Ngày xưa, vẻ đẹp của một người phụ nữ thường được đánh giá bởi nét đẹp tiềm ẩn nơi tâm hồn. Ngày nay, sự kết hợp giữa nét đẹp bên trong và vẻ đẹp bên ngoài tạo nên “khí chất” của người phụ nữ thời hiện đại. Trang điểm không còn là một nhu cầu hay thói quen mà nó trở thành một xu hướng làm đẹp. Khi trang điểm cho da mặt, phái đẹp quan tâm nhiều đến một lớp nền hoàn hảo nhưng vẫn mang tính chất dưỡng da. Vậy kem nền là gì? Kem nền khác kem lót như thế nào? Đâu mới là lựa chọn hoàn hảo cho làn da bạn? Trong bài viết này, Physiodermie sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin xung quanh ! Kéo xuống để đọc tiếp nhé ^^
Kem nền là gì?
Kem nền (foundation) là một loại mỹ phẩm sử dụng để che đi những khuyết điểm nhỏ trên khuôn mặt tạo nên một lớp trang điểm hoàn hảo cho da mặt. Lớp nền đó tạo cho da mặt độ mịn màng và tươi sáng giúp làn da bạn như “khoác” lên mình một chiếc áo mới. Foundation là bước đầu tiên tạo độ mịn màng cho các bước make up tiếp theo. Cùng có công dụng là tạo một lớp lót nền, vậy kem nền khác kem lót ở điểm nào?
Kem nền khác kem lót như thế nào?
Kết cấu
Kem nền có kết cấu đặc và thường có nhiều tông màu phù hợp với từng loại da. Kem lót thường có kết cấu lỏng hơn và không có màu.
Công dụng
Kem nền sẽ che đi những khuyết điểm trên khuôn mặt, che phủ các lỗ chân lông và các vết thâm nhỏ, nâng tông da nhẹ và tạo ra một làn da mịn màng không tì vết.
Kem lót như một lớp màng bảo vệ giữa lớp dưỡng và lớp make up giúp che đi các lỗ chân lông to và tạo ra độ mịn màng tự nhiên cho làn da. Kem lót sẽ không mang lại hiệu quả che khuyết điểm như kem nền.
Mục đích sử dụng
Tùy thuộc vào da mặt của mỗi người và nhu cầu sử dụng để lựa chọn kem lót hay kem nền làm lớp đệm cho các bước tiếp theo.
Thường sử dụng khi da có kha khá các khuyết điểm còn kem lót mang lại sự tự nhiên cho làn da. Vì kem nền có kết cấu đặc và thường có nhiều tông màu nên nó được sử dụng khi bạn muốn có một lớp trang điểm hoàn hảo. Kem lót có kết cấu lỏng và không màu nên nó được sử dụng khi bạn muốn có một lớp lót mỏng mịn tự nhiên ở trên da.
Xem thêm: Điểm danh 5 hãng dược mỹ phẩm cao cấp nhất hiện nay
Phân loại kem nền (Foundation)
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại kem nền phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau. Mỗi người thường sở hữu một làn da khác nhau và có những vấn đề khác nhau. Nhưng nhìn chung, xu hướng hiện nay của chị em phụ nữ là “đẹp” nhưng phải “an toàn”. Một số cô gái với tính chất công việc phải make up và để lớp make up tồn tại trên mặt suốt 9 giờ đồng hồ làm việc ban ngày. Mỹ phẩm trang điểm nói riêng thường chứa các thành phần bảo quản, các chất tạo màu, tạo mùi để tương ứng với công dụng của nó là tạo nên vẻ bề ngoài hoàn hảo cho làn da. Một số thành phần có trong mỹ phẩm trang điểm đặc biệt là kem nền như: Mineral oil (dầu khoáng), Polyethylen (chất vận chuyển và nhũ hóa), Paraben (chất bảo quản)… có những tác dụng phụ và gây hại vô cùng nghiêm trọng đối với làn da, đặc biệt là da nhạy cảm. Vì thế, hãy lắng nghe làn da và trang bị đầy đủ kiến thức trước khi chọn mỹ phẩm trang điểm cho mình nhé các cô gái.
Dựa trên đặc tính của từng loại sản phẩm, để phân loại kem nền chúng ta chia ra thành 3 loại:
Kem nền (Foundation)
Kem nền thuần là một loại foundation giúp che đi những khuyết điểm và tạo lớp nền hoàn hảo cho làn da. Foundation thuần thường mang đặc tính của 1 loại mỹ phẩm make up cho da mặt và không có tác dụng nuôi dưỡng làn da.
Kem nền có dưỡng
Kem nền có dưỡng thực chất là một loại foundation nhưng có thêm nhiều các thành phần dưỡng da. Kem nền có dưỡng thường có kết cấu lỏng hơn một chút so với foundation thuần. Ngoài các thành phần tạo màu và che phủ cho làn da thì chúng có thêm thành phần Hydrate – chất dưỡng ẩm. Kem nền có dưỡng là kem nền trang điểm đồng thời dưỡng ẩm cho làn da không bị khô trong suốt thời gian sử dụng. Tạo ra một lớp nền căng mướt và mịn màng không bị cakey như một số loại kem nền thuần có tính kiềm dầu quá cao.
