhiều hơn, mặt đỏ ửng từng mảng.
Bệnh viêm da do nhiễm Demodex được chia thành 3 thể, mỗi thể có những biểu hiện khác nhau, nhưng thông thường bệnh nhân chỉ bị nhiễm thể 1 và 2, rất ít trường hợp nào bị nhiễm thể 3. Cụ thể như sau:
1. Viêm nang lông dạng vảy phấn (thể nhẹ nhất)
Xuất hiện những vùng da đỏ, bề mặt có vảy, lớp sừng dày ở nang lông. Bệnh nhân thường có cảm giác ngứa ở nang lông như kiến bò trên da (thường xuất hiện trên trán, mũi, má, đặc biệt là vào buổi tối và ban đêm là giai đoạn khi chúng giao phối).
2. Viêm da Demodex dạng trứng cá – bệnh trứng cá đỏ (Acne – Rosacea)
Biểu hiện của thể này là rất nhiều mụn đồng loạt khởi nghĩa, không những mụn mà bắt đầu xuất hiện đốm da đỏ chi chít.
3. Trứng cá đỏ thể u hạt
Thể này dẫn đến hình thành các khối u hoặc cục u và cái mũi đỏ hay còn gọi mũi cà chua. Thể này ít gặp hơn, thường chỉ xảy ra ở người bị suy giảm hệ miễn dịch trầm trọng.
Mỗi thể có những biểu hiện khác nhau, tuy nhiên chúng đều có chung biểu hiện đó chính là ngứa ngáy châm chích, đỏ thành từng mảng. Rất nhiều người bị nhầm biểu hiện bệnh Demodex với mụn sinh lí tuổi dậy thì nên tập trung điều trị mụn nhưng dùng mỹ phẩm không đúng cách nên ngày càng “bung bét” hơn.
4. Rụng tóc, lông mi, lông mày và viêm bờ mi
Ngoài ký sinh trong lỗ chân lông, tuyến bã nhờn trên da, ký sinh trùng Demodex còn sinh sống trên cả chân tóc, lông mi, lông mày. Nếu thấy tóc/lông mi/lông mày bị rụng bất thường, kèm theo hiện tượng ngứa ngáy thì đó cũng có thể một trong số những biểu hiện của Demodex.
Demodex gây hại gì đến da?
- Mức độ nhẹ
- Viêm nang lông: da đỏ từng mảng, thường tạo vảy trắng và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu như kiến đang bò trên da mặt.
- Mức độ nặng
- Viêm da gây mụn trứng cá: lúc này da xuất hiện nhiều mụn đỏ, nổi sần, mưng mủ và dễ bị nhiễm trùng.
- Trứng cá đỏ rosacea: Đây là mức độ nặng nhất, nếu đang ở mức viêm da gây mụn trứng cá không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến trứng cá đỏ rosacea. Nếu chẳng may bệnh nhân nào đang ở giai đoạn trứng cá đỏ rosacea rất khó phục hồi.
Dù thiệt hại do Demodex gây ra ở mức độ nhẹ hay nặng cũng đều gây tổn thương cho da, nếu không điều trị kịp thời sẽ kéo dài thời gian gây bệnh và dĩ nhiên hậu quả để lại nặng nề, khó phục hồi. Vì vậy, ngay khi phát hiện mình bị nhiễm Demodex hãy tìm cách điều trị tốt nhất, vừa rút ngắn thời gian vừa an toàn hiệu quả.
Cách xác định nhiễm Demodex chuẩn 100%
Những biểu hiện nhiễm Demodex thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh, có nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa Demodex với viêm da tiết bã, viêm da dị ứng hoặc chứng đỏ mặt (rosacea)… Chỉ có một cách duy nhất có thể xác định chính xác bạn có đang bị nhiễm Demodex không chính là đến Khoa da liễu của bệnh viện xét nghiệm soi da tươi, bác sĩ sẽ cho kết quả chính xác số lượng Demodex đang ký sinh trên da bạn.
