Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần có ý kiến chỉ định và liều dùng của bác sĩ, đặc biệt là kháng sinh. Corticoid những năm gần đây được đưa vào mỹ phẩm để sử dụng như một “thần dược” cứu cánh cho mọi làn da. Tuy nhiên, sử dụng corticoid không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Đọc ngay bài viết để biết corticoid tác dụng phụ và cách khắc phục những tác hại chúng gây ra!
Corticoid là gì?
Corticoid có tên gọi đầy đủ là glucocorticoid. Trong cơ thể chúng ta có 2 corticoid thiên nhiên được tiết ra từ vỏ thượng thận gồm cortison và hydrocortison. Corticoid là một loại kháng sinh được dùng trong điều trị gồm các loại như: dexamethason (thường gọi nôm na là “đề xa”), prednison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon…
Corticoid được sử dụng để làm giảm các vùng bị viêm của cơ thể, làm giảm sưng, đỏ da, ngứa và dị ứng trầm trọng hoặc các vấn đề về da, hen suyễn hoặc viêm khớp. Công dụng đa năng của corticoid khiến nó trở thành một thần dược đối với sức khỏe và làn da nhưng những tác dụng phụ của nó lại nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Tìm hiểu thêm: Tổng Quan Các Thuốc Corticoid Dùng Trong Điều Trị
Corticoid tác dụng phụ
Đường uống
Corticoid khi dùng qua đường uống có khả năng gây ra những tác dụng phụ đáng kể nhất vì chúng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn. Như đã nói, thuốc có chứa corticoid là một loại kháng sinh có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Không ít người thường tự ý mua corticoid ở tiệm thuốc tây về sử dụng mà không có bất cứ chỉ định hay liều dùng cụ thể của bác sĩ. Việc dùng corticoid bừa bãi và quá liều có thể gây nên những tác dụng phụ như:
- Tăng nhãn áp
- Giữ nước, gây phù nề ở chân
- Huyết áp cao
- Ảnh hưởng đến trí nhớ, tâm trạng và hành vi của người sử dụng cụ thể như: giảm trí nhớ/mau quên, tâm trạng thay đổi thất thường, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến trầm cảm
- Tăng cân đột ngột, tích mỡ ở bụng, mặt, sau gáy
Đặc biệt, khi sử dụng trong thời gian quá dài, corticoid tác dụng phụ cực kì nghiêm trọng với sức khỏe, bao gồm:
- Gây đục thủy tinh thể ở mắt
- Loãng xương
- Nguy cơ nhiễm trùng cao
- Lượng đường trong máu cao
- Bào mòn da, vết thương lâu lành
Đường hít
Khi sử dụng corticoid dạng hít, thuốc có thể đi xuống khoang miệng và cổ họng của bạn thay vì qua phổi gây nên nấm miệng và khàn tiếng. Nếu bạn súc miệng bằng nước sau khi sử dụng corticoid dạng hít, bạn có thể tránh được các tác dụng phụ ở miệng và họng. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng các thuốc coricoid dạng hít có thể gây chậm phát triển ở trẻ em bị hen suyễn.
Đường tiêm
Corticoid đường tiêm có thể gây những tác dụng phụ tạm thời ở nơi tiêm như làm thay đổi màu sắc da, gây đỏ mặt, mất ngủ và đường máu cao. Các bác sĩ chỉ sử dụng corticoid dạng tiêm ở mức 3-4 đợt 1 năm, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân chứ không tiêm quá nhiều.
Corticoid bôi ngoài da
Corticoid được đưa vào các sản phẩm chăm sóc da với vô số tác dụng thần kì như trị mụn, làm trắng, dưỡng ẩm cho da căng bóng… Tuy nhiên tác dụng làm đẹp da tức thời của thuốc chứa corticoid chỉ ở trong thời gian ngắn và gây ra những tác dụng phụ không thể kiểm soát được sau một thời gian dài sử dụng. Nếu lạm dụng thuốc hay mỹ phẩm có chứa corticoid trong thời gian dài có thể khiến da bị bào mòn, sức đề kháng của da trở nên yếu và dễ kích ứng, mẩn đỏ, nghiêm trọng hơn là tình trạng mụn trứng cá xuất hiện “ồ ạt”.
Các tác hại của corticoid có thể kể đến như:
Viêm da kích ứng: gặp phải do sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid liên tục và quá lâu. Triệu chứng da nổi mẩn đỏ, đau rát, sần sùi và nổi rất nhiều mụn đặc biệt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Viêm da do tăng tiết nhờn: da sẽ giảm tiết nhờn mạnh do corticoid gây ức chế tuyến bã nhờn, làm giảm mụn đáng kể khi mới sử dụng. Tuy nhiên, dùng trong thời gian dài làm mất cân bằng tuyến bã nhờn của da, hậu quả là da càng tiết nhờn nhiều hơn, sinh ra các tình trạng mụn đầu đen, mụn cám, mụn mủ, mụn bọc,…
Viêm da giãn tĩnh mạch: da khi gặp tình trạng này tức là bạn đã sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid trong một thời gian quá dài, lên đến vài năm. Da lúc này đã bị viêm nặng, sần sùi, mụn mọc theo dề, sạm da, các mao mạch máu lộ rõ lên bề mặt da có thể nhìn rõ bằng mắt thường.
Viêm da demodex: da nhiễm Corticoid cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến viêm da demodex, khi đã nhiễm Corticoid sức đề kháng của da yếu đi hẳn, da bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn (lúc này hại khuẩn nhiều hơn). Đây là cơ hội để ký sinh trùng demodex sinh sôi và phát triển nhanh chóng trên da chúng ta.
Xem ngay: Giật Mình Hình Ảnh Da Nhiễm Corticoid
Cách khắc phục tác hại của corticoid
Xem ngay: Liệu trình phục hồi da nhiễm corticoid an toàn tại nhà
Sử dụng đúng liều lượng và theo đợt ngắt quãng: mỗi dạng corticoid có độ mạnh và thời gian tác dụng khác nhau. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc trong thời gian ngắn hay dài hạn, liều thấp thay hoặc hàng ngày.
Hãy lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp: Khi bạn đang dùng thuốc corticoid trong một thời gian dài hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục giúp bạn duy trì thể trạng và tăng cường sức mạnh của xương và cơ bắp.
Chuyển sang dùng corticoid dạng khác: Khi dùng corticoid dạng hít cho bệnh nhân hen suyễn để có thể tiếp xúc trực tiếp với bề mặt phổi thay vì dùng thuốc uống có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên toàn thân.
Thận trọng khi ngưng điều trị đột ngột: Nếu bạn đang uống corticoid trong một thời gian dài, tuyến thượng thận của bạn có thể tự sản xuất hóc môn corticoid tự nhiên. Để có thời gian cho tuyến thượng thận của bạn khôi phục lại chức năng này, bác sĩ có thể giảm liều lượng của bạn dần dần. Nếu liều lượng được giảm quá nhanh chóng, bạn có thể bị mệt mỏi, đau nhức cơ thể và chóng mặt.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nếu bạn đang sử dụng corticoid kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra và ngăn ngừa các tác dụng phụ.
Bổ sung thêm kiến thức về Corticoid tại Physiodermie.vn
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com