Thời tiết đang trong những tháng hè oi bức khiến số lượng người bị viêm lỗ chân lông ngày một tăng. Viêm lỗ chân lông có lây không và cách phòng tránh như thế nào là một vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm đến. Câu trả lời sẽ được Physiodermie giải đáp qua bài viết dưới đây!
Viêm lỗ chân lông là bệnh gì?
Viêm chân lông hay còn gọi là viêm lỗ chân lông là một bệnh lý ngoài da phổ biến do tụ cầu khuẩn staphylococcus aureus gây nên. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến dầu nhờn tích tụ lâu ngày cùng bụi bẩn, tế bào chết già cỗi tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn staphylococcus aureus phát triển. Các biểu hiện của viêm lỗ chân lông ban đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ quanh lỗ chân lông, lông mọc ngược, mụn liti gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Lâu ngày, các mụn li ti phát triển thành mụn bọc, mụn mủ gây sưng đau nặng hơn có thể dẫn đến áp xe, mụn nhọt… Viêm lỗ chân lông có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt với những người có tuyến bã nhờn phát triển mạnh. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm lỗ chân lông có lây không?
Vậy viêm lỗ chân lông có lây không? Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia khẳng định viêm lỗ chân lông không thể lây từ người sang người. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh có thể lây nhiễm nếu tiếp xúc trực tiếp với chất dịch ở vết thương hở tại vị trí của các mụn mủ viêm nang lông cụ thể như sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trên vị trí vết mụn mủ bị vỡ
- Dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo, khăn tắm
- Tắm chung bồn nước nóng có chứa vi khuẩn gây bệnh.
- Người có hệ miễn dịch kém hoặc từng mắc các bệnh chàm, viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tuy khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác của bệnh viêm lỗ chân lông là không cao nhưng chúng lại có khả năng lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác trên cơ thể người bệnh. Tại các vùng lỗ chân lông bị viêm nhiễm, nổi mụn mủ người bệnh gãi hoặc làm tổn thường khiến mụn mủ vỡ sau đó chạm vào bộ phận khác sẽ khiến vi khuẩn lây lan và phát triển tại vị trí mới.
Ngoài ra việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu cũng khiến bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn sinh sống tại các vùng lỗ chân lông viêm nhiễm có thể di chuyển sang các vùng da khác trong cơ thể và gây bệnh.
Các vị trí thường bị viêm nang lông nhất là lưng, ngực và chân, các vùng da ở cổ, mặt, mông, đùi cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Tuy có rất ít trường hợp bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể những người bệnh cũng tuyệt đối không được chủ quan.
Ngăn ngừa và phòng tránh bệnh viêm chân lông tại nhà
1. Giữ cho cơ thể khô ráo và sạch sẽ
Môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm và vi rút phát triển. Để phòng tránh viêm chân lông bạn cần giữ cho cơ thể khô ráo và thông thoáng. Mặc quần áo với chất liệu vải mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Hạn chế chất liệu gây bí da như jean, vải thô, kaki. Không nên mặc quần áo quá chật và ôm sát cơ thể khiến da phải cọ xát nhiều và tránh tổn thương da.
Nếu phải vận động nhiều hoặc cơ thể hay đổ mồ hôi, hãy mang theo khăn tay hoặc quần áo để thay. Tránh để cơ thể ”ẩm ướt” quá lâu. Đối với làn da dầu dễ bị viêm nang lông do lỗ chân lông thường bị bít kín bởi dầu. Bạn có thể phòng tránh viêm nang lông bằng cách cân bằng tuyến bã nhờn trên cơ thể bằng cách lotion dưỡng da hoặc tinh dầu tắm thải độc, kiểm soát nhờn.
Tham khảo: Tinh dầu tắm thải độc tố, điều trị viêm nang lông Bath Oil LF
2. Vệ sinh da mỗi ngày
Như đã trả lời câu hỏi viêm lỗ chân lông có lây không? Không phải là một bệnh dễ lây lan nhưng nếu không vệ sinh da đúng cách thì viêm chân lông có thể lây từ bộ phận này qua bộ phận khác.
Hàng ngày cơ thể tiếp xúc với bụi bẩn, mỹ phẩm, dầu nhờn,.. Nếu không được tẩy rửa, vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi gây nên viêm nang lông.
- Tắm rửa và vệ sinh da hằng ngày bằng tinh dầu tắm thải độc LF hoặc sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ có tính sát khuẩn để phòng ngừa viêm nang lông. Tránh dùng xà phòng, sữa tắm có tính kiềm mạnh, gây kích ứng da.
- Tẩy da chết mỗi tuần 2 lần để loại bỏ lớp sừng hóa bám trên da lâu ngày. Bởi tế bào chết chính là nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông và xuất hiện tình trạng lông mọc ngược dẫn đến mụn mủ lâu ngày phát triển thành bệnh viêm nang lông.
- Thay chăn, ga, gối, nệm thường xuyên vì chúng là những vật dụng cơ thể tiếp xúc trực tiếp hàng ngày, nơi trú ngụ của bụi bẩn, vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng sẽ là tác nhân lây nhiễm vi khuẩn đến da.
- Dùng riêng các vật dụng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, dao cạo, mền, gối.
Tham khảo: Tẩy tế bào chết cơ thể bằng enzyme sinh học Bio – Gommage Body Velvety Satin
Như vậy, với những cách chăm sóc cơ thể phòng tránh viêm chân lông Physiodermie gợi ý trên đây, hi vọng bạn luôn có một cơ thể khỏe mạnh để kháng cự lại những tác nhân xâm nhập gây ra các bệnh ngoài da khó lường!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com