Nguyên nhân bị viêm da Demodex
1. Lạm dụng kem trộn có chứa thành phần Corticoid
Nguyên nhân chính bị Demodex xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của chị em chúng ta, đặc biệt theo xu hướng làm đẹp cấp tốc muốn làm đẹp nhanh nên sử dụng một số sản phẩm kem trộn có chứa thành phần thuốc kháng sinh giúp làm đẹp nhanh, nhưng không ai ngờ rằng trong thành phần kem trộn có chứa chất Corticoid, đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh Demodex.
Corticoid là tên gọi của một loại dược liệu, loại này có tác dụng như thần dược, vừa làm trắng da vừa trị mụn với thời gian cấp tốc nhưng ngược lại chúng gây hại cho da, làm da mất cân bằng và suy giảm sức đề kháng của da. Da yếu và mất cân bằng chính là môi trường thuận lợi để ký sinh trùng Demodex tấn công, gia tăng số lượng và tạo thành bệnh.
Xem thêm: Da nhiễm corticoid – Nguyên nhân & dấu hiệu nhận biết
2. Da yếu, mất cân bằng, sức đề kháng của da kém
Nếu thường xuyên bị stress, thức khuya, sống trong môi trường có nhiều bụi bẩn ô nhiễm và lười chăm sóc da lâu ngày sẽ khiến da bị nhiễm độc tố, mất cân bằng tuyến bã nhờn kích thích da tiết ra lượng lớn dầu nhờn làm thức ăn cho demodex sinh sôi và phát triển mạnh.
Ngoài ra ăn uống không đủ chất cũng là nguyên nhân dẫn đế sức đề kháng của da kém, các loại vi khuẩn và ký sinh trùng có thể xâm nhập dễ dàng hơn. Vì vậy hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày kết hợp với tập thể dục giúp máu huyết lưu thông. Hãy chăm sóc cơ thể khỏe mạnh, làn da chính là tấm gương phản chiếu sức khỏe bên trong cơ thể bạn.
Đối tượng dễ bị nhiễm Demodex
Demodex ngày càng nhiều người mắc phải và không ngoại trừ một ai nhưng tập trung vào một số đối tượng sau đây:
- Người có tiền sử dùng kem trộn: Như đã nói ở trên thì nguyên nhân dẫn đến Demodex là do thói quen sử dụng kem trộn có chứa thành phần Corticoid trong thời gian lâu. Nếu những ai đã hoặc đang sử dụng kem trộn là đối tượng dễ bị Demodex nhất. Ngoài kem trộn thì các loại mỹ phẩm kém chất lượng, rẻ tiền hoặc không rõ nguồn gốc cũng chính là một trong số những nguyên nhân làm “hỏng” da và dễ dàng dẫn đến Demodex.
- Người ở độ tuổi trung niên: Ở độ tuổi trung niên, khi sức khỏe bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm sẽ kéo theo sức khỏe của da cũng bị yếu đi, ở độ tuổi này có rất nhiều người bị nhiễm Demodex.
- Người có hệ miễn dịch xuống cấp: Do stress, đang mắc bệnh, người bị nhiễm HIV… là những người có hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng, chỉ cần một tác nhân nhỏ cũng đã gây tổn thương, chính vì vậy mà những đối tượng này chính là những người dễ “dương tính” với bệnh Demodex.
- Người có da bị nhạy cảm: Đối với những người có da nhạy cảm, chỉ cần bôi một chất gì đó lên mặt cũng đủ để làm cho da kích ứng.
- Người nào có da nhiều dầu, da mặt bẩn và thường xuyên tiếp xúc với khói bụi nhưng lại không chăm sóc kỹ.
Demodex có lây không?
Câu trả lời là CÓ. Demodex có khả năng lây lan bằng 2 con đường chính dưới đây:
1. Dùng chung vật dụng cá nhân của người bị nhiễm Demodex
Khi bị nhiễm Demodex, bệnh nhân cần phải thường xuyên giặt giũ vật dụng cá nhân đặc biệt là khăn mặt, chăn ga gối nệm,… Nếu chẳng may người khác sử dụng chung vật dụng cá nhân với người đang bị Demodex sẽ rất dễ dàng lây lan. Lưu ý, khi giặt giũ vật dụng cá nhân các bạn nên cho thêm vài giọt tinh dầu tràm trà vào xà bông vì tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
2. Tiếp xúc với thú cưng bị Demodex
Thú cưng của bạn đang bị nhiễm Demodex nhưng lại được sống chung với người, nếu thông qua tiếp xúc trực tiếp cũng không ngoại trừ trường hợp lây lan từ chó sang người, chính vì vậy nếu trong nhà có thú cưng bị Demodex thì tốt nhất hãy cách ly chúng và thường xuyên vệ sinh chuồng trại để tránh lây lan.
