Sung bọng mắt, mí mắt là kết quả của tình trạng bị viêm hoặc thừa chất lỏng ở các mô liên kết xung quanh mắt. Có thể đau hoặc không đau nhưng chắc chắn có ảnh hưởng đến sắc mặt và sức khỏe của đôi mắt. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc sưng bọng mắt, nhưng bạn nên xác định được lí do cụ thể để tìm hướng giải quyết hiệu quả hơn là chỉ uống thuốc hay dùng các biện pháp tạm thời.
Triệu chứng sưng bọng mắt
Bất cứ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện trên cơ thể đều cảnh báo về sức khỏe của bạn, cả việc bọng mắt bị sưng cũng vậy. Sưng bọng mắt có thể do dị ứng hay thậm chí là nhiễm trùng. Nếu đúng là như vậy thì nó sẽ đi kèm với các triệu chứng sau đây:
- Mắt khó chịu: ngứa, rát
- Nhạy cảm với ánh sáng, khó thích ứng với ánh sáng
- Hay chảy nước mắt
- Tầm nhìn bị cản trở
- Bọng mắt có màu hơi tím, đỏ
- Mí mắt khô khó chịu
Sưng bọng mắt, mí mắt là cách mắt phản ứng khi bị chấn thương, dị ứng hay nhiễm trùng. Hoặc do bẩm sinh, khóc, stress hoặc vùng da mắt có dấu hiệu lão hóa. Cần phân biệt rõ ràng để bảo vệ cho đôi mắt của bạn.
Xem thêm: Bọng mắt là gì? Hiểu đúng để trị đúng!
Tại sao lại bị sưng bọng mắt, mí mắt?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này từ nhẹ cho đến nguy hiểm.
Dị ứng: dị ứng mắt xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với một chất lạ. Phấn hoa, bụi, lông thú cưng, thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng,.. đây là những thứ gây dị ứng phổ biến nhất. Một số trường hợp các sản phẩm trang điểm cũng là nguyên nhân làm mắt kích ứng. Mắt sẽ giải phóng những chất hóa học trung gian để bảo vệ mắt khỏi những chất làm nó nhạy cảm. Phổ biến nhất là histamine, chất này làm các mạch máu giãn ra và sưng lên, màng nhầy bị ngứa và mắt chảy nước.
Viêm kết mạc: còn hay gọi là bệnh mắt đỏ, xảy ra khi phần niêm mạc của mắt bị viêm. Căn bệnh này cũng làm sưng bọng mắt, mắt bị đỏ, ngứa và chảy nước mắt.
Lẹo mắt: xảy ra do mí mắt bị viêm, làm mí mắt sưng một phần, ở dạng to cứng (mềm) như hạt đậu và có thể to dần.
Chắp (Chalazion): cũng là chứng phù trên mi mắt. Nhưng khác với lẹo hình thành do viêm nhiễm, chắp hình thành do tắc nghẽn tuyến dầu trên mi mắt.
Chấn thương mắt: bất kì chấn thương nào ở vùng mắt hoặc hậu phẫu thuật thẩm mỹ cũng có thể làm sưng bọng mắt và mí mắt.
Kính áp tròng: bảo vệ kính áp tròng không đúng cách, ví dụ như đeo kính áp tròng bẩn, hộp kính không sạch hay sử dụng kính áp tròng khi bơi có thể làm viêm nhiễm dẫn đến sưng bọng mắt, mi mắt.
Viêm mi mắt: là tình trạng viêm ở mí mắt, bao gồm cả bị lẹo và chắp, làm rụng lông mi và làm sưng tấy khó chịu. Đây gần như là tình trạng mãn tính, có nghĩa là nó có thể hết khi điều trị và giữ vệ sinh đúng cách, nhưng không thể hết dứt điểm.
Mụn rộp ở mắt (Herpes): gây ra bởi vi rút herpes và nó làm viêm giác mạc. Các triệu chứng tương tự như bệnh đau mắt đỏ, nhưng nó có thể làm sưng loét mí mắt, mờ mắt do giác mạc bị sưng, gây cản trở tầm nhìn.
