Hầu như ai cũng sẽ gặp mụn 1 lần trong đời. Tùy cơ địa và cách chăm sóc da của mỗi người mà thời gian “vị khách không mời mà đến” này ở cùng bạn lâu hay vội. Với làn da bị mụn, bạn phải có cách chăm sóc thật khoa học để đảm bảo chúng nhanh chóng biến mất và đặc biệt là không tái phát hay để lại hậu quả gì nặng nề: thâm, sẹo rỗ, tăng sắc tố. Vậy chăm sóc da khi bị mụn như thế nào để đảm bảo hiệu quả? Hãy cùng Physiodermie khám phá nhé!
Những dấu hiệu nhận biết khi da bị mụn
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở người da nhờn với các comedones (nhân đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt, đôi khi ở cổ, vai, ngực và lưng. Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ. Mụn có thể khiến tâm lí căng thẳng, khó chịu kéo dài đồng thời có thể dẫn đến vết thâm hoặc để lại sẹo.
1. Sự tăng tiết bã nhờn
Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như Hormon, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền. Một số bệnh khác liên quan đến sự xáo trộn quá trình tiết bã nhờn: Viêm da tiết bã, viêm nang lông…
2. Sự tăng sừng
Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của da) dày lên khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn.
Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ở gần bề mặt da.
3. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật
Một số vi khuẩn sống trên da một cách vô hại (P. Acnes) phát triển mạnh mẽ lên và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang.
4. Sự viêm nhiễm
Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Một số trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.
5. Một số yếu tố khác liên quan đến sự xuất hiện mụn hoặc làm bệnh nặng thêm
– Lạm dụng mỹ phẩm và thuốc bôi, đặc biệt các sản phẩm có chứa Corticoid
– Lạm dụng các thuốc đường dùng toàn thân đặc biệt là Corticoid
– Ăn uống: chế độ ăn quá nhiều đường, bột (carbon hydrat), sữa bò và các sản phẩm từ sữa, hút thuốc lá…
Các bước chăm sóc da khi bị mụn
Để chăm sóc tốt cho làn da bị mụn, trước tiên các bạn cần tuân thủ cách bước chăm sóc da cơ bản như sau:
1. Rửa mặt
Rửa mặt, nghe có vẻ đơn giản, nhưng liệu bạn đã thực hiện đúng cách? Rửa mặt là một trong những bước quan trọng trong chăm sóc da. Những làn da bị mụn thông thường thuộc nhóm da dầu. Với những làn da này, bạn nên sử dụng thêm sửa rửa mặt dành cho da mụn như Actinyl No.3 – Sữa rửa mặt cho da mụn (70ml) dạng bọt tạo sẵn, chai có đầu xịt dùng cho mọi loại da, đặc biệt thích hợp cho da nhạy cảm, da mụn để vệ sinh và làm sạch sâu hơn.
Ưu việt của Actinyl No3 so với các dòng sản phẩm tương tự là có khả năng làm sạch sâu, loại bỏ dầu nhờn dư thừa trên da mà không hề làm khô da. Chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên: Amino acid từ táo, cây phỉ, tinh dầu oải hương, xô thơm là chìa khóa tạo nên sự khác biệt, chăm sóc da một cách lành tính, không chứa xút tạo bọt gây khô da.Ngay khi quá trình điều tiết bả nhờn được kiểm soát thì da bạn sẽ bớt mụn trông thấy, mụn sẽ không mọc thêm.
2. Tẩy tế bào chết
Rất nhiều bạn bỏ qua cách này khi chăm sóc da vì nghĩ da mụn không nên tẩy tế bào chết. Tuy nhiên tế bào chết là nguyên nhân khiến cho lỗ chân lông bị bít tắt, đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến mụn. Theo như nghiên cứu, mỗi ngày làn da sẽ sản xuất ra khoảng 5 tỷ tế bào mới, những loại tế bào cũ sẽ bong tróc ra ngoài. Tuy nhiên nếu như chúng không bong tróc, làn da bạn trở nên thô ráp, xỉn màu, da bạn sẽ xuất hiện lớp sừng, khiến bụi bẩn dễ bám vào hơn. Đó chính là lý do da dễ xuất hiện mụn. Vì vậy bạn nên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần để đảm bảo làn da luôn thông thoáng và sạch sẽ. Trên thị trường có rất nhiều loại tẩy tế bào chết cho mặt tuy nhiên xét về cả hiệu quả đạt được và cơ chế hoạt động của sản phẩm thì Tẩy tế bào chết sinh học là phương pháp ưu việt nhất, vừa giải quyết tế bào chết vừa không làm cho da bị “sốc” như phương pháp hóa học hay cơ học.
3. Dùng kem chống nắng
Ánh nắng là một trong những nguyên nhân hủy hoại làn da một cách mạnh mẽ nhất. Tia UVA trong ánh nắng có bước sóng 400-315nm. Tia này là tia tấn công qua lớp hạ bình của da và rất dễ xuyên qua những lớp váy áo mỏng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên: mụn, viêm da, ung thư da. Việc sử dụng kem chống nắng không chỉ giúp da chống được tia UV trong ánh nắng mặt trời mà còn giúp chăm sóc da khi bị mụn, ngăn ngừa mụn và cản trở quá trình lão hóa da.
4. Dưỡng ẩm
Da mụn thường là loại da dầu. Da dầu là kết quả của việc mất cân bằng độ ẩm da. Vậy nên việc dưỡng ẩm là ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc da để hạn chế tình trạng nổi mụn. Khi da được cấp ẩm đủ làn da sẽ khỏe mạnh, tuyến dầu nhờn hoạt động mượt mà thì không phải tiết dầu quá mức gây bít lỗ chân lông -tác nhân trực tiếp gây mụn. Lưu ý: Bạn nên sử dụng loại kem dưỡng ẩm cấp nước Hydro Control Emulsion dành cho riêng da dầu mụn để có hiệu quả chăm sóc da tốt nhất. Ngoài ra, các phương pháp chăm sóc da từ thiên nhiên cũng là một phương án đơn giãn, tiết kiệm và tương đối hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay lập tức.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com