Chính vì Demodex có khả năng lây lan cho nên trong quá trình bị bệnh Demodex hoành hành bệnh nhân cần phải lưu ý vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ, không tiếp xúc với thú cưng.
Giải pháp điều trị Demodex
Hiện nay trên thị trường có 2 phương pháp điều trị Demodex chính: Điều trị bằng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ và Điều trị bằng dược mỹ phẩm. Mỗi cách đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng nhưng để lựa chọn chính xác nhất vẫn là chọn giải pháp phù hợp và an toàn với làn da của bạn nhất. Chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn những ưu – nhược điểm của từng phương pháp trên:
1. Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Theo tâm lí của bệnh nhân khi mắc bệnh điều tin tưởng vào liệu trình điều trị của bác sĩ, nhưng đối với bệnh Demodex chúng ta nên hiểu rõ về ưu – nhược điểm của điều trị bằng thuốc:
- Ưu điểm
- Điều trị nhanh. Triệt tiêu được ký sinh trùng demodex.
- Một số loại kháng sinh có thể có giá thành thấp.
- Nhược điểm
- Không điều trị triệt để và dễ tái lại demodex: Sử dụng thuốc kháng sinh thì vô tình cùng lúc chúng ta đã tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn trên da, đặc biệt là demodex (hại khuẩn) dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh trên da. Khi da bị mất cân bằng demodex có thể tái đi tái lại là điều hiển nhiên.
- Phụ thuộc thuốc: Khi bạn dùng kháng sinh bôi hoặc uống trong một thời gian dài rồi ngưng thuốc, tình trạng phụ thuộc thuốc sẽ xảy ra nhanh chóng làm da bạn bị yếu đi, bung bét mụn. Nói nôm na là hết thuốc thì tái bệnh.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng: Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng tích cực là điều trị bệnh, diệt vi khuẩn gây bệnh, không cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở tiết ra các độc chất gây hại cho cơ thể, nhưng nó còn có tác dụng phụ như phản ứng phụ hoặc dị ứng. Uống kháng sinh trong thời gian dài khiến các vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng phổ biến như: tụ cầu kháng methicilline; phế cầu kháng penicilline; khuẩn salmonela đa kháng với choramphenicol, ampicillin, cotrimoxazole… xuất hiện. Sự xuất hiện của các vi khuẩn này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng của con người. Không những vậy, khi bạn uống thuốc nhưng lại không bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để hòa tan thuốc thì chúng sẽ gây nóng trong dẫn đến mụn, hại gan thận.
2. Điều trị bằng dược mỹ phẩm
Điều trị bằng dược mỹ phẩm mặc dù chi phí cao hơn nhưng ngược lại có nhiều ưu điểm hơn so với điều trị bằng kháng sinh.
- Ưu điểm
- Sử dụng Dược mỹ phẩm vừa có tác dụng điều trị vừa là những sản phẩm chăm sóc da hàng ngày có thể thay thế mỹ phẩm thông thường của chị em.
- Dược mỹ phẩm chỉ tập trung ức chế demodex (hại khuẩn) giúp cân bằng hệ vi sinh trên da khiến da khỏe mạnh và ổn định từ đó giảm thiểu các triệu chứng của bệnh đáng kể.
- Điều trị từng bước tương ứng với tập tính sinh hoạt của Demodex giúp da làm quen dần dần mà không bị khô căng, bong tróc hay yếu đi như dùng kháng sinh.
- Sử dụng dược mỹ phẩm đáp ứng không nhanh bằng thuốc kháng sinh nhưng an toàn, triệt để mà lại tạo ra hệ sinh thái trên da được cân bằng và nền da khỏe đẹp sau điều trị.
