Trong tất cả các loại da, da nhạy cảm là tuýp da “khó chiều” mà các cô gái đặc biệt phải “nâng niu”. Vì thế, việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc cho da nhạy cảm cũng vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Physiodermie sẽ bật mí đến bạn phương pháp tẩy tế bào chết da nhạy cảm an toàn nhất và những lưu ý khi thực hiện nhé!
Da nhạy cảm là gì?
Làn da khỏe mạnh bình thường có cơ chế tự động cân bằng và điều chỉnh độ ẩm, bảo vệ da chống lại các tác động từ bên ngoài. Da nhạy cảm thường khá mỏng và có các đường mạch máu nổi dưới da dễ nhận thấy bằng mắt thường. Da nhạy cảm dễ phản ứng với tác động từ bên ngoài như thời tiết, nguồn nước và các thành phần gây kích ứng trong mỹ phẩm. Biểu hiện ra bên ngoài như: nóng rát, ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn,..
Có nên tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm?
Tẩy tế bào chết là một trong những bước chăm sóc da không thể thiếu của mỗi cô gái. Giống như những loại da khác, da nhạy cảm vẫn sản sinh các tế bào chết theo chu kì trao đổi chất diễn ra của cơ thể và chúng ta cần loại bỏ chúng đi. Tẩy tế bào chết da nhạy cảm giúp loại bỏ lớp tế bào cũ đã chết, làm thông thoáng lỗ chân lông và thúc đẩy sản sinh tế bào mới. Tần suất tẩy tế bào chết hợp lí được các chuyên gia khuyên là từ 2-3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, đối với những làn da nhạy cảm, cần thận trọng hơn trong việc lựa chọn phương pháp tẩy tế bào chết và tần suất thực hiện.
1. Tẩy tế bào chết dạng kỳ (peeling gel)
Tẩy tế bào chết vật lý peeling dạng kỳ có kết cấu gel lỏng và không chứa hạt. Phương pháp tẩy tế bào chết này hoạt động bằng cách nhờ lực ma sát của tay massage lăn tròn gel tạo thành những cục vón lại như gôm. Vì trong gel có chứa các sợi polymer cụ thể là silicone, phản ứng giữa silicone và dầu (bã nhờn) vón cục lại tạo thành “ghét”. Bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết sẽ theo những cục vón trôi ra khỏi bề mặt da.
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình tẩy tế bào chết đúng cách cho da mặt
2. Tẩy tế bào chết bằng enzyme sinh học
Enzyme có bản chất là 1 protein có khả năng làm chất xúc tác cho các phản ứng hóa học. Enzyme chiết xuất chủ yếu từ các loại hoa quả trong thiên nhiên nên chúng không chỉ có tác dụng tẩy tế bào chết mà còn chống oxy hóa, làm trắng da hoặc kích thích những phản ứng hóa học giúp cho quá trình sinh hóa trên da hoạt động mãnh mẽ hơn.
Trong các tế bào chết có chứa protein và keratin. Tẩy tế bào chết sinh học bằng Enzyme hoạt động bằng cách phá vỡ các liên kết da và hòa tan các protein có trong tế bào chết để chúng tự tiêu biến. Cách hoạt động của enzyme giống như acid trong tẩy tế bào chết hóa học nhưng tốc độ chậm hơn do đó cực kỳ an toàn và không gây kích ứng. Tẩy tế bào chết sinh học bằng Enzyme là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho da nhạy cảm đến cực kì nhạy cảm.
Những lưu ý khi tẩy tế bào chết da nhạy cảm
1. Thử sản phẩm trước khi mua
Đây là một cách kiểm tra độ tương thích của sản phẩm trên làn da của bạn. Khi chọn mua bất kì sản phẩm chăm sóc da nói chung, tẩy tế bào chết da nhạy cảm nói riêng cũng phải thử sản phẩm trước khi sử dụng ít nhất 24 tiếng. Hoặc có thể mua những mẫu sample, sản phẩm test size nhỏ để sử dụng trước. Nên thử sản phẩm ở các vùng da như vùng cổ, cổ tay.. nếu da không có dấu hiệu bất thường nào thì đó là sản phẩm an toàn và phù hợp để sử dụng. Nếu có bất kì dấu hiệu nào như mẩn đỏ, nóng rát thì phải ngưng sử dụng lập tức để tránh dẫn đến kích ứng, dị ứng.
2. Không dùng lực tay chà xát mạnh
Da nhạy cảm vốn mỏng và yếu. Chính vì thế, khi tẩy da chết da nhạy cảm bằng các loại tẩy cơ học như gel, hạt scrub không được chà xát mạnh tay lên da mặt tránh sự ma sát của hạt. Chính sự ma sát này có thể gây ra những vết xước nhỏ liti trên da mà chúng ta không nhìn thấy được bằng mắt thường.
3. Sử dụng với tần suất hợp lí
Làn da bình thường được khuyến khích tẩy tế bào chết 2-3 lần mỗi tuần tuy nhiên da nhạy cảm chỉ nên sử dụng tối thiểu 1 lần và tối đa 2 lần mỗi tuần. Việc lạm dụng tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ bào mòn bề mặt da, khiến da mỏng đi và xuất hiện hiện tượng giãn mao mạch.
4. Dưỡng ẩm kĩ sau khi tẩy tế bào chết
Sau khi tẩy tế bào chết, da thường bị khô và thiếu độ ẩm. Lúc này cần cấp ẩm tức thì cho da bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tiện lợi nhất là dùng nước hoa hồng đắp lotion mask để làm dịu, cấp ẩm và cân bằng độ pH của da. Ngoài nước hoa hồng, chúng ta có thể sử dụng các loại mask giấy (sheet mask), gel mask chứa Hyaluronic acid giúp da ngậm nước và phục hồi nhanh chóng.
5. Chống nắng mỗi ngày
Không chỉ sau khi tẩy tế bào chết, thoa kem chống nắng mỗi ngày là một bí quyết giữ cho làn da luôn khỏe mạnh. Tia UVA, UVB trong ánh nắng mặt trời có sức tàn phá rất lớn đối với làn da của phụ nữ. Vì thế, thói quen thoa kem chống nắng mỗi buổi sáng là điều mà chúng ta không được phép quên, nhất là sau buổi tối khi vừa thực hiện tẩy tế bào chết cho da nhạy cảm.
Xem thêm: Tẩy tế bào chết da và những hậu quả khi thực hiện sai cách
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com