Theo thời gian, làn da không còn giữ được độ căng bóng, mịn màng và săn chắc như lúc tuổi còn mới đôi mươi. Các vấn đề như sạm da, xỉn màu, nếp nhăn lần lượt hình thành. Hiểu được các nguyên nhân khiến da sạm đen dưới đây giúp bạn có cách ngăn chặn và phòng ngừa hiệu quả.
Xem thêm: Tại sao gan thải độc qua da là nguyên nhân gây nên mụn?
Biểu hiện của sạm da
Sạm da là tình trạng xuất hiện các vết thâm, đốm nâu hoặc các mảng da xỉn màu khiến cho nền da trở nên kém sắc. Melanin chính là yếu tố quyết định chính của tình trạng này. Bằng nhiều nguyên nhân khác nhau từ bên trong lẫn bên ngoài, melanin được kích thích sản sinh nhiều hơn bởi tế bào tạo sắc tố Melanocytes phân bổ ở lớp đáy của tầng thượng bì. Điều này vô tình dẫn đến sự hình thành của các điểm hoặc mảng da sẫm màu.
Tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng tình trạng da sạm đen lại gây mất thẩm mỹ trên gương mặt và khiến làn da trông kém sắc, xỉn màu. Từ đó gây mất tự tin cho chị em phụ nữ khi giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là các nguyên nhân kích thích melanin sản sinh gây ra nám sạm? Cùng tìm hiểu ngay 6 nguyên nhân khiến da sạm đen để có các phòng ngừa và khắc phục kịp thời nhé!
6 Nguyên nhân khiến da sạm đen
1. Tác động của tia UV
Bạn đang thắc mắc nguyên nhân khiến da sạm đen xuất phát từ đâu? Tia UV trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất. Trong ánh năng mặt trời có chứa tia UVA và UVB. Da sau khi tiếp xúc thì quá trình hình thành hắc sắc tố sẽ được kích thích bởi các tế bào sừng và nguyên bào sợi.
Lúc này, sự tăng sinh của melanin dưới da hay còn gọi là tăng sắc tố sẽ làm da bị sạm đen, xuất hiện các đốm sậm màu. Bên cạnh đó, tia UV còn phá hủy collagen khiến cấu trúc da bị hư hỏng, mất đàn hồi dẫn đến lão hóa sớm. Vậy nên, sử dụng kem chống nắng chính là bước đầu tiên của quá trình đẩy lùi lão hóa da!!!
2. Mất cân bằng nội tiết tố
Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể hay còn gọi là mất cân bằng hormone xảy ra vào giai đoạn dậy thì, thời kì mang thai hoặc tiền mãn kinh. Tình trạng mất cân bằng này gây ảnh hưởng đến da do nồng độ estrogen giảm và tỷ lệ testosterone tăng lên. Vì thế, các giai đoạn trên là lúc da mặt dễ gặp tình trạng sạm đen, xỉn màu, mụn trứng cá và đặc biệt là nám da.
Để cải thiện tình trạng mất cân bằng này, ngoài duy trì chế độ ăn uống đủ chất bạn có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng chứa thành phần giúp cân bằng nội tiết như tinh dầu hoa anh thảo, mầm đậu nành,…
3. Sự tích tụ của tế bào chết
Một nguyên nhân khá phổ biến khiến da bị sạm đen nữa là sự tích tụ của tế bào chết lâu ngày không được loại bỏ. Tế bào chết là một quá trình tự nhiên của làn da, khi các tế bào già cỗi được thay thế bởi các tế bào mới sản sinh. Việc bỏ qua không thực hiện quá trình này khiến cho tế bào chết tích tụ lâu ngày trên da gây bít tắc lỗ chân lông, đẩy lên bề mặt làm cho nền da sần sùi. Điều này sẽ dẫn đến mụn và tình trạng tăng sắc tố sau viêm khiến các vùng da trở nên sậm màu, không đều màu.
Hơn nữa, tế bào chết tích tụ khiến da bạn khó hấp thụ các sản phẩm chăm sóc da và giúp chúng phát huy được hết công dụng của mình. Vì thế, tẩy tế bào chết đúng quy trình và đều đặn 1 – 2 lần/ tuần chính là cách tốt nhất để giữ cho làn da sạch khỏe, hạn chế các vấn đề da khác như mụn, sạm đen. Bên cạnh đó, lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với làn da cũng vô cùng quan trọng.
Tham khảo ngay: Tẩy tế bào chết mặt cho da nhạy cảm được ưa chuộng nhất 2022
4. Lối sống, sinh hoạt không lành mạnh
Lối sống và sinh hoạt là 2 yếu tố không chỉ liên quan mật thiết đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến là da. Một trong những nguyên nhân khiến da sạm đen, xỉn màu xuất phát từ những thói quen xấu sau:
- Không ngủ đủ giấc: thức khuya và ngủ không đủ 8 tiếng một ngày khiến quá trình tái tạo da không có đủ thời gian để tự sửa chữa và phục hồi gây ra các vấn đề da như mụn, da xỉn màu dẫn đến sạm đen.
- Stress: căng thẳng quá mức có thể làm gia tăng cortisol – một loại hormone “stress” làm ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông đến da và quá trình tự sửa chữa khiến da gặp các vấn đề như sạm đen.
- Chế độ ăn không lành mạnh: việc tiêu thụ quá nhiều các chất kích thích như rượu, bia,… các chất béo không lành mạnh, ăn nhiều đường và không bổ sung các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin trong các loại rau củ… có thể khiến da bạn xỉn màu hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng da sạm đen.
5. Lạm dụng mỹ phẩm kém chất lượng
Việc làm dụng mỹ phẩm chăm sóc da đặc biệt là các mỹ phẩm kém chất lượng chứa corticoid, lưu huỳnh, hydroquinone với nồng độ cao là nguyên nhân khiến da nhanh chóng bị sạm đen do nhiễm corticoid. Khi sử dụng trong thời gian dài, các mỹ phẩm này làm da bị tổn thương hàng rào bảo vệ nghiêm trọng, da bị mỏng đi dẫn đến dễ bắt nắng khi tiếp xúc với tia UV. Hơn nữa chúng còn kích thích hình thành các hắc sắc tố melanin mạnh mẽ trên da gây sạm đen nhanh chóng.
Da sạm đen và xỉn màu là tình trạng khá phổ biến ở mọi độ tuổi và không chỉ riêng ở phụ nữ. Chúng ta đều có khả năng gặp phải nếu không duy trì những thói quen sinh hoạt tốt hoặc cách chăm sóc da phù hợp. Vì thế, để ngăn chặn cũng như khắc phục vấn đề này triệt để bạn cần nắm được các nguyên nhân gây nên để bảo vệ và chăm sóc da tốt hơn.
Cập nhật tin tức mới nhất về Chống lão hóa da, gìn giữ mãi vẻ đẹp thanh xuân!!!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com