Kem dưỡng có nền
Kem dưỡng có nền là một loại kem dưỡng nhưng có thêm tác dụng che phủ tạo lớp nên tự nhiên cho làn da. Kem dưỡng có nền là một lựa chọn lý tưởng cho các cô nàng có làn da nhạy cảm đang cần 1 lớp nền che được khuyết điểm nhưng an toàn và lành tính với làn da. Kem dưỡng có nền thường có kết cấu lỏng như kem dưỡng. Thành phần chủ yếu trong sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên như tảo xanh, phức hợp khoáng sinh học và có thêm thành phần tạo màu để đảm bảo được độ che phủ của lớp nền. Kem dưỡng có nền là loại kem nuôi dưỡng làn da đồng thời tạo lớp phủ tự nhiên thay thế make up.
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các sản phẩm kem có dưỡng nhưng hiếm có một hãng nào sản xuất kem dưỡng có nền. Dược mỹ phẩm thiên nhiên trị liệu Thụy Sĩ Methode Physiodermie tiên phong cho ra đời sản phẩm Kem dưỡng tạo lớp nền Sublimating Cream như một siêu phẩm làm đẹp đảm bảo tiêu chí “chăm sóc da hơn cả photoshop”.
Qua phân tích, bạn cũng có thể tự mình trả lời cho câu hỏi “Kem nền khác kem lót như thế nào?”. Một số bạn cũng thắc mắc Kem nền và kem che khuyết điểm giống hay khác nhau?
Kem dưỡng tạo lớp nền phủ tự nhiên Sublimating Cream
Kem dưỡng tạo lớp nền phủ tự nhiên Sublimating Cream không đơn thuần là kem dưỡng chống lão hóa. Với chiết xuất 3% từ tảo xanh, Sublimating Cream còn giúp se nhỏ lỗ chân lông và giảm các nếp nhăn hiệu quả. Bảng thành phần sáng giá của sản phẩm bao gồm:
- Tảo xanh 3%, tảo nâu
- Trà xanh và nho đỏ giàu polyphenol và flavonoid
- Rễ cây khoai mỡ
- Dầu lúa mạch và lupin
- Betaglucan
- Phức hợp khoáng sinh học
- Peptide chống lão hóa
- Thành phần tạo màu
- Tảo xanh trong sản phẩm chứa đến 3% có khả năng tổng hợp Amino-Acids giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do. Dựa trên thử nghiệm thực tế, da sẽ trở nên mềm mịn chỉ sau 21 ngày sử dụng.
- Tảo nâu, trà xanh cùng nho đỏ giàu polyphenol và flavonoid có tác dụng dưỡng ẩm và tăng độ đàn hồi cho làn da.
- Hợp chất betaglucan từ chiết xuất men sinh học giúp tăng cường khả năng phòng vệ của da, bảo vệ lớp màng ngoài cùng của da – Hydrolipid luôn khỏe mạnh, giúp da căng bóng sáng khỏe.
- Khả năng che khuyết điểm, tạo nền da sáng mịn thay thế make-up đến từ thành phần tạo màu hiệu ứng ngọc trai giúp tạo nền da sáng, đồng màu tự nhiên mà không trắng bệt. Kem dưỡng giúp tạo nên 1 lớp nền phủ che khuyết điểm, làm mở các nếp nhăn nhỏ và sắc tố không đồng màu. Mang lại một lớp nền sáng, mịn mướt và ẩm mượt tự nhiên nhờ bảng thành phần chiết xuất chủ yếu từ thiên nhiên an toàn và lành tính trên làn da nhạy cảm nhất.
- Đặc biệt Sublimating Cream chứa thành phần Phytosterol tự nhiên từ đầu nành và khoai mỡ giúp cân bằng nội tiết tố trên da, đặc biệt rất rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh. Phytosterol giúp bù đắp sự thiếu hụt hóc môn nữ và thay đổi nội tiết ở trên da đáng kể.
Với 70% thành phần dưỡng và 30% thành phần tạo màu, Sublimating Cream thuộc dòng kem dưỡng có nền che phủ nằm trong phân khúc kem dưỡng da của Physiodermie chứ không phải là kem thuần như foundation. Nếu bạn là cô nàng có làn da nhạy cảm cần một lớp dưỡng nhẹ che phủ tự nhiên thì Sublimating Cream là lựa chọn hoàn hảo vừa nuôi dưỡng chống lão hóa sâu bên trong vừa thay thế các sản phẩm make up chứa các thành phần gây hại cho làn da. Sublimating Cream – “Chăm sóc da hơn cả photoshop!”
Các bước make up cơ bản
Bước 1: Thoa kem dưỡng ẩm. Bất kể có make up hay không, bạn luôn phải thoa kem dưỡng ẩm trước tiên rồi mới tiến hành các bước khác.
Bước 2: Bôi kem chống nắng
Bước 3: Kem lót. Kem lót là lớp bảo vệ ngăn giữa lớp dưỡng và lớp nền. Thoa một lớp mỏng kem lót để tạo lớp đệm mịn màng cho lớp nền tiếp theo.
Bước 4: Kem nền/CC Cream/BB Cream/Cushion. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng cần một lớp nền tự nhiên mỏng mịn hay lì mịn hoàn hảo chúng ta chọn 1 sản phẩm đánh nền khác nhau. Đối với Kem nền/CC Cream/BB Cream có thể tán kem bằng mút hoặc pump thấm nước vắt khô. Đối với cushion/tension tán kem bằng mút chuyên dụng đi kèm theo sản phẩm. Tham khảo thêm Cách phân biệt các loại kem đánh nền phổ biến tại đây!
Bước 5: Phấn phủ. Dùng cọ chuyên đánh phấn phủ tán 1 lớp mỏng phấn phủ lên mặt để lớp nền trông lì mịn và bám lâu hơn.
Bước 6: Cuối cùng, xịt khoáng chuyên dụng để khóa lớp makeup lại đảm bảo chúng tồn tại trên gương mặt bạn suốt ngày dài.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com