Tất tần tật về Demodex triệu chứng và cách điều trị, xét nghiệm Demodex ở đâu?

demodex trieu chung 1

Tất tần tật về Demodex triệu chứng và cách điều trị, xét nghiệm Demodex ở đâu?

Nội Dung Bài Viết

Tất tần tật về Demodex: triệu chứng và cách điều trị là nội dung của bài viết Physiodermie muốn chia sẻ hôm nay. Bệnh Demodex là loại bệnh ngoài da “đáng sợ”, chỉ cần nhắc đến Demodex cũng đã đủ làm cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Nhưng bên cạnh đó có rất nhiều câu hỏi đặt ra như Demodex là gì? Da nhiễm demodex chữa bao lâu thì khỏi? Viêm da demodex là một căn bệnh mới trong những năm gần đây và còn khá ít thông tin chính xác về nó. Hãy trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về viêm da demodex để phòng bệnh và chữa bệnh thật tốt nhé!

Demodex là gì? Viêm da demodex có nguy hiểm không?

Demodex là tên gọi của một loại ký sinh trùng (hay còn gọi là bọ ve) chúng là một trong số hàng tỷ ký sinh trùng, Demodex có kích thước nhỏ nhất trong số loại ký sinh trùng vì vậy rất khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Loài ký sinh trùng này thích cư ngụ những vùng thuộc các bộ phận nang lông và tuyến bã nhờn như: da mặt, mũi, trán, cằm, mắt,…

Ký sinh trùng demodex
Ký sinh trùng demodex

Demodex sống kí sinh trên cơ thể con người. Số lượng demodex kí sinh trong giới hạn cho phép thì hầu như không gây hại gì cho làn da. Tuy nhiên, nếu demodex sinh sôi và phát triển mạnh trên một vùng da nhất định sẽ gây tổn thương da nghiêm trọng. Viêm da demodex sẽ không nguy hiểm nếu bạn hiểu rõ kiến thức triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị demodex. Vậy viêm da demodex triệu chứng là gì?

Triệu chứng của bệnh Demodex

Triệu chứng của bệnh Demodex thường bị nhầm lẫn với hiện tượng viêm da dị ứng hoặc mụn do sinh lý tuổi dậy thì, chính vì nhiều sự nhầm lẫn như vậy cho nên bệnh demodex thường bị phát hiện muộn và điều trị sai cách, cuối cùng dẫn đến bệnh càng ngày càng nặng hơn. Demodex triệu chứng ra ngoài da như thế nào? Nếu da bạn đang có những biểu hiện như dưới đây thì 99% là bạn đang bị viêm da demodex.

  • Mụn mọc nhiều ở vùng da có nhiều dầu như cánh mũi, mũi, cằm và trán
  • Lỗ chân lông ở vùng bị mụn to ra
  • Ửng đỏ giống bị dị ứng
  • Da ngứa châm chích, đặc biệt ngứa vào ban đêm
  • Ngứa và rụng lông mi, lông mày, rụng tóc, ngứa da dầu.
Ký sinh trùng demodex sống và sinh sản trong tuyến bã nhờn - Demodex triệu chứng
Ký sinh trùng demodex sống và sinh sản trong tuyến bã nhờn

Trên đây là toàn bộ những triệu chứng của người bị nhiễm ký sinh trùng Demodex. Nhưng 3 cảnh báo bên dưới có thể kết luận ngay bạn có bị Demodex hay không:

1. Xuất hiện nhiều mụn ở các vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh

Ký sinh trùng demodex sống ở vùng da có nhiều dầu vì nguồn thức ăn chính của chúng là bã nhờn, thông thường chúng thường hoạt động mạnh ở vùng trán, hai bên cánh mũi, mũi và cằm. Mụn do demodex gây ra không đơn thuần là mụn trứng cá mà tất cả các loại mụn đều có thể nhân cơ hội này là hoành hành trên da mặt người bệnh và số lượng mụn xuất hiện rất nhiều. Có rất nhiều người nhầm lẫn mụn do demodex gây ra và mụn do kích ứng, thay đổi nội tiết tố,… cuối cùng dẫn đến sai cách điều trị và dĩ nhiên kết quả mang lại không như mong đợi.

Mụn do demodex triệu chứng thường xuất hiện ở vùng da có nhiều dầu
Mụn do demodex thường xuất hiện ở vùng da có nhiều dầu

2. Ngứa ngáy châm chích

Ngứa ngáy châm chích là hiện tượng không thể nào tránh khỏi đối với những bệnh nhân Demodex. Đặc biệt, vào ban đêm hiện tượng ngứa châm chích này càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn, vì ban đêm là thời điểm hoạt động của loài ký sinh trùng này (chúng rất sợ ánh sáng vào ban ngày). Lúc này chúng bắt đầu di chuyển đi kiếm thức ăn và tìm bạn tình để giao phối. Những hoạt động này của chúng diễn ra suốt cả đêm làm cho người bệnh có cảm giác như con gì bò lổm ngổm trên mặt rất khó chịu, rạng sáng chúng mới bắt đầu chui vào lỗ chân lông, đi sâu vào tuyến bã nhờn để tìm nơi trú ẩn và những con ký sinh trùng cái cũng bắt đầu đẻ trứng.