- Nhược điểm
- Chi phí thường cao.
- Kiên trì điều trị theo đúng lộ trình và đủ sản phẩm mới có kết quả tốt.
Như vậy chúng ta đã có 2 sự lựa chọn: Hoặc điều trị bằng kháng sinh hoặc điều trị bằng dược mỹ phẩm. Có nhiều người sau khi thử điều trị bằng kháng sinh nhưng sau đó bệnh tái phát và cuối cùng phải tìm đến điều trị bằng dược mỹ phẩm giúp cải thiện tình hình tốt hơn, cùng lúc có thể giải quyết được nhiều vấn đề của da.
Methode Physiodermie – Dược mỹ phẩm độc quyền tại Việt Nam điều trị demodex
Các sản phẩm dược mỹ phẩm trị Demodex thành công hiện nay ở thị trường Việt Nam và cả quốc tế không thể không nhắc đến cái tên tiên phong đầu tiên Methode Physiodermie – Dược mỹ phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ được nhập khẩu chính ngạch bởi Nhà phân phối độc quyền Godo Corp. Theo các nghiên cứu da liễu từ các chuyên gia hàng đầu ngành dược mỹ phẩm từ Thụy Sĩ thì trong một số sản phẩm của Physiodermie có chứa những thành phần có tác dụng ức chế ký sinh trùng Demodex và bổ sung lợi khuẩn giúp tăng sức đề kháng trên da. Liệu trình điều trị cụ thể như sau:
Bước 1: Làm sạch
Làm sạch da được xem là 1 trong những bước quan trọng trong chu trình chăm sóc da. Bởi các sản phẩm tiếp theo có thể thẩm thấu và phát huy tác dụng tuyệt đối hay không phụ thuộc vào 1 nền da có sạch sẽ hay không? Làm sạch da để loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, lấy đi nguồn thức ăn của Demodex. Trước tiên dùng Sữa rửa mặt tẩy trang Deep Cleansing Milk để loại bỏ lớp make up (nếu có), tiếp theo dùng Sữa rửa mặt tạo bọt, diệt khuẩn cho da khô/nhạy cảm Shower Hydrating Milk SL để lấy đi bụi bẩn, cặn bã mỹ phẩm, bã nhờn còn sót lại trong lỗ chân lông.
Nhiều người thắc mắc nếu không trang điểm và cũng không dùng kem chống nắng thì có nên dùng sữa rửa mặt tẩy trang không? Câu trả lời là CÓ. Vì da đang bị mụn sẽ tiết ra nhiều dầu, khi dầu kết hợp với bụi bẩn cùng các vi khuẩn xâm nhập vào da nếu chỉ dùng sữa rửa mặt thông thường hoặc nước không thể nào sạch được, chính vì vậy phải dùng sữa rửa mặt tẩy trang để làm sạch sâu.
Tham khảo:
Sữa rửa mặt tẩy trang Deep Cleansing Milk
Sữa rửa mặt tạo bọt, diệt khuẩn cho da khô/nhạy cảm Shower Hydrating Milk SL.
Bước 2: Làm dịu mẩn đỏ và cân bằng pH
Làm dịu cơn ngứa, mẩn đỏ, cấp ẩm tức thì cho da bằng Nước hoa hồng cân bằng pH Stabilizing Lotion pH Balancing. Độ pH có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ và giữ cân bằng da, nhất là da bị demodex. Nước hoa hồng Stabilizing Lotion có tác dụng kháng viêm, làm dịu da mẩn đỏ, nhạy cảm rất tốt. Đồng thời nước hoa hồng còn giúp loại bỏ những tạp chất còn sót lại sau khi làm sạch bằng sữa rửa mặt, giảm triệu chứng ngứa châm chích do demodex và tạo điều kiện tốt nhất để da hấp thu chất dinh dưỡng của các bước tiếp theo.
