Thời tiết chuyển mùa cũng là lúc chúng ta dễ mắc phải các bệnh lý như đau nhức, dị ứng, bệnh về đường hô hấp,… Hiện nay có 2 loại thuốc kháng viêm giảm đau được sử dụng phổ biến là thuốc corticosteroid (có steroid) và non-steroid. Vậy thuốc corticosteroid trị bệnh gì? Cơ chế hoạt động của 2 nhóm thuốc khác nhau như thế nào?
Xem thêm: Da nhiễm corticoid – Nguyên nhân & dấu hiệu nhận biết
Các nhóm thuốc kháng viêm
Viêm là phản ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch đối với các tổn thương gây ra do nhiễm khuẩn, các tác nhân từ bên ngoài tác động đến cơ thể. Các biểu hiện thường thấy là đau, sưng, nóng rát và suy giảm chức năng ở vùng bị ảnh hưởng. Thuốc kháng viêm là những thuốc tác động ức chế lên phản ứng này, làm giảm các triệu chứng viêm (sưng nóng, đỏ, đau) và phục hồi chức năng vùng bị ảnh hưởng.
1. Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid
Nhóm kháng viêm corticoisteroid là nhóm thuốc có cấu trúc hóa học và bản chất tương tự cortisol – 1 hormone được sản xuất tự nhiên ở tuyến thượng thận. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc kháng viêm corticoisteroid chi tiết như sau:
Trong quá trình viêm, các bạch cầu thoát ra khỏi mạch máu và xâm nhập vào các mô bị viêm chống lại những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Lúc này các thuốc kháng viêm corticosteroid sẽ ngăn quá trình này bằng cách làm giảm số lượng của tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ưa eosin trong máu ngoại biên. Từ đó làm giảm và chậm lại sự di chuyển của chúng đến các mô bị viêm sau đó ức chế sự hoạt động của đại thực bào và các tế bào lympho.
Ngoài ra, corticosteroid còn giúp ức chế những enzym tham gia vào quá trình tổng hợp prostaglandin (enzym COX và phospholipase A2) gây viêm cho cơ thể.
2. Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID)
Nhóm thuốc NSAID (Ibuprofen, ketoprofen, meloxicam…) là nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid. Cơ chế tác động của nhóm thuốc này là ức chế hoạt động của ezyme cyclooxygenase (COX) tham gia vào quá trình sản xuất prostaglandin. Prostaglandin gọi tắt là PG – 1 hoạt chất trung gian gây viêm có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột…
Enzym cyclooxygenase được chia làm 2 loại:
- COX-1: enzyme này có trong các mô của cơ thể. Khi COX-1 bị ức chế sẽ gây ra những tác dụng phụ đối với hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày,…
- COX-2: khác với COX-1, enzyme này không ở trong các mô của cơ thể và chỉ được tạo ra khi có sự kích thích của các hoạt chất trung gian gây viêm như cytokines. Nếu COX-2 bị ức chế, sẽ kiểm soát được quá trình viêm mà không gây ra các tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như COX-1.
Thuốc corticosteroid trị bệnh gì
Mặc dù cả 2 nhóm thuốc kháng viêm corticoisteroid và non-steroid đều có tác dụng chống viêm, tuy nhiên nhóm thuốc Non-steroid thuộc nhóm kháng viêm ngoại vi, không có tác dụng gây nghiện và rất ít tác dụng phụ. Trong khi nhóm thuốc chứa corticoisteroid lại có hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh lý nhưng lại đi kèm các tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe.
Xem thêm các tác dụng phụ: Corticoid là thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng corticoid
Cùng điểm qua một số bệnh lý sau để trả lời cho câu hỏi thuốc corticoisteroid trị bệnh gì nhé:
- Miễn dịch và hô hấp: Hen suyễn, các bệnh về phổi tắc nghẽn mãn tính, phản vệ.
- Tiêu hóa: Viêm gan tự miễn, bệnh Crohn.
- Huyết học: Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, Lymphoma, thiếu máu tán huyết.
- Khớp/tự miễn: Lupus ban đỏ, viêm đa mạch, viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp, viêm mạch máu
- Dự phòng thải ghép: sử dụng cùng các thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép (gan, thận,…).
- Các bệnh về da: Mụn trứng cá, chàm Eczema, viêm da tiếp xúc, viêm da kích thích,…
- Các bệnh khác: Hội chứng thân hư, phù não, đa xơ cứng.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn sẽ nắm rõ cơ chế và tác dụng của các nhóm thuốc chống viêm. Đồng thời nắm được chỉ định của từng nhóm thuốc để biết được thuốc corticosteroid trị bệnh gì? Khi nào nên dùng Corticoid, khi nào nên dùng Non-Steroid (NSAID)? Nếu có bất kì thắc mắc nào về corticoid hay cách thải độc da nhiễm corticoid hãy liên hệ ngay để được chuyên viên Physiodermie giải đáp nhé!
Tìm hiểu ngay Cách nhận biết da nhiễm Corticoid chuẩn chỉnh
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com