Là các bệnh về da phổ biến thường gặp ở người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, có cùng các biểu hiện trên da, vậy viêm lỗ chân lông da mặt và demodex có giống nhau không?
Viêm lỗ chân lông da mặt
Bệnh viêm chân lông thường xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), virus, nấm hoặc tình trạng lông mọc ngược gây nên. Viêm chân lông gặp nhiều hơn ở người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt hay xuất hiện ở lưng, chân, cánh tay, chân tóc, da mặt thậm chí là vùng kín. Viêm lỗ chân lông da mặt là một bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng của nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người mắc phải. Trường hợp nhiễm trùng nặng và không biết cách chữa trị có thể dẫn đến ngứa rát, áp xe, sưng phù,..
Triệu chứng cụ thể của viêm lỗ chân lông ở mặt gồm những biểu hiện như sau:
- Da bong tróc, sần sùi
- Lỗ chân lông nở to, hình thành các mụn li ti ở ngay lỗ chân lông và có mủ
- Bề mặt da bị viêm dẫn đến sưng đỏ
- Mụn mủ, mụn nước, mụn bọc xuất hiện nhiều trên bề mặt da
- Da mặt nhạy cảm hơn với những tác động bên ngoài: khi rửa mặt, khi ra nắng…
- Nổi mẩn đỏ ở chân lông
- Da ngứa rát và khó chịu
- Dầu nhờn tiết ra nhiều hơn
Viêm lỗ chân lông da mặt là một dạng dễ điều trị hơn những vùng da khác trên cơ thể. Cơ chế của làn da là khi được cân bằng sẽ tự nhiên khỏe mạnh vì thế cần có một chu trình skincare thích hợp để phục hồi lớp màng bảo vệ hydro-lipid, cân bằng lượng dầu trên da, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm chân lông từ đó giải quyết được tận gốc vấn đề.
Các triệu chứng của viêm lỗ chân lông da mặt khá giống viêm da demodex nhưng đây là 2 loại bệnh ngoài da hoàn toàn khác nhau.
Xem thêm: Điều trị viêm lỗ chân lông ở mặt bằng quy trình skincare tối giản
Viêm da demodex
Demodex là tên gọi của một loại ký sinh trùng (hay còn gọi là bọ ve) chúng là một trong số hàng tỷ ký sinh trùng, Demodex có kích thước nhỏ nhất trong số loại ký sinh trùng vì vậy rất khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Loài ký sinh trùng này thích cư ngụ những vùng thuộc các bộ phận nang lông và tuyến bã nhờn như: da mặt, mũi, trán, cằm, mắt,…Demodex sống kí sinh trên cơ thể con người. Số lượng demodex kí sinh trong giới hạn cho phép thì hầu như không gây hại gì cho làn da. Tuy nhiên, nếu demodex sinh sôi và phát triển mạnh trên một vùng da nhất định sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng.
Viêm da do Demodex thường có các triệu chứng ban đầu như: ngứa mặt kèm theo đỏ da, vẩy da, mụn mủ ở nang lông, viêm da quanh miệng, viêm bờ mi, viêm da dầu hoặc giống trứng cá. Đa số bệnh nhân khi đi soi da hay xét nghiệm thường bị bỏ sót hoặc bị chẩn đoán nhầm với các bệnh ngoài da khác. Các loại tổn thương do Demodex gây ra: Đám đỏ da, mụn mủ, sẩn đỏ, giãn mạch, có thể gây rụng lông mày, lông mi, rụng tóc, viêm bờ mi, ngứa (cảm giác kiến bò), rát vùng tổn thương. Bệnh tuy không khó chẩn đoán và điều trị, tuy nhiên vì đặc điểm lâm sàng đa dạng nên chúng ta dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ hoặc viêm lỗ chân lông da mặt.
Bệnh viêm da do Demodex có 3 thể bệnh chính:
- Viêm nang lông dạng vảy phấn (thể nhẹ nhất): thương tổn là đám da đỏ, bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, bệnh nhân có cảm giác kiến bò trên da;
- Viêm da Demodex dạng trứng cá;
- Trứng cá đỏ thể u hạt (thể này ít gặp, thường gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch).
Hai thể đầu thường gặp ở những người sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm chứa corticoids dài ngày. Thời gian gần đây tình trạng phụ nữ dùng mỹ phẩm trôi nổi, không rõ xuất xứ làm trắng da, trị nám hoặc trị mụn trứng cá trở nên phổ biến. Thành phần chính của các mỹ phẩm này là corticoids, có tác dụng gây teo da, giãn mạch, bào mòn da và làm da trở nên nhạy cảm dễ nổi mụn trứng cá, từ đó tạo điều kiện cho demodex phát triển.
Demodex là một bệnh ngoài da khá nguy hiểm và có thể kéo dài trong một thời gian khá lâu nếu người bệnh không biết cách kiểm soát và điều trị. Sự sinh sôi và phát triển vượt mức của demodex có thể gây ra tình trạng mụn theo mảng khắp mặt, rụng lông mi, rụng tóc và ngứa ngáy về đêm khiến người bệnh rơi vào trạng thái tâm lý khủng hoảng, mất ngủ và phát sinh thêm nhiều vấn đề khác về da.
Hi vọng những kiến thức hữu ích về hai loại bệnh ngoài da Physiodermie vừa cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn biết cách phân biệt đúng tình trạng da đang gặp phải và chữa trị kịp thời!
Xem thêm: Demodex là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com