Chu trình này cứ lặp lại mỗi ngày và số lượng demodex ngày một sinh sôi, phát triển gây ra những tình trạng da nặng hơn như nổi mẩn đỏ theo từng mảng, rụng lông mi, tóc, lông mày,…

3. Mẩn đỏ khắp vùng da mụn

Đi kèm với mụn trứng cá là hiện tượng da bị ửng đỏ, nguyên nhân gây ửng đỏ là khi ký sinh trùng demodex chết đi thì phân và xác của chúng bị phân hủy thành dịch lỏng, dịch lỏng này làm cho da bị kích ứng mẩn đỏ và ngứa ngáy khó chịu. Chính vì da vừa bị mụn vừa bị mẩn đỏ nên nhiều người nhầm lẫn đây là tình trạng dị ứng. Chỉ khi nào đến bác sĩ xét nghiệm thời mới biết chính xác có phải demodex không thì cũng là lúc bệnh đang trong thời kỳ “hoành hành” mạnh nhất. Chính vì vậy cần phải “cảnh giác”, chỉ cần thấy da có những dấu hiệu lạ, nghi ngờ bị demodex thì hãy nhanh chóng đến bác sĩ xét nghiệm để xác định và tìm ra phương pháp điều trị đúng hướng.

Mẩn đỏ và cảm giác ngứa châm chích là dấu hiệu cụ thể nhất của demodex
Mẩn đỏ và cảm giác ngứa châm chích là dấu hiệu cụ thể nhất của demodex

Đây là 3 cảnh báo cực kỳ quan trọng, nếu bạn gặp phải 2 trong số những triệu chứng trên thì 99% là bạn đã hoặc có nguy cơ bị viêm da demodex. Tuy vậy, với mắt thường thì rất khó để phân biệt được đâu là bệnh demodex và đâu là hiện tượng viêm da thông thường. Bởi các triệu chứng demodex dạng nhẹ có biểu hiện tương tự như viêm da thông thường, chỉ khi demodex phát triển mạnh mới gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn trên da bạn. Vậy khi có những biểu hiện bất thường thì xét nghiệm demodex ở đâu để biết được da bạn có đang nhiễm demodex hay không?

Xét nghiệm demodex ở đâu?

Có rất nhiều người gặp những triệu chứng của demodex như trên và không phân biệt được da thực sự đang bị gì. Chính vì vậy chỉ cần phát hiện da có những biểu hiện bất thường thì hãy nhanh chóng đi xét nghiệm hoặc soi da tươi để cho ra kết quả chính xác là bạn đã bị nhiễm Demodex hay chưa. Từ đó tìm ra phương pháp trị liệu để tránh tình trạng da ngày một nặng hơn còn bạn thì vẫn nghĩ rằng đó chỉ là mụn dị ứng hay viêm da cơ địa. Hiện nay, xét nghiệm soi da tươi demodex bạn có thể đến Bệnh Viện Da Liễu, Viện ký sinh trùng hoặc soi da ở những spa uy tín có bác sĩ chuyên khoa. Hãy sáng suốt đưa ra lựa chọn an toàn nhất đối với làn da bạn!

1. Cách điều trị Demodex

Demodex là một loại bệnh ngoài da do ký sinh trùng demodex gây ra, muốn điều trị được bệnh thì quan trọng nhất phải hiểu được nguyên nhân và tập tính hoạt động của loài ký sinh trùng này. Demodex thường chỉ hoạt động vào ban đêm, vì ban ngày chúng rất sợ ánh sáng, “công cụ” lấy thức ăn chính là những cây kim sắc nhọn đâm sâu vào da lấy bã nhờn. Vào ban đêm cũng là lúc chúng kiếm bạn tình để giao phối và những con ký sinh trùng cái đào sâu vào lỗ chân lông và đẻ trong tuyến bã nhờn. Cứ như vậy chúng sống từ ngày này qua ngày khác trên da của người bệnh. Dựa vào tập tính của loài ký sinh trùng này từ nay chúng ta sẽ có cách điều trị bệnh đúng hướng.

Làm sạch da đúng cách

Hai từ khóa mà bạn phải nhớ khi tự chữa demodex đó là “rửa mặt” sạch và “tẩy tế bào chết” định kì mỗi tuần. Thức ăn của demodex là chất dầu có trong bã nhờn mà tuyến bã nhờn tiết ra. Vì thế, làm sạch da đúng cách để hạn chế tiết bã nhờn cắt đi nguồn thức ăn của demodex.

