Rất nhiều bệnh nhân Demodex nhưng lại bị nhầm lẫn với viêm da dị ứng hoặc mụn do sinh lý tuổi dậy thì, chính vì những chẩn đoán thiếu chuẩn xác lúc ban đầu dẫn đến điều trị không đúng hướng và bệnh ngày càng nặng hơn. Vì thế chẩn đoán ban đầu cực kỳ quan trọng, dù bất cứ bệnh gì nếu được phát hiện sớm thì thời gian điều trị sẽ được rút ngắn lại. Vậy làm thế nào để chuẩn đoán demodex chuẩn xác và điều trị sao cho đúng cách?
Cách chuẩn đoán Demodex chính xác 99%
Không giống như những bệnh khác, da bị nhiễm Demodex không có những dấu hiệu của bệnh lý như cảm sốt, đau đầu mà những biểu hiện của bệnh này thường biểu hiện ngay trên da:
- Ngứa ngáy, châm chích
- Đỏ ửng
- Lỗ chân lông ngày càng to
- Mụn mọc nhiều chi chít, đặc biệt tập trung ở những vùng da có nhiều dầu như mũi, cánh mũi, trán và cằm
- Có nhiều loại mụn đồng loạt “khởi nghĩa”: mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nhọt,…
- Có cảm giác có con gì giống như kiến đang bò ngọ ngoậy trên da (thường bị vào ban đêm)
- Da khô, thậm chí bị đóng vảy.
Xem thêm: Viêm Lỗ Chân Lông Da Mặt Và Demodex Có Giống Nhau Không?
Vì ký sinh trùng sợ ánh sáng nên ban đêm chính là lúc chúng đi kiếm thức ăn (thức ăn là bã nhờn) và đào hang vào các nang lông, đi sâu vào tuyến bã nhờn để đẻ trứng. Vòng đời của ký sinh trùng cứ như vậy mà diễn ra cho đến khi người bệnh điều trị dứt diểm.
Đây là những dấu hiệu cơ bản của người bị nhiễm Demodex, chỉ khi phát hiện da có những dấu hiệu bất thường như trên thì tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ xét nghiệm và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất. Những biểu hiện của viêm da Demodex là vậy, nhưng nguyên nhân vì sao lại da lại bị nhiễm Demodex? Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi nội dung phía dưới.
- Bài viết liên quan:
- Demodex là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
- 13 Điều bạn cần biết về Demodex – Cách Trị, Chăm Sóc và Phòng Tránh hiệu quả
Nguyên nhân da bị nhiễm Demodex
Nguyên nhân chính dẫn đến da nhiễm Demodex là do sức khỏe làn da không tốt, nhân cơ hội này mà loài ký sinh trùng này tấn công và hoành hành. Nhưng có khi nào các bạn tư hỏi Nguyên nhân vì sao sức khỏe làn da bị yếu? Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn, chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ:
- Căng thẳng: Áp lực từ công việc, gia đình chính là một trong số những nguyên nhân làm cho da xuống cấp.
- Thiếu ngủ/thức khuya: Da cũng giống như một cơ thể, nếu hoạt động quá mức mà không có thời gian nghỉ ngơi sẽ bị mất sức.
- Tiếp xúc với bụi bẩn quá nhiều nhưng không biết chăm sóc da, lâu ngày những chất độc tích tụ và thẩm thấu vào trong.
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sức đề kháng của da bị kiệt quệ. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường có rất nhiều người ưa chuộng dòng mỹ phẩm “kem trộn” cưucj kỳ nguy hiểm vì có chứa thành phần corticoid, thành phần này được ví như thuốc phiện. Khi sử dụng da rất đẹp nhưng sau một thời gian không dùng là chúng bắt đầu “phát huy” tác hại, làm cho sức khỏe của da yếu hẳn, mụn mọc nhiều, ửng đỏ, thậm chí bị sưng…
Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sức khỏe da xuống cấp dần đến mức ký sinh trùng “được dịp” tấn công, làm hại da và ký sinh trùng demodex cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Cách điều trị Demodex đúng phương pháp
Khi bệnh được phát hiện sớm thì thời gian điều trị được rút ngắn và dĩ nhiên mức độ sẽ không quá nghiêm trọng. Nhưng trước khi điều trị Demodex cần phải nắm được tập tính của loài ký sinh trùng này.
1. Về tập tính của ký sinh trùng Demodex
Ký sinh trùng Demodex là loài có kích thước nhỏ nhất trong các loài ký sinh trùng. Demodex có thể sống ký sinh trên da người hoặc da động vật (thường là chó), ở những nơi có tuyến bã nhờn, nhiều dầu chính là nơi trú ngụ của ký sinh trùng Demodex. Loài ký sinh trùng này thường hoạt động chính vào ban đêm, vì ban ngày chúng rất sợ ánh sáng. Vào ban đêm, chúng bắt đầu di chuyển đi tìm thức ăn, nguồn thức ăn chính của Demodex là bã nhờn, dầu, chúng lấy thức ăn bằng cách cắm những chiếc vòi nhọn và sắc của mình vào da. Ngoài lấy thức ăn ra thì ban đêm là thời điểm chúng tìm bạn tình để giao phối. Lúc đẻ trứng, những con Demodex cái đào hang đi vào tuyến bã nhờn để đẻ trứng. Vì ban đêm là thời gian hoạt động chính của loài ký sinh trùng này cho nên vào ban đêm người bệnh sẽ thấy ngứa ngáy, khó chịu hơn ban ngày.
2. Về phương pháp điều trị Demodex
Như vậy chúng ta đã có kiến thức về biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến da bị nhiễm Demodex. Nhưng quan trọng hơn hết là cách điều trị như thế nào? Chỉ khi nào điều trị đúng hướng và đúng cách mới có thể hi vọng bệnh nhanh khỏi. Đặc biệt, khi đã bị nhiễm Demodex cần phải xem lại loại mỹ phẩm đang dùng, vì sử dụng sai mỹ phẩm thì chẳng khác nào cung cấp thức ăn và tạo điều kiện để chúng sinh sôi nhanh hơn. Một khi đã bị nhiễm Demodex, chúng tôi thành thật khuyên các bạn nên tập trung vào điều trị Demodex bằng mỹ phẩm đặc trị, không nên dùng mỹ phẩm “tràn lan” sẽ làm cho tình hình nặng hơn. Trên thị trường có bán rất nhiều mỹ phẩm với quảng cáo “mỹ phẩm đặc trị Demodex” nhưng trước khi sử dụng cần phải đặc biệt lưu ý. Riêng trường hợp mỹ phẩm thiên nhiên trị liệu Physiodermie có thể hoàn toàn yên tâm vì Physiodermie đã từng điều trị Demodex cho khách hàng và kết quả rất thành công.
Với những trường hợp có thể chữa trị tại nhà bằng những phương pháp trị demodex đơn giản các bạn có thể tìm đọc ngay!
Trên đây là những chẩn đoán demodex mà mức độ chính xác gần như tuyệt đối, ngoài ra chúng tôi cũng muốn chia sẻ quy trình điều trị Demodex mà chúng tôi tin chắc sẽ rất thành công. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm cũng như quy trình điều trị thì có thể liên hệ ngay với Physiodermie để được chia sẻ thêm thông tin.
Xem thêm: Mối liên hệ giữa viêm da Demodex và Corticoid là gì?
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com