Trong cộng đồng làm đẹp và yêu skincare, chắc hẳn đã quen thuộc với từ khoá hot-hit “Corticoid“. Chuỗi hậu quả liên tiếp nối dài, da bị nhiễm độc corticoid còn để lại nhiều di chứng và hệ luỵ nặng nề. Đến hiện tại năm 2022, những cảnh báo về corticoid không còn trên mặt báo nữa. Nó thực sự là mặt trái kinh hoàng trong cuộc cách mạng khoa học về làn da. Tuy vậy, da bị nhiễm độc corticoid hoàn toàn có thể “hồi sinh” được! Để đi tìm lời giải thoả đáng cho khẳng định này, cùng Physiodermie bóc tách từng bí quyết trong bài viết sau đây nhé!
Đọc thêm: Bỏ túi cách nhận biết da nhiễm Corticoid chính xác nhất
1. Sơ lược về di chứng từ da bị nhiễm độc corticoid
Có thể chúng ta đã nghe nhiều về khái niệm, thuật ngữ về thành phần corticoid trong y khoa. Để tóm tắt đơn giản nhất thì corticoid là một loại thuốc kháng viêm được bác sĩ hướng dẫn, kê đơn. Trong làm đẹp, corticoid là chất bị cấm hoàn toàn tại thị trường Việt Nam vì đặc tính tác động mạnh mẽ và khó kiểm soát. Tuy nhiên, để trục lợi mà nhiều nhà sản xuất vẫn bất chấp quy định sản xuất lan tràn các chế phẩm “pha-ke” kem trộn gắn mác trắng da, 5-in-1, kem kích trắng,…
Di chứng da bị nhiễm độc corticoid từ nhẹ đến nặng do corticoid gây ra có thể kể đến hàng trăm, hàng nghìn trường hợp. Sau đây là 3 di chứng điển hình:
- Da bị bào mỏng, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Người dùng corticoid lâu năm bị nổi mao mạch, nám thậm chí ung thư da.
- Viêm da: Da có hiện tượng đỏ, thậm chí bong tróc, dễ nổi mụn và tình trang mụn tái đi tái lại nhiều lần. Hiện tượng này do corticoid ức chế hệ miễn dịch khiến sức đề kháng của da giảm đi.
- Gây nghiện: Lúc đầu sử dụng thì làn da rất đẹp do tác dụng lột tẩy lớp sừng cấp tốc. Khi ngưng sử dụng thì da sẽ kích ứng dữ dội.
2. Các bước “hồi sinh” da bị nhiễm độc corticoid
Da bị nhiễm độc corticoid tuy có cách điều trị nhưng mức độ phục hồi của da còn phụ thuộc vào sức khỏe cũng như tình trạng da của từng người. Hơn thế, người bệnh phải rất kiên trì và cẩn trọng. Bệnh sẽ có thể chữa trị hoàn toàn nếu được phát hiện từ sớm và người bệnh thực hiện đúng theo quy trình chữa trị. 3 bước gợi ý từ Physiodermie sau đây sẽ mở ra nhiều thông tin cho bạn đấy:
Bước 1: Giãn liều/hạ liều và ngưng dần các sản phẩm chứa corticoid:
Đây được đánh giá là bước khó khăn và cần tâm lý vững nhất. Giai đoạn này được tạm gọi là bước “cai nghiện” corticoid. Việc giãn liều/hạ liều giúp da không bị sốc sau một thời gian dài da “không thể sống thiếu” corticoid, nghe có vẻ nghiêm túc đúng không nào?
Một số lưu ý trong quá trình “cai nghiện”:
- Giãn tần suất sử dụng: Bắt đầu giảm tần suất sử dụng xuống 3/4, sau đó là ½ so với bạn đầu. Tức là thay vì sử dụng corticoid bôi 2 lần/ngày thì giảm xuống còn 1 lần/ngày. Sau đó, cứ cách 1 ngày bôi 1 lần. Dần dần, giảm còn 2 lần/tuần, 1 lần/tuần rồi ngừng hẳn.
- Giảm liều lượng bôi: Song song với việc giãn cách tần suất sử dụng, bạn có thể giảm dần dần liều lượng corticoid dạng bôi. Ví dụ ban đầu từ liều lượng tương đương hạt đậu, giảm còn 1/2,1/4 hạt đậu,…
- Đối với thuốc uống chứa corticoid, áp dụng quy tắc giãn tần suất và hạ liều như dạng bôi. Tuy nhiên, cần tham khảo chỉ dẫn trực tiếp của bác sĩ về cụ thể nồng độ, liều lượng.
