Rối loạn sắc tố da có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi đề cập về các vấn đề liên quan đến sắc tố. Để có thể trả lời câu hỏi này chúng ta cần tìm hiểu sơ lược về sắc tố da và các dạng rối loạn sắc tố thường gặp ngay ở bài viết dưới đây!
Xem thêm: Vì sao da bị tăng sắc tố sau peel?
Sơ lược về sắc tố da
Sắc tố melanin là sắc tố được tạo ra trong tế bào sắc tố ở đáy của lớp thượng bì. Giai đoạn tổng hợp melanin gốm 3 giai đoạn:
- Đầu tiên, enzyme Tysorinase chuyển một acid amin là Tysosine thành DOPA.
- Phản ứng hóa học thứ hai là chuyển DOPA thành Dopaquinone.
- Thứ 3 là chuyển Dopaquinone thành một trong 2 dạng melanin là: Phaeo-melanin và EU-melanin.
Do đó màu da của bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng loại sắc tố melanin xuất hiện trên da mỗi người. Phaeo-melanin và EU-melanin ở từng cá nhân sẽ có tỷ lệ khác nhau, trong đó:
- Eumelanin: Là sắc tố có màu đen hoặc nâu sẫm, thường được tìm thấy ở những người có da xỉn màu và có tác dụng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
- Phaeomelanin: Là sắc tố có màu nâu đỏ, thường xuất hiện ở người có làn da trắng hoặc tóc đỏ. Tuy nhiên, loại melanin này không có tác dụng bảo vệ chống lại tia UV. Ngược lại, sự tổng hợp của loại sắc tố này sẽ tạo ra các gốc tự do tấn công da.
Rối loạn sắc tố da có nguy hiểm không?
Rối loạn sắc tố da có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng rối loạn sắc tố da nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất thẩm mỹ trên gương mặt. Rối loạn sắc tố da biểu hiện trên da mặt dưới 2 dạng: tăng sắc tố và giảm sắc tố. Tăng sắc tố bao gồm: nám da, tàn nhang, đồi mồi,.. giảm sắc tố bao gồm bạch tạng, bạch biến.
1. Tăng sắc tố da
Tăng sắc tố da là tình trạng sắc tố melanin sản sinh quá mức tại những vùng da nhất định làm xuất hiện các đốm nâu sậm màu trên da như nám sạm, tàn nhang và đồi mồi. Các đốm nâu sậm màu này có thể nhận thấy rõ tại những vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như da mặt, da cổ, vùng cánh tay,…
Các đốm tăng sắc tố da này xuất hiện với mức độ từ nhạt đến đậm màu, nhỏ đến to và mọc rời rạc hoặc thành cụm với nhau.
- Nám da: Nám da là một dạng tăng sắc tố thường gặp ở phụ nữ trong thời kì mang thai, sau sinh. Khi đó, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi dẫn đến rối loạn sắc tố da. Melanin được sản sinh quá mức trên da tạo ra những mảng nám, đốm nám phân bổ chủ yếu ở vùng hai bên má. Nám da có thể nằm ở tầng thượng bì, trung hoặc hạ bì của da.
- Tàn nhang: tàn nhang xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên mặt. Tàn nhang tồn tại với đa dạng màu sắc, có thể là vàng sậm, nâu hoặc đen và có thể nhìn thấy rõ rệt bằng mắt thường so với các vùng da xung quanh khác. Tàn nhang dễ xuất hiện ở người có làn da mỏng và tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
- Nhiều người thường nhầm lẫn tàn nhang với ung thư da vì có dấu hiệu tương tự vì vậy khi có các biểu hiện tàn nhang như xuất hiện các đốm nâu có màu sắc bất thường các bạn nên đi khám bác sĩ da liễu luôn.
- Đồi mồi: đồi mồi thường xuất hiện rải rác và gặp phải nhiều ở những người ở độ tuổi ngoài 50. Các đốm đồi mồi thường có màu nâu hoặc đen, với kích cỡ không đều nhau.
2. Giảm sắc tố da
Giảm sắc tố da là hiện tượng sụt giảm lượng Melanin trong cơ thể khiến làn da của bạn phần nào mất đi màu sắc. Giảm sắc tố da thường được biểu hiện bằng những mảng nhạt màu hoặc mất màu so với những vùng da bình thường khác.
- Bạch tạng: Bạch tạng xảy ra khi cơ thể mất đi 1 loại enzyme sản xuất sắc tố melanin. Ngoài ra, trong cơ thể người mắc bệnh bạch tạng thường xuất hiện 1 gen bất thường khiến cho cơ thể hạn chế khả năng sản xuất melanin. Sự thiếu hụt sắc tố melanin khiến cho người bị bạch tạng có màu tóc, màu da và mắt nhạt hoặc không màu.
- Bạch biến: Bạch biến là tình trạng giảm sắc tố da làm cho những vùng da bị mất màu theo từng mảng. Bạch biến là một trong những tình trạng rối loạn tự miễn dịch trong đó các tế bào sản xuất sắc tố bị tổn thương. Biểu hiện của bạch biến là các mảng trắng xuất hiện loang lổ trên da và phân bổ khắp cơ thể. Thông thường bạch biến không gây nguy hại đến làn da nhưng đôi khi có liên quan đến bệnh về tuyến giáp. Vì thế, khi có những biểu hiện bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Rối loạn sắc tố da có nguy hiểm không? Mặc dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làn da nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt khiến chị em tự ti khi giao tiếp. Vì thế, áp dụng các phương pháp phòng ngừa và điều trị rối loạn sắc tố kịp thời là cách tốt nhất để duy trì một làn da sáng khỏe!
Đọc ngay: Tăng sắc tố sau viêm – Nguyên nhân & phương pháp điều trị
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com