Tình trạng da nhiễm corticoid là bệnh lý thường gặp ở những người có tiền sử sử dụng kem trộn. Da nhiễm corticoid được chia làm 2 mức độ nặng và nhẹ. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ và cách phục hồi qua bài viết dưới đây nhé!
Nhận biết dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ
1. Yếu tố quyết định mức độ nhiễm corticoid
- Thời gian sử dụng: Mức độ nhiễm corticoid phụ thuộc vào thời gian sử dụng. Nếu người bệnh sử dụng sản phẩm có chứa corticoid trong thời gian ngắn thì da sẽ có dấu hiệu nhiễm nhẹ. Ngược lại, thời gian sử dụng càng dài thì thời gian điều trị chữa lành càng lâu bởi các dấu hiệu đã trở nặng.
- Nồng độ corticoid trong sản phẩm: Sử dụng sản phẩm chứa nồng độ corticoid thấp thì làn da có khả năng sẽ tự lành sớm. Tuy nhiên, nếu nồng độ corticoid trong sản phẩm cao, da bị nhiễm ở mức độ nặng sẽ không thể tự lành mà việc điều trị cũng vô cùng khó khăn.
- Tần suất sử dụng: Tần suất sử dụng trên da càng nhiều và liên tục làn da càng dễ bị tổn thương nặng và khó phục hồi. Người bệnh bắt buộc phải đi khám đồng thời thải độc cho da và tìm các biện pháp điều trị phù hợp để chữa càng sớm càng tốt.
2. Dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ
Trước khi đến với dấu hiệu nhiễm corticoid nhẹ, chúng ta điểm qua 1 số dấu hiệu sớm, gọi là hiện tượng đẹp “ảo” khi dùng corticoid. Những dấu hiệu này xuất hiện ngay sau chỉ 1 hay 2 ngày cho đến 10 ngày dùng sản phẩm. Da lúc này láng mịn rất nhanh, bề mặt căng bóng mọng ngước. Tiếp theo là mụn cám biến mất nhanh sau vài ngày sử dụng. Sau đó da trắng bật tông rõ rệt, những vùng nám mờ nhanh sau vài ngày đến 1 tuần. Các nếp nhăn nông lần lượt biến mất.
Dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ sẽ xuất hiện sau khoảng 1-2 tháng dùng sản phẩm. Cụ thể:
- Nền da mỏng, ửng hồng do mao mạch dưới da giãn nở. Tình trạng lộ mao mạch trên da ngày một rõ rệt có thể thấy bằng mắt thường.
- Da khô và có các vảy bong ra như lột da. Kèm theo cảm giác ngứa râm ran.
- Mụn ẩn, sần đỏ bắt đầu xuất hiện.
Cách phục hồi da bị nhiễm corticoid nhẹ
1. Cai nghiện corticoid
Để phục hồi da bị nhiễm corticoid nhẹ, việc đầu tiên là ngừng sử dụng các sản phẩm nghi ngờ có chứa thành phần corticoid. Tuy nhiên bạn nên tránh ngừng kem đột ngột mà giảm dần theo thời gian để da kịp thời thích ứng. Ví dụ, trong 1 – 2 tuần đầu giảm từ 2 lần 1 ngày xuống còn 2 lần, từ dùng mỗi ngày xuống dùng cách ngày. Sau đó giảm dần xuống cho đến khi ngưng hẳn việc dùng kem. Tuyệt đối không ngưng sử dụng đột ngột khiến da có những phản ứng tiêu cực như đẩy mụn ồ ạt không kiểm soát được.
2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Trong thời gian điều trị và phục hồi các dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ, chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng. Bạn hãy đảm bảo cơ thể uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay nước lọc bằng các loại nước detox như trà xanh, trà hoa cúc, cần tây… Đồng thời bổ sung nhiều loại trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin C. Bởi vitamin C có tác dụng trong việc tăng sinh collagen giúp da phục hồi tổn thương nhanh chóng.
3. Vệ sinh da đúng cách
Đảm bảo da mặt luôn được làm sạch 2 lần mỗi ngày với các sản phẩm rửa mặt dịu nhẹ. Lưu ý lựa chọn sữa rửa mặt có độ pH trung bình 5.5, không chứa hương liệu, cồn… và các thành phần nhạy cảm gây hại cho da. Khi rửa mặt, hạn chế chà xát mạnh, hãy vỗ nhẹ cho da khô hoặc dùng khăn bông sạch thấm nhẹ nhàng. Tuyệt đối không đưa tay lên mặt gãi vì có thể làm cho các nốt mụn vỡ ra tiết dịch vàng làm gia tăng cảm giác ngứa rát.
4. Lựa chọn sản phẩm điều trị thích hợp
Để giảm bớt các dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ, bạn cần ngưng sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần dễ gây kích ứng cho da như acid ở nồng độ cao (peel da), hydroquinone,…. Đồng thời ngưng sử dụng tất cả mỹ phẩm vào thời điểm hiện tại để thay đổi sản phẩm điều trị thích hợp cho tình trạng da nhiễm corticoid. Ưu tiên sản phẩm chứa thành phần phục hồi: vitamin B5, cúc La Mã, Rau má,….
Tóm lại, sớm nhận biết các dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ giúp bạn có hướng điều trị tốt và phục hồi da trước khi chuyển nặng. Hi vọng bài viết trên cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích trong quá trình “chiến đấu” với bệnh lý khó nhằn này.
Tìm hiểu thêm: Ưu – Nhược Của Các Cách Điều Trị Khi Da Bị Nhiễm Corticoid
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com