Bước 3: Cấp ẩm giúp giảm mất nước bề mặt
Đặc điểm của da demodex thường bị mất cân bằng độ ẩm trên da hay còn gọi là mất nước bề mặt. Vì thế, cấp ẩm là một bước cần thiết trong lộ điều trị da demodex giúp da cân bằng độ ẩm và khỏe hơn để đủ sức ngăn chặn lại quá trình lấn chiếm của ký sinh trùng demodex. Ở bước cấp ẩm này chúng ta dùng Tinh chất tăng cường Hydro tonifying cung cấp ẩm tầng sâu với thành phần Hyaluronic acid (HA) đồng thời kích thích sản sinh collagen và elastin trên da giúp phục hồi những sợ collagen bị đứt gãy giúp đẩy nhanh quá trình điều trị demodex. Bởi chỉ khi da thực sự khỏe thì da mới có đủ sức đề kháng chống lại sự xâm lấn sâu của bệnh. Chữa bệnh trên một nền da khỏe lúc nào cũng dễ dàng hơn chữa bệnh trên một nền da yếu!
Thông tin sản phẩm: Tinh chất tăng cường Hydro – Tonifying
Bước 4: Ức chế ký sinh trùng Demodex
Trước khi tiến hành tiêu diệt Demodex cần phải vô hiệu hóa hoạt động của chúng. Bioarome HY có chứa thành phần bạc hà với tác dụng làm “tê liệt” hoạt động của Demodex. Theo tài liệu của Tạp chí Vi khuẩn học và Ký sinh trùng Phần Lan, với 50% thành phần bạc hà sẽ “đóng băng” và tiêu diệt Demodex trong 7-11 phút. Bình thường bệnh nhân luôn bị ngứa ngáy châm chít và cảm giác ngọ nguậy, ngay lúc này sẽ không còn cảm giác này nữa vì ký sinh trùng Demodex đang bị vô hiệu hóa. Sử dụng Bioarome HY là bước đệm cần thiết để làm ức chế hoàn toàn Demodex trước khi tiến hành bước “triệt tiêu” chúng tiếp theo.
Lưu ý: Trong trường hợp những bệnh nhân đang ở mức độ nhẹ (mới khởi phát) có thể bỏ qua bước số 4 và chuyển thẳng đến bước số 5
Thông tin sản phẩm:
Bioarome HY – Serum cung cấp oxy, điều trị giãn tĩnh mạch & hỗ trợ trị Demodex
Bước 5: Đặc trị làm giảm triệu chứng
Đây là bước quan trọng nhất trong suốt quá trình điều trị, Bộ đôi kem đặc trị dành riêng cho bệnh nhân Demodex: Anti redness Emulsion (ban ngày) và Anti redness Micro Gel (ban đêm). Mỗi loại mang đến một công dụng riêng:
- Kem Anti Redness Emulsion (ban ngày): Giảm tình trạng xung huyết, ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da. Dưỡng ẩm, cần bằng tuần hoàn cho da, tăng cường săn chắc thành mạch giúp điều trị tình trạng giãn mao mạch. Kem ngày chứa thành phần chống nắng tương đương SPF 30+ giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia tử ngoại (UV) vào ban ngày mà không cần dùng thêm bước Kem chống nắng.
- Kem Anti Redness Micro Gel (ban đêm): giúp điều tiết bã nhờn, giảm lượng dầu thừa (thức ăn của demodex), làm dịu mụn viêm đỏ, mẩn đỏ nhạy cảm do Demodex và các tình trạng mao mạch yếu (Giãn mao mạch). Đồng thời cân bằng tuyến bã nhờn và tăng cường tuần hoàn máu nuôi da khỏe. Đặc biệt chiết xuất Butcher’s Broom (đậu chổi) trong sản phẩm có tác dụng phá hủy vi khuẩn Demodex Follocularum là nguyên nhân gây mụn viêm đỏ, rosacea.
Giải thích thêm việc sử dụng Bioarome HY trước khi dùng kem đặc trị, bởi vì chúng tôi đang điều trị theo hướng tôn trọng hệ vi sinh trên da. Trước hết sẽ làm suy yếu demodex sau đó mới tiêu diệt chúng để tránh da chưa thích nghi kịp. Bioarome HY sẽ cung cấp oxy cho da và kích thích lưu thông tuần hoàn máu giúp bình thường hóa tình trạng nhạy cảm của da đang bị demodex. Chính vì vậy Physiodermie hướng đến điều trị Demodex bằng cách vừa củng cố sức đề kháng vừa tiêu diệt từ từ trên cơ sở tôn trọng hoạt động của da và không tác động trực tiếp đến demodex.
