Tẩy tế bào chết là một trong những phương pháp chăm sóc da phổ biến được nhiều chị em áp dụng để có một làn da mịn màng trắng sáng. Thế nhưng, nếu không thực hiện đúng cách, tẩy tế bào chết có thể gây những tổn thương trên da, khiến da trở nên nhạy cảm hơn. Trong bài viết lần này, Physiodermie sẽ chia sẻ đến bạn quy trình tẩy tế bào chết đúng cách cho da mặt “chuẩn không cần chỉnh”.
Tẩy tế bào chết là gì?
Tẩy tế bào chết là loại bỏ các tế bào da chết ra khỏi cơ thể làm thông thoáng lỗ chân lông và tạo điều kiện cho da sản sinh tế bào mới. Các tế bào chết luôn tự bong tróc ra hàng ngày và được thay thế bởi các tế bào mới. Khi tế bào chết không được loại bỏ sẽ tồn tại trong lỗ chân lông, tích tụ lâu ngày khiến da bạn trở nên sần sùi, thiếu độ mịn màng. Da khi có quá nhiều tế bào chết không được loại bỏ, lỗ chân lông lúc bít tắc khiến da tiết thêm nhiều dầu, bụi bẩn dễ bám lên bề mặt da. Bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết lâu ngày kết hợp lại là nguyên nhân hình thành nên mụn. Tẩy tế bào chết định kì mỗi tuần với tần suất phù hợp từ 2-3 lần giúp da “sạch sẽ”, thông thoáng và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn từ các bước serum, kem dưỡng,..
Tuy nhiên, 80% chị em phụ nữ không tuân thủ quy trình tẩy tế bào chết đúng cách cho da mặt khiến da đôi khi trở nên tệ hơn sau mỗi lần tẩy tế bào chết. Quy trình tẩy tế bào chết đúng cách bao gồm những bước nào?
Xem thêm: Tất tần tật về tẩy tế bào chết cho da luôn sáng khỏe.
Quy trình tẩy tế bào chết đúng cách cho da mặt
Bước 1: Làm sạch da mặt
Trước khi thực hiện bước làm sạch da mặt, bạn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước rửa tay. Nếu dùng dầu hay sáp tẩy trang, thực hiện với một làn da khô và một bàn tay khô, cho sáp/dầu tẩy trang lên mặt rồi massage nhẹ nhàng sau đó cho 1 ít nước lên mặt rồi nhũ hóa sáp/dầu tẩy trang đến khi hết bọt. Khác với sáp/dầu tẩy trang, nước tẩy trang dễ dàng sử dụng hơn khi chỉ cần thấm đẫm miếng bông cotton rồi lau khắp khuôn mặt.
Sau khi tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, cặn bã của lớp make-up, rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Lấy một ít sữa rửa mặt cho vào lòng bàn tay, thêm chút nước, tạo bọt rồi cho lên mặt massage theo chiều vòng tròn từ trong ra ngoài. Dùng khăn khô mềm để lau khô mặt sau đó cho 1 ít nước hoa hồng vỗ nhẹ lên mặt để cân bằng độ pH da.
Bước 2: Giãn nở lỗ chân lông
Lỗ chân lông là nơi ẩn chứa các bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết tích tụ lâu ngày. Vì thế, trước khi tẩy tế bào chết cho da, cần xông mặt để làm giãn nở lỗ chân lông giúp cho việc loại bỏ da chết dễ dàng hơn. Có thể sử dụng máy xông mặt chuyên dụng (nếu có) hoặc xông hơi truyền thống bằng cách đun một ít nước sôi cho vào bát lớn, bỏ thêm tinh dầu (tinh dầu tràm trà, chanh sả,..) hoặc cho trực tiếp sả, lá tía tô vào đun. Để mặt cách bát nước 20cm, xông mặt trong vòng 5-7 phút.
Xem thêm: Tẩy tế bào chết cho da mặt nhạy cảm được ưa chuộng nhất.
