Những triệu chứng của bệnh viêm chân lông gây ra những trở ngại cho cuộc sống hàng ngày khiến bạn trở nên tự ti khi tiếp xúc với người đối diện. Có rất nhiều cách chữa trị viêm chân lông hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà trong đó có phương pháp chữa bằng lá trầu không. Nhưng chữa viêm chân lông bằng cách này có thực sự hiệu quả?
Viêm chân lông là bệnh gì?
Viêm chân lông là bệnh xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), virus, nấm hoặc tình trạng lông mọc ngược gây nên. Viêm chân lông có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt hay xuất hiện ở lưng, chân, cánh tay, chân tóc, thậm chí là vùng kín. Viêm chân lông là một bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng của nó gây khó chịu cho người mắc phải và gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp nhiễm trùng nặng và không biết cách chữa trị có thể dẫn đến ngứa rát, áp xe, sưng phù,..
Bệnh viêm chân lông không phải là bệnh hiếm gặp, ngược lại chúng rất phổ biến, kể cả giới tính/độ tuổi nào cũng có thể bị Viêm chân lông. Như đã khẳng định ở trên, Viêm chân lông không hề ảnh hưởng đến tính mạng nhưng chúng gây mất thẩm mỹ, khiến cho người bệnh cảm thấy ái ngại khi tiếp xúc với người khác. Vậy, bệnh viêm chân lông này xuất phát từ những nguyên nhân nào. Đây là điều quan trọng mà mỗi chúng ta cần phải biết để phòng tránh và điều trị.
– Do di truyền.
– Chăm sóc da không đúng cách làm lỗ chân lông bị bí tắc lỗ chân lông.
– Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng.
– Không tẩy tế bào chết khiến cho bụi bẩn hoặc độ tố tích tụ.
– Cạo tẩy lông không đúng cách.
Có rất nhiều cách chữa viêm chân lông trong đó phổ biến là chữa bằng thuốc kháng sinh, bằng phương pháp dân gian và bằng sản phẩm đặc trị. Phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng có thể kể đến là chữa bằng lá trầu không.
Chữa viêm chân lông bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Để kiểm soát các triệu chứng bệnh, dân gian thường dùng lá trầu không để trị viêm chân lông tại nhà. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong lá trầu không chứa thành phần phenol giúp cải thiện tình trạng viêm lỗ chân lông giai đoạn nhẹ và vừa. Phenol hoạt động như một loại thuốc kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt các vi khuẩn trú ngụ trong nang lông. Ngoài ra, phenol còn giúp điều tiết bã nhờn, giảm triệu chứng ngứa ngáy thường gặp ở người bị viêm chân lông.
Lá trầu không còn cung cấp thêm nhiều vitamin C, Axit amin, Tanin và Methyl eugenol. Những chất này có khả năng làm se khít lỗ chân lông, ngăn chặn sự hình thành của các vết thâm sẹo ở khu vực da bị tổn thương. Chữa viêm chân lông bằng lá trầu không là phương pháp an toàn mà lại hiệu quả tuy nhiên những hoạt chất trong lá trầu không đủ mạnh để áp dụng với trường hợp bị viêm chân lông ở cấp độ nặng. Vì thế, cần áp dụng thêm các phương pháp trị bằng thuốc khác sinh và sản phẩm chuyên dụng.
Xem thêm: Viêm lỗ chân lông ở mặt. Triệu chứng và cách điều trị?
3 cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không
1. Tắm nước lá trầu không
Tắm nước lá trầu không thường được áp dụng với trường hợp bị viêm chân lông cơ thể ở diện rộng như ở lưng, chân tay. Lá trầu không rửa sạch rồi vò nát sau đó cho vào nồi, đổ thêm 2 lít nước sạch và đun sôi trong vòng 5-7 phút. Cho nước ra một chậu sạch, pha thêm ít nước lạnh rồi tắm hàng ngày thay nước thông thường. Khi tắm, lấy xác lá trầu chà nhẹ lên khu vực bị viêm chân lông để giảm cảm giác ngứa và giúp giảm tình trạng viêm lỗ chân lông.
2. Uống nước lá trầu không
Song song với việc tắm nước lá trầu không mỗi ngày, bạn có thể dùng lá trầu không hãm trà để uống cũng là một cách chữa bệnh từ bên trong cơ thể. Rửa sạch lá trầu không với nước muối sau đó vò nhẹ cho vào ấm hãm với nước sôi trong vòng 15 phút. Rót ra ly để nguội và uống hết trong ngày.
3. Nước cốt lá trầu không
Cách chữa viêm chân lông bằng lá trầu không thứ ba đó là thoa trực tiếp nước cốt lá trầu lên vùng da bị viêm. Với bản chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, nước cốt lá trầu không khi thoa lên da sẽ làm vi khuẩn bị suy yếu. Khi thoa nước lá trầu không trực tiếp lên da sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở các lỗ chân lông. Trước tiên rửa sạch lá trầu không với muối để sát khuẩn sau đó để ráo nước rồi cho vào máy xay nhuyễn. Bọc lá trầu đã xay vào miếng gạc hoặc vải mỏng, vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn hoặc bông tẩy trang thấm đẫm nước cốt lá trầu không sau đó thoa lên vùng da cần điều trị. Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kết hợp với các biện pháp trên để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Xem thêm: Viêm chân lông vùng kín – Nỗi niềm của hàng trăm chị em phụ nữ!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com