Để đảm bảo kết quả như mong đợi bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng quy trình điều trị như trên, tuy nhiên để tiết kiệm chi phí thì bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục sử dụng sản phẩm tác dụng tương tự, nhưng phải đảm bảo sản phẩm chất lượng và không chứa dầu. Riêng Bioarome HY và Kem đặc trị ban đêm là liệu trình BẮT BUỘC.
***Lưu ý: Đây là sản phẩm đặc trị được kê theo bác sĩ chuyên khoa của Methode Physiodermie, tùy thuộc vào từng tình trạng da và mức độ bệnh khác nhau mà số lượng sản phẩm có thể thay đổi.
Cách chăm sóc da sau khi điều trị Demodex
Điều trị Demodex trên mặt cần phải có nhiều thời gian điều trị, khi đã trị dứt điểm thì người bệnh cần phải chăm sóc cẩn thận để phục hồi làn da và không cho chúng có điều kiện quay trở lại. Nhưng chăm sóc da như thế nào cho đúng cách? Hãy đọc lại những lưu ý dưới đây:
1. Làm sạch da
Dù trong bất kỳ quy trình chăm sóc hay điều trị da nào thì bước làm sạch da cực kỳ quan trọng, bước này sẽ giúp lấy đi toàn bộ bụi bẩn, cặn mỹ phẩm trên da mặt mà hàng ngày chúng ta tiếp xúc. Vì hàng ngày da mặt chúng ta tiết ra rất nhiều bã nhờn, nếu không làm sạch da thì chẳng khác nào đang tạo điều kiện để Demodex quay trở lại.
2. Cân bằng da bằng nước hoa hồng
Sau khi làm sạch da chúng ta bắt đầu tới bước cân bằng da, nước hoa hồng cân bằng pH cho da là sản phẩm cần thiết ở bước này vừa có tác dụng làm dịu da, se lỗ chân lông vừa diệt khuẩn. Loại bỏ những chất bẩn còn sót lại sau khi làm sạch và tạo độ pH cân bằng cho da, chính vì vậy cân bằng độ pH có một ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là da bị mụn, đây là bước thiết yếu trước khi sử dụng kem dưỡng, giúp các thành phần dưỡng chất trong sản phẩm thẩm thấu dễ dàng. Ngoài ra nước hoa hồng cân bằng độ pH cho da còn làm giảm độ nhạy cảm của da và tăng sức bảo vệ da.
3. Phục hồi da thâm sẹo sau Demodex
Tàn dư của Demodex trên da là những vết thâm sẹo, muốn “dẹp” được tàn dư này nên dùng 2 loại sau đây:
- Tinh chất dưỡng: giúp các bước chăm sóc sau dễ dàng thẩm thấu, hơn nữa kích thích tái tạo sợi đàn hồi collagen và elastin, tái tạo cấu trúc da tự nhiên cho da, tạo mô mới, lý tưởng nhất cho da bị sẹo, nếp nhăn.
- Mặt nạ ngủ: Vào ban đêm lúc làn da có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn thì chúng ta cũng nên cung cấp “thức ăn” để da làm việc tốt hơn. Vào ban đêm nên sử dụng thêm Mặt nạ đêm mặt nạ đêm có chứa Vitamin C, Hyaluronic Acid giúp chống oxy hóa, nâng cơ săn chắc, làm căng đầy và dưỡng ẩm, phục hồi những tổn thương do Demodex gây ra.