Ngoài ra stress trong thời gian dài, lãng quên vùng da mắt khi chăm sóc da, hoặc do di truyền cũng là một trong những nguyên nhân rất khó trị của tính trạng bọng mắt.
Bạn có biết – tại sao mắt sưng lên sau khi khóc?
Nước mắt được sản xuất bởi tuyến lệ gần mắt. Nó đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc giữ cho mắt khỏe mạnh, làm sạch và bảo vệ mắt. Nước mắt cũng chảy qua cả khoang mũi, nước mũi chảy ra khi bạn khóc chính là lượng nước mắt thừa. Có ba loại nước mắt như sau:
- Loại cơ bản: lúc nào cũng có để giữ ẩm cho mắt
- Nước mắt phản xạ: bảo vệ mắt khi mắt phải tiếp xúc với khói bụi,…
- Nước mắt cảm xúc: phục vụ cho cảm xúc của con người. Lúc này các mô xung quanh mắt hấp thụ quá nhiều nước, khiến bọng mắt bị sưng tạm thời.
Ngoại ra, hệ thần kinh cũng phản ứng mạnh mẽ khi bạn khóc, tức giận hay ngại ngùng bằng cách tăng lượng máu lưu thông lên mặt, đây cũng là một phần lí do làm mắt bị sưng.
Mặc dù sưng bọng mắt là tác dụng phụ không mong muốn khi khóc, nhưng theo các nhà khoa học thì khóc khiến bạn cảm thấy tốt hơn về cả thể chất lẫn tinh thần. Và đây là cách để loại bỏ độc tố khi cơ thể trong tình trạng căng thẳng cao.
Cách điều trị dứt điểm sưng bọng mắt
Như đã nói ở trên, muốn điều trị hiệu quả trước tiên cần biết được nguyên nhân cụ thể. Nếu nhầm lẫn giữa bọng mắt bị sưng do tích nước quá nhiều với các bệnh về mắt sẽ cực kì nguy hiểm. Vì vậy, hãy cân nhắc việc tới bệnh viện nếu tình trạng này thường xuyên hoặc kéo dài.
Nói chung, nếu sưng bọng mắt do dị ứng thì có thể khắc phục bằng các loại thuốc nhỏ mắt như “nước mắt nhân tạo”, nước muối nhỏ mắt hoặc uống thuốc. Còn nếu xác định được đó chỉ là triệu chứng nhẹ thì có thể khắc phục tại nhà. Đặc biệt là tránh dụi mắt vì hành động này chỉ làm tình trạng của bạn nghiêm trọng hơn. Đối với những người sử dụng kính áp tròng hàng ngày, nên nhớ rằng không nên đeo quá 8 tiếng một ngày. Vệ sinh kính và hộp kính sạch sẽ, thường xuyên thay nước ngâm. Nếu có dấu hiệu bất thường nên ngừng sử dụng và đi khám cẩn thận.
Bên cạnh đó, hầu hết chị em từ 25 tuổi trở đi (hoặc với những ai có chế độ sinh hoạt quá vô tội vạ) đều bị sưng bọng mắt. Đó không phải triệu chứng bệnh lí mà thuốc có thể chữa được, thay vào đó các trường hợp này có thể dễ dàng khắc phục bởi sản phẩm đặc trị từ Thụy Sĩ – Bioarome VD – Serum lưu dẫn hệ bạch huyết giảm sưng viêm, phù nề, bọng mắt.
Ở bài viết này, Physiodermie đi sâu hơn các bệnh về mắt vì không phải ai cũng bị sưng bọng mắt thông thường. Hãy chủ động phân biệt và có kiến thức đúng đắn để bảo vệ đôi mắt của chính mình.
Xem thêm: Trị bọng mắt bằng phương pháp tự nhiên có hiệu quả không?
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com