Viêm chân lông là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến và thường gặp vào mùa hè nóng ẩm. Viêm chân lông thường xuất phát từ việc chăm sóc da không đúng cách, không tẩy tế bào chết cơ thể, lỗ chân lông bị bít tắc,… Nhưng không phải ai cũng nhận biết được những dấu hiệu viêm chân lông để chữa trị kịp thời. Trong bài viết này, Physiodermie sẽ chia sẻ chi tiết những dấu hiệu viêm chân lông thường thấy để bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng tránh và chữa trị kịp thời.
Tổng quan về viêm chân lông
Bệnh viêm chân lông thường xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), virus, nấm hoặc tình trạng lông mọc ngược gây nên. Viêm chân lông có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt hay xuất hiện ở lưng, chân, cánh tay, chân tóc, thậm chí là vùng kín. Viêm chân lông là một bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng của nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người mắc phải. Trường hợp nhiễm trùng nặng và không biết cách chữa trị có thể dẫn đến ngứa rát, áp xe, sưng phù,..
Vì thế, để tránh những hậu quả nghiêm trọng của bệnh bạn nên bổ sung những kiến thức về nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông và dấu hiệu viêm chân lông để biết cách phòng tránh và có những phương pháp chữa trị kịp thời.
Xem thêm: 7 nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông. Hiểu đúng để trị đúng!
4 Dấu hiệu viêm chân lông bạn không được chủ quan
1. Da nổi mẩn đỏ, sần sùi
Dấu hiệu viêm chân lông đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường chính là nổi mẩn đỏ ở các lỗ chân lông. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy ở các vùng da nổi mẩn đỏ kèm theo mụn sần sùi gây mất thẩm mỹ và khó chịu. Khi gặp phải tình trạng này, bạn tuyệt đối không nên dùng tay sờ, gãi hoặc nặn vì khi mụn vỡ ra lan rộng đến các vùng da khỏe mạnh khác làm cho viêm chân lông càng thêm nặng hơn. Lúc này, chỉ nên vệ sinh da bằng nước muối sinh lý hoặc tắm bằng tinh dầu thải độc tố.
2. Ngứa, rát vùng da tổn thương
Một trong số những nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông xuất phát từ việc cạo hoặc tẩy lông không đúng cách, mặc quần áo quá bó sát cơ thể làm các vùng da bị tổn thương. Sau khi tẩy/nhổ/cạo lông quá mạnh tay, các vùng da này thường có biểu hiện ngứa rát, mẩn đỏ, xuất hiện một số mụn li ti. Cạo lông thường xuyên trong thời gian dài còn gây ra tình trạng lông mọc ngược dẫn đến viêm chân lông. Vì thế, để hạn chế tổn thương da, bạn nên thực hiện phương pháp triệt lông tại các cơ sở uy tín đồng thời tránh mặc quần áo bó sát cơ thể, đặc biệt là vùng kín. Viêm chân lông không chỉ xuất hiện ở trên bề mặt da cơ thể, các vùng bí bách như vùng kín tiềm ẩn khả năng mắc phải cao hơn.
3. Lông mọc ngược
Lông mọc ngược là tình trạng lông không mọc thẳng ra bên ngoài như bình thường mà cuộn tròn vào trong bề mặt da. Các vùng da có lông mọc ngược thường kèm theo dấu hiệu sưng đỏ, mụn mọc lên ngay vị trí của lông mọc ngược gây đau cho người bệnh khi chạm vào. Với các vùng da này, chúng ta không nên cố gắng kéo sợi lông ra vì sẽ làm tổn thương da. Lúc này, cách tốt nhất là lựa chọn một loại tẩy tế bào chết cơ thể an toàn để lấy đi lớp tế bào chết trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng để lông có thể mọc ra ngoài.
4. Xuất hiện mụn nước, mụn mủ
Mụn nước, mụn mủ hoặc mụn nước có mủ là tình trạng nặng hơn của mụn li ti, mẩn đỏ ban đầu. Mụn nước, mụn mủ thường sưng to và có mủ ở giữa nốt mụn, gây cảm giác đau đớn khi cọ xát với quần áo hoặc khi người bệnh chạm vào. Khi xuất hiện dấu hiệu viêm chân lông này thì tình trạng viêm nhiễm của người bệnh đã trở nên khá nặng và cần nhiều thời gian để chữa trị. Lúc này, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín để khám và điều trị hoặc có thể liên hệ trực tiếp với Physiodermie để được tư vấn kịp thời, tránh để viêm chân lông ngày một nặng hơn. Sau khi xác định được tình trạng và mức độ của bệnh, bạn có thể áp dụng những cách sau để hạn chế và đẩy lùi viêm lỗ chân lông.
- Dùng sữa tắm, xà phòng tẩy rửa dịu nhẹ, lành tính và an toàn với da
- Ngưng sử dụng tất cả mỹ phẩm dưỡng da tránh gây bít tắc lỗ chân lông
- Không tự ý gãi hoặc tác động mạnh đến vùng da bị viêm
- Không dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân với người khác, đặc biệt là khăn tắm
- Tập thể dục mỗi ngày hoặc thực hiện liệu trình massage thải độc da qua hệ bạch huyết giúp lưu thông tuần hoàn máu, thải độc tố cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Tẩy da chết cơ thể bằng sản phẩm lành tính để loại bỏ lớp sừng hóa bề mặt, cải thiện tình trạng viêm chân lông.
- Tắm hoặc massage bằng tinh dầu tắm thải độc tố LF điều trị viêm chân lông tại nhà
Xem thêm:
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com