Bước 3: Tẩy tế bào chết
Sau khi hoàn tất xông mặt, tiến hành tẩy tế bào chết. Đối với tẩy tế bào chết vật lý và sinh học, massage nhẹ nhàng kem tẩy tế bào chết lên khắp khuôn mặt rồi rửa lại với nước. Đối với tẩy tế bào chết hóa học, sử dụng như một bước apply serum thông thường và không cần rửa lại mặt mà thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo. Đối với tẩy tế bào chết sinh học, tham khảo video dưới đây!
Trong các tế bào chết có chứa protein và keratin. Enzyme hoạt động bằng cách phá vỡ các liên kết da và hòa tan các protein có trong tế bào chết để chúng tự tiêu biến. Cách hoạt động của enzyme giống như acid trong tẩy tế bào chết hóa học nhưng tốc độ chậm hơn do đó cực kỳ an toàn và không gây kích ứng.
Vì thế, Tẩy tế bào chết sinh học bằng Enzyme Soft Face Bio-peeling là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho da nhạy cảm đến cực kì nhạy cảm. Chiết xuất từ thiên nhiên từ mầm tre, tảo thạch y, kaolin nhẹ nhàng loại bỏ các các tạp chất, bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông, tế bào chết dư thừa trong quá trình trao đổi chất. Enzymatic giúp ngăn ngừa mụn, đồng thời cung cấp oxy cho da giúp làn da mềm mại và mịn màng. Không chỉ tẩy tế bào chết cho vùng mặt, Bio Gommage dùng được trên cả những vùng da nhạy cảm như mắt và môi.
Tham khảo: Tẩy tế bào chết sinh học bằng Enzyme Soft Face Bio-peeling
Bước 4: Dưỡng ẩm
Sau các bước tẩy da chết, da mặt thường rất khô và thiếu độ ẩm nên cần được cấp ẩm kịp thời. Cung cấp độ ẩm cho da bằng cách đắp lotion mask (thấm đẫm bông cotton với nước hoa hồng rồi đắp lên mặt), mặt nạ giấy hoặc thoa kem dưỡng ẩm, mặt nạ ngủ ban đêm.
Những lưu ý sau các bước tẩy tế bào chết cho da mặt
Da mặt sau khi tẩy tế bào chết thường nhạy cảm hơn bình thường vì thế, tẩy tế bào chết được khuyến cáo là không nên thực hiện vào ban ngày. Lưu ý thêm những điều sau để bảo vệ da mặt tốt hơn sau khi tẩy tế bào chết nhé!
Thoa kem chống nắng vào ban ngày
Như đã nói, da mặt sau khi tẩy tế bào chết sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bắt nắng vì thế phải lưu ý bôi kem chống nắng vào buổi sáng khi bạn có ý định ra ngoài. Hãy tập cho mình thói quen thoa kem chống nắng để bảo vệ da bất kể thời tiết nắng hay mưa.
Cấp ẩm đầy đủ
Luôn luôn dùng nước hoa hồng sau khi tẩy tế bào chết để se khít lỗ chân lông và cân bằng độ pH cho da. Đắp thêm mask và thoa kem dưỡng ẩm để cung cấp ẩm tầng sâu bù lại độ ẩm mất đi khi xông mặt và tẩy tế bào chết.
Tối giản các bước skincare
Tối giản các bước skincare là một lưu ý dựa trên trải nghiệm thực tế của rất nhiều khách hàng bởi da sau khi tẩy tế bào chết sẽ rất mỏng và nhạy cảm. Để đảm bảo da trở về trạng thái cân bằng trở lại, sau khi tẩy tế bào chết chỉ nên cấp ẩm cho da mà không nên thoa quá nhiều lớp serum, treatment,…khiến da không hấp thu nổi. Hãy sử dụng chúng vào buổi tối hôm sau nhé!
Tìm hiểu thêm:
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com