Corticoid là thuốc gì? Các bệnh lý lâm sàng cần dùng Corticoid

corticoid là thuốc gì

Corticoid là thuốc gì? Các bệnh lý lâm sàng cần dùng Corticoid

Nội Dung Bài Viết

Corticoid là thuốc gì? Khi sử dụng corticoid cần lưu ý điều gì? Các đối tượng nào nên cân nhắc trước khi sử dụng? Đọc ngay bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc về corticoid để sử dụng đúng cách hơn nhé!

Corticoid là thuốc gì?

1. Corticoid là gì?

Corticoid là thuốc gì? Corticoid (corticosteroid/glucocorticoid) là loại thuốc có đặc tính kháng viêm mạnh, được sử dụng trong chữa trị và làm giảm các tình trạng viêm trong cơ thể. Corticoid có tác dụng giúp giảm ngứa, sưng viêm, mẩn đỏ và các phản ứng dị ứng, thuốc được bác sĩ kê đơn để điều trị các bệnh về: hen suyễn, lupus ban đỏ, dị ứng, viêm khớp,…

Corticoid là thuốc gì?
Corticoid là thuốc gì?

Corticoid tương tự như cortisol – một loại hormon được sản xuất tự nhiên bởi tuyến thượng thận của cơ thể. Đóng vai trò chính trong một loạt các quá trình của cơ thể, bao gồm chuyển hóa, đáp ứng miễn dịch và căng thẳng. Khi cơ thể của bạn tự sản xuất cortisol không đủ để duy trì một thể trạng tốt, lúc này bác sĩ có thể kê toa thuốc chứa corticoid để giúp bù đắp sự chênh lệch đó.

Xem thêm: Corticoid tác hại kinh hoàng đối với sức khỏe và làn da!

2. Các bệnh lý lâm sàng cần dùng corticoid

  • Miễn dịch và hô hấp: Hen suyễn, các bệnh về phổi, phản vệ.
  • Tiêu hóa: Viêm gan tự miễn, bệnh Crohn.
  • Huyết học: Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, Lymphoma, thiếu máu tán huyết.
  • Khớp/tự miễn: Lupus ban đỏ, viêm đa mạch, viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp, viêm mạch máu
  • Các bệnh về da: Mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc,…
  • Khác: Hội chứng thân hư, phù não, đa xơ cứng.

3. Các tác dụng phụ khi dùng corticoid

Sử dụng các thuốc corticoid trong thời gian ngắn (7-14 ngày) có thể gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn chuyển hóa đường, hạ kali máu, tăng huyết áp, trầm cảm, đối với da có thể gây mụn trứng cá kéo dài, tổn thương da.

Sử dụng corticoid trong thời gian dài (>14 ngày): suy thượng thận, loãng xương, loét dạ dày, gan nhiễm mỡ, đục thủy tinh thể, ức chế tăng trưởng, rối loạn mỡ máu, hoại tử da.

Những lưu ý khi sử dụng corticoid

1. Đối tượng cần cân nhắc khi sử dụng corticoid

Corticoid là một loại thuốc có tác dụng điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhưng nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra những tác hại lớn cho sức khỏe và làn da. Dưới đây là một số đối tượng cần cân nhắc trước khi sử dụng corticoid:

Các đối tượng cân nhắc khi dùng corticoid
Các đối tượng cân nhắc khi dùng corticoid
  • Phụ nữ đang cho con bú: cần thận trong khi sử dụng thuốc chứa corticoid bởi chúng có thể gây ra các vấn đề tăng trưởng cho trẻ em.
  • Người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc các vấn đề về loãng xương, tăng huyết áp.
  • Trẻ em: Sử dụng corticoid có thể làm cho tình trạng bệnh sởi hoặc thủy đậu trở nên nghiêm trọng hơn ở trẻ em đang mắc các bệnh này.

Ngoài ra, khi có bất kỳ tình trạng sức khỏe này dưới đây hãy cho bác sĩ biết nếu đơn thuốc của bạn phải sử dụng corticoid: Các vấn đề về dạ dày, bệnh đái tháo đường, bệnh lao, huyết áp cao, các bệnh về nhiễm trùng, bệnh lý về tim, gan, tuyến giáp hoặc thận, mới trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương, bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.

Xem thêm: Dấu hiệu da nhiễm Corticoid

2. Những lưu ý giúp giảm tác dụng phụ khi sử dụng corticoid

Tăng huyết áp do tác dụng phụ của corticoid
Tăng huyết áp do tác dụng phụ của corticoid

Sau khi tìm hiểu corticoid là thuốc gì, đối tượng cần cân nhắc khi sử dụng và các tác dụng phụ, chúng ta cần lưu ý những điều sau khu . Khi được kê toa sử dụng corticoid, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ có thể gặp phải:

  • Sử dụng corticoid ngắt quãng hoặc với liều lượng thấp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục.
  • Giảm muối và tăng cường kali trong chế độ ăn.
  • Hạ liều dần cho đến khi ngưng điều trị hẳn nếu đã sử dụng corticoid trong thời gian dài để cơ thể (đặc biệt là tuyến thượng thận) có thời gian thích nghi và điều chỉnh.
  • Lưu ý nên dùng thuốc corticoid đường uống sau bữa ăn để hạn chế tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa (gây kích ứng dạ dày).
  • Sau mỗi lần dùng corticoid dạng hít, không nuốt và nên súc miệng bằng nước muối để tránh bị đau họng hay nấm miệng.
  • Corticoid bôi ngoài da: chỉ bôi 1 lớp mỏng trên vùng da cần điều trị, không bôi trên vùng bị tổn thương. Chỉ sử dụng corticoid bôi ngoài da khi được kê toa bởi bác sĩ với liều lượng và nồng độ thích hợp.

Hi vọng những kiến thức trên đây giúp bạn hiểu rõ corticoid là thuốc gì để có những quyết định đúng đắn khi sử dụng corticoid tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu có thắc mắc về cách điều trị da nhiễm corticoid, hãy để lại thắc mắc, câu hỏi của bạn hoặc liên hệ ngay để được chuyên viên Physiodermie giải đáp ngay nhé!

Xem thêm: Da nhiễm corticoid – Nguyên nhân & dấu hiệu nhận biết

5/5 - (1 bình chọn)

Nguồn tham khảo

Chia sẻ bài viết:
Thẻ bài viết:

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

icon chữ thập
Methode Physiodermie – Thương hiệu Dược Mỹ Phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ

✡ Cung cấp giải pháp chăm sóc da đặc trị và chuyên nghiệp cho khách hàng, Spa, SkinCare, Thẩm Mỹ Viện, Clinic,… Chặng đường hơn 45 năm nghiên cứu và phát triển, Physiodermie luôn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành Dược Mỹ Phẩm Thụy Sĩ.
Bạn đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của Physiodermie? Đặt lịch soi da và tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay:

You Might Also Like

KẾT NỐI

Shopping Cart