- Thời gian “nghiện” corticoid càng lâu thì thời gian “cai nghiện” càng dài.
- Kết hợp ăn uống đủ chất và xây dựng chu trình dưỡng da hồi phục an toàn.
Bước 2: Thải độc
Corticoid là chất có thể thẩm thấu xuyên qua cả tầng hạ bì, thậm chí vào mao mạch máu. Thời gian sử dụng corticoid càng lâu thì chất độc sẽ tích tụ nồng độ càng cao. Để loại bỏ được độc tố khi da bị nhiễm độc corticoid, bệnh nhân nên thực hiện nhiều phương pháp trong – ngoài kết hợp.
Xem thêm: 3 Cách thải độc da nhiễm Corticoid chuẩn chuyên gia
Tips thải độc corticoid tham khảo:
- Từ bên trong: Thông qua một số phương pháp như xông hơi, uống nước thảo dược trà xanh, trà hoa cúc, rau má, rau diếp cá,…
- Từ bên ngoài:
– Xông mặt với trà xanh, tía tô (2 lần/tuần): Biện pháp này nhằm giúp lỗ chân lông thông thoáng, đào thải độc tố tích tụ sâu từ sâu bên trong.
– Sử dụng mặt nạ cung cấp oxy và thải độc: PhysioMask Global từ Methode Physiodermie là một gợi ý sáng giá. Sản phẩm chứa chiết xuất tinh dầu thiên nhiên và hợp chất PCbG độc quyền. Hiệu quả all-in-one tích hợp các chức năng: Thải độc làm sáng da, cân bằng dưỡng ẩm và tăng cường đề kháng da.
Bước 3: Điều trị và phục hồi da
Một khi da đã vướng vào corticoid thì ít nhiều da cũng đã tổn thương hàng rào bảo vệ tự nhiên (skin barrier). Tuân theo routine phục hồi an toàn và kiên trì điều trị là kim chỉ nam để da được phục hồi tốt nhất.
4 ghi nhớ sau đây là tiêu chuẩn hoàn chỉnh của một routine ĐIỀU TRỊ VÀ PHỤC HỒI da bị nhiễm corticoid:
a) Làm sạch:
Đây là ghi nhớ đầu tiên và quan trọng nhất. Da sạch sẽ là tiền đề tốt bảo vệ khỏi sự tấn công của hệ vi khuẩn/nấm/virut. Với trường hợp nặng, da có nhiều ổ viêm mủ, bạn nên dùng các loại sữa rửa mặt thật dịu nhẹ, không chứa xà phòng.
Tham khảo: Sữa rửa mặt tẩy trang 3 trong 1 Deep Cleansing Milk
* Lưu ý: Không dùng nước muối sinh lý trên nền da nhiễm corticoid nặng vì sẽ gây khô da và bắt nắng. Không sử dụng máy rửa mặt hoặc lực tay quá mạnh sẽ gây tổn thương da nặng hơn.
b) Điều trị:
Từng cấp độ nhiễm độc cần tương thích với một cách điều trị da nhiễm corticoid chuyên biệt. Đây là giai đoạn bạn cần tìm kiếm một chuyên gia/bác sĩ đồng hành. Tham khảo liệu trình điều trị từ Physiodermie:
c) Phục hồi:
Để phục hồi làn da việc dưỡng ẩm rất quan trọng. Da đủ ẩm sẽ cân bằng lượng dầu và nước cần có trên bề mặt, bảo vệ da khỏi những tác động của môi trường. Đáp ứng đúng tiêu chí này làn da sẽ nhanh chóng được phục hồi, cải thiện độ đàn hồi và mịn màng vốn có.
d) Bảo vệ:
Đây là bước chốt hạ cuối cùng cần có cho một làn da thương sâu do da bị nhiễm độc corticoid. Vâng, có thể bạn đã biết đó không xa lạ gì, chính là kem chống nắng. Sử dụng kem chống nắng mọi lúc mọi nơi và nhớ thoa lại trong ngày là lưu ý quan trọng đấy.
Cái gì cũng có giá của nó, “easy come, easy go”, đẹp nhanh kèm theo nhiều rủi ro. Và không có cái gì là không thể cứu vãn, nhất là biết dừng lại kịp thời. Giữ vững triết lý chăm sóc da khoa học, bền vững, lắng nghe làn da là thông điệp mà Physiodermie luôn muốn truyền tải tới khách hàng của mình, nhất là những khách hàng có niềm tin và yêu cái đẹp.
Tìm hiểu thêm: 13 Điều bạn cần biết về Demodex – Cách điều trị, chăm sóc và phòng tránh hiệu quả
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com