Đôi chân cũng là một phần của cơ thể và cũng cần được chăm sóc, nâng niu mỗi ngày. Chăm sóc cơ thể không đúng cách có thể dẫn đến một số bệnh lý ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là đôi chân – bộ phận mang vác sức nặng của toàn cơ thể. Trong bài viết này, Physiodermie sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức xung quanh bệnh viêm lỗ chân lông ở chân và những bệnh lý ở chân thường gặp giúp bạn phòng tránh và bảo vệ cơ thể tốt hơn.
Viêm lỗ chân lông ở chân
Bệnh viêm lỗ chân lông thường xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), virus, nấm hoặc tình trạng lông mọc ngược gây nên. Viêm chân lông có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt hay xuất hiện ở lưng, chân, cánh tay, chân tóc, thậm chí là vùng kín. Viêm chân lông ở chân thường có các biểu hiện như:
- Mụn xuất hiện trên diện rộng: mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, u mềm, nốt sần hoặc u nang.
- Lỗ chân lông mở to, xuất hiện mẩn đỏ
- Ngứa và châm chích nhẹ nơi các nốt mụn
- Xuất hiện lông mọc ngược kèm theo mụn mủ
- Xuất hiện nhiều vết loét da màu nâu thẫm có thể bị chảy dịch, mủ hoặc rỉ máu.
Xem thêm: 7 Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông.
Chân giãn tĩnh mạch
Khác với viêm lỗ chân lông ở chân là bệnh lý ngoài da, suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch ở vùng chân bị suy giảm, khiến máu bị ứ đọng dẫn đến những biến đổi tổ chức mô. Khi đó, các tĩnh mạch thường phình ra và nổi lên bề mặt da. Suy giãn tĩnh mạch có thể gặp kể cả ở tay và chân. Nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch hiện nay thường xảy ra ở chân do hệ thống tĩnh mạch ở chân dài hơn, phức tạp và phải chịu nhiều ảnh hưởng của trọng lực cơ thể khi đứng.
Suy giãn tĩnh mạch gây khó chịu ở bắp chân, nặng chân, có các cảm giác kiến bò, nóng rát; chuột rút bắp chân vào ban đêm; sưng quanh mắt cá chân, đau nhức, tê mỏi chân, nặng hơn tĩnh mạch có thể nổi hẳn lên và nhìn rõ bằng mắt thường kèm cảm giác đau.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch chân ở người như:
- Tuổi tác: người già thường có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch chân cao hơn so với người trẻ tuổi bởi các mạch, van điều tiết máu trong mạch dần bị thoái hóa theo thời gian và tuổi tác.
- Giới tính: nhiều thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có khoảng 70% số ca là phụ nữ bởi nữ giới thường trải qua sự thay đổi hóc môn khi mang thai, dùng thuốc tránh thai, chu kì kinh nguyệt và tiền mãn kinh,..
- Thừa cân, béo phì: là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp cao, xơ vữa mạch máu, giãn tĩnh mạch và nhiều bệnh về tim mạch khác.
- Thói quen sinh hoạt: những người làm việc thường đứng quá lâu, lười vận động, mang vác nặng, phụ nữ hay đi giày cao gót.
Chân nặng giữ nước (phù chân)
Chân nặng giữ nước hay còn gọi là phù chân là hiện tượng giữ nước dưới da. Nơi bị phù sưng to, căng mọng, các nếp nhăn mất dần đi, mắt cá, đầu xương bị phẳng lỳ. Người bệnh sẽ thấy da vùng da bị phù nhạt màu, ấn vào nơi phù da lõm xuống. Kèm theo các dấu hiệu khác như đi tiểu ít, cổ trướng, khó thở.
Chân nặng giữ nước thường xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ đang mang thai và người lớn tuổi. Phù chân là một dấu hiệu của nhiều bệnh lí trên cơ thể:
- Bệnh thận: khi mắc bệnh thận, thận không loại bỏ đủ nước và natri trong máu dẫn đến nước và natri dư thừa làm tăng áp lực cho mạch máu dẫn đến phù nề.
- Hệ bạch huyết ì ạch: tất cả các hiện tượng ứ đọng dịch như nọng cằm, bọng mắt, chân nọng giữ nước là kết quả của một hệ bạch huyết trì trệ. Hệ bạch huyết giúp cơ thể làm sạch chất lỏng dư thừa từ các mô, đào thải độc tố ra ngoài. Khi lượng dịch bạch huyết không được lưu thông, chất độc không được thải ra ngoài dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch.
- Xơ gan: Xơ gan gây ra sẹo trong gan, cản trở chức năng hoạt động của gan, dẫn đến những thay đổi về hormon và hóa chất điều tiết chất dịch trong cơ thể cũng như làm tăng áp suất trong mạch máu lớn (cổng tĩnh mạch), trong đó mang máu từ ruột, lá lách và tuyến tụy vào gan. Những vấn đề này có thể dẫn khiến cho chất lỏng tích tụ ở chân và ổ bụng (cổ trướng)
Xem thêm: Viêm chân lông vùng kín – Nỗi niềm của hàng trăm chị em phụ nữ.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com