Cách chăm sóc da không cho Demodex tái phát
Sau khi điều trị Demodex chắc chắn không ai muốn chúng tái phát lần 2, chính vì vậy sau khi điều trị dứt điểm hãy tiếp tục chăm sóc da khỏe, không cho chúng có cơ hội “tái diễn”, các bạn có thể tham khảo các bước nguyên tắc chăm sóc da khỏe sau đây:
- Làm sạch: Bất kể trường hợp nào cũng phải tiến hành làm sạch da đầu tiên. Làm sạch là lấy đi lớp bụi bẩn bám trên bề mặt da hoặc nằm sâu trong lỗ chân lông. Trong đó không thể không nhắc đến tẩy trang, dù bạn chỉ dùng một lớp kem chống nắng hoặc thậm chí không make up cũng nhất thiết thực hiện thao tác tẩy trang, vì khi bụi bẩn kết hợp với dầu nhờn rất khó rửa trôi trừ khi dùng nước rửa mặt tẩy trang.
- Sử dụng nước hoa hồng: Tầm quan trọng của nước hoa hồng không phải ai cũng biết, nước hoa hồng vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa có tác dụng cân bằng pH cho da, giúp cho các bước chăm sóc da sau đó dễ dàng hấp thu hơn.
- Sử dụng kem chống nắng: Khi da đã khỏe hoàn toàn có thể sử dụng kem chống nắng, nhưng các bạn nên lưu ý lựa chọn sản phẩm kem chống nắng ít thành phần dầu nhé.
- Sử dụng kem dưỡng ban ngày: Ban ngày chúng ta thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và bụi bẩn, chính vì vậy mà phải bổ sung chất dinh dưỡng cho da vào ban ngày.
- Sử dụng kem dưỡng ban đêm: Khả năng thẩm thấu của da vào ban đêm tăng gấp đôi so với ban ngày, nhân “cơ hội” này hãy cung cấp chất dinh dưỡng vào ban đêm để tăng cường độ ẩm cho da tránh mất nước và phục hồi những tổn thương.
Cách phòng tránh Demodex
Đọc đến đây không ít người cảm thấy “kinh hoàng” và dĩ nhiên chẳng ai muốn mình bị lũ ký sinh trùng đáng ghét này làm phiền. Dưới đây là những cách phòng tránh Demodex mà những ai may mắn chưa bị nhiễm hãy lưu ý:
- Hãy dừng sử dụng kem trộn. Kem trộn có chứa thành phần Corticoid nguy hiểm cho da nếu cứ tiếp tục sử dụng sẽ gây nghiện cho da và dĩ nhiên sẽ để lại hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, để “cai” kem trộn cũng cần phải cai từng bước, bắt đầu với việc giảm số lượng dùng kem trộn cho đến khi dừng lại hẳn, không nên dừng lại đột ngột sẽ gây “sốc” cho da.
- Hạn chế tiếp xúc với người hoặc thú cưng đang bị nhiễm Demodex, đặc biệt không được dùng chung vật dụng cá nhân với bệnh nhân Demodex.
- Quan tâm đến cân bằng pH cho da, đừng quên bước thoa nước hoa hồng trong quá trình chăm sóc da.
- Khi dùng mỹ phẩm hãy cân nhắc đến chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.
- Làm sạch da kỹ và cẩn thận.
- Quan tâm đến chế độ ăn uống khoa học, đủ chất và ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước. Khi sức đề kháng đủ khỏe sẽ cân bằng được lợi khuẩn và hại khuẩn trên da, mặc nhiên chúng ta sẽ sở hữu làn da đẹp mịn màng.
- Thường xuyên vận động cơ thể giúp máu huyết lưu thông.
- Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần vui vẻ.
Demodex là loại ký sinh trùng có trên da của tất cả chúng ta và chỉ gây hại khi chúng sinh sôi với số lượng nhiều. Ngay khi có những dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc nhận kết quả xét nghiệm dương tính với Demodex hãy gấp rút lên kế hoạch điều trị phù hợp và nghiêm túc. “Cuộc chiến” điều trị Demodex chưa bao giờ dễ dàng nhưng cũng không phải quá khó nếu chúng ta xác định được mình đang ở giai đoạn nào và có kiến thức về Demodex. Nếu bệnh nhân nào vẫn còn hoang mang chưa “định vị” được tình trạng bệnh có thể liên hệ ngay với đội ngũ bác sĩ của Methode Physiodermie ngay hôm nay để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Hotline: 028 3516 3751
Xem thêm: So sánh biểu hiện của da nhiễm Corticoid và viêm da Demodex
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com