  • Tẩy trang và rửa sạch da hàng ngày bằng nước ấm. Chọn loại tẩy trang dạng nước, dạng sữa không dùng tẩy trang dạng dầu hoặc sáp có chứa nhiều dầu khoáng (mineral oil) có thể gây bít tắc lỗ chân lông nếu bạn nhũ hóa không kĩ.
  • Chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ an toàn và có độ pH ổn định với da.
  • Tránh xa các sản phẩm có chứa dầu (oil) vì chúng là nguồn thức ăn “khoái khẩu” của demodex.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ mỗi 1-2 lần một tuần. Chọn loại tẩy tế bào chết dạng peeling gel, dạng sinh học không chà xát và dùng lực mạnh trên bề mặt da.

Vệ sinh nơi ở và vật dụng cá nhân

  • Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, nệm và phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ bụi bẩn hoặc vi khuẩn, đảm bảo làn da ít tiếp xúc với các vật dùng chứa nhiều vi khuẩn nhất có thể.
Vệ sinh nơi ở và vật dụng cá nhân mỗi tuần một lần để ký sinh trùng demodex không có cơ hội phát triển
Vệ sinh nơi ở và vật dụng cá nhân mỗi tuần một lần để ký sinh trùng demodex không có cơ hội phát triển
  • Nơi ở cần sạch sẽ, thông thoáng, có ánh sáng mặt trời. Tránh những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
  • Các vật dụng cá nhân như: lược, quần áo, chăn, gối, nón, khăn… tuyệt đối không nên sử dụng chung với người khác.

Xây dựng một chu trình skincare đặc trị demodex

Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng mỹ phẩm điều trị mụn viêm, mụn trứng cá và nhiều loại mụn khác nhưng chưa có một sản phẩm đặc trị mụn do viêm da demodex nào hiệu quả. Tiên phong đi đầu trong thị trường với 2 loại kem đặc trị demodex là Anti Redness Micro Gel và Anti Redness Emulsion, Physiodermie là một thương hiệu dược mỹ phẩm thiên nhiên trị liệu Thụy Sĩ cam kết an toàn trên chính làn da nhạy cảm nhất.

Methode Physiodermie đã có 1 bài viết, gợi ý quy trình điều trị Demodex và một số sản phẩm đi kèm mà chúng tôi áp dụng cho khách hàng và cho ra kết quả rất khả quan. Những bệnh nhân đang bị nhiễm Demodex có thể tham khảo tại link dưới:

Xem thêm: 13 Điều bạn cần biết về Demodex – Cách Trị, Chăm Sóc và Phòng Tránh hiệu quả

Các bước điều trị trên đây đem lại kết quả như mong đợi của khách hàng. Nếu những ai đã được bác sĩ khẳng định nhiễm Demodex thì có thể liên hệ với Physiodermie để được tư vấn thêm về cách demodex điều trị và những thông tin liên quan đến sản phẩm. Nhưng quan trọng phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời, vì thế hãy quan sát thật kỹ những biến đổi của làn da để được chữa trị sớm nhất có thể.

2. Chăm sóc da sau demodex tránh tái phát

Chữa trị demodex có thể mất từ 3-6 tháng tùy vào cơ địa và mức độ đáp ứng của da. Quá trình chăm sóc da sau demodex là một quá trình cần sự kiên trì và theo đuổi đến cùng. Sau khi chữa demodex dứt điểm bạn đừng nên chủ quan mà hãy xây dựng 1 chu trình chăm sóc da khỏe mạnh để demodex không có cơ hội “tái phát” lần nữa trên da bạn. Dưới đây là những nguyên tắc chăm sóc da sau demodex bạn cần lưu ý:

  • Làm sạch da mỗi ngày 2 lần, sáng và tối. Làm sạch da tức là chúng ta nhắc đến double cleansing (tẩy trang – rửa mặt). Da bạn dù có make up hay không thì làm sạch là bước tối thiểu trong chu trình skincare. Làm sạch để lấy đi bụi bẩn, chất cặn bã của lớp make up, dầu nhờn của lỗ chân lông sau một ngày làm việc da mặt tiếp xúc với môi trường. Da phải thông thoáng và sạch sẽ thì mới hấp thu được tiếp các dưỡng chất tiếp theo.
Sữa rửa mặt tẩy trang Deep Cleansing Milk
Sữa rửa mặt tẩy trang Deep Cleansing Milk
  • Tẩy tế bào chết từ 1-2 lần mỗi tuần tùy tình trạng da. Thức ăn của demodex chính là chất dầu có trong bã nhờn và các tế bào chết nằm trong lỗ chân lông lâu ngày không được tẩy bỏ. Tẩy tế bào chết đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị demodex và sau điều trị, da mặt khi được loại bỏ lớp tế bào chết lỗ chân lông trở nên thông thoáng và không bị bít tắc – nguyên nhân gây nên mụn.
Tẩy tế bào chết sinh học enzyme Soft Face Bio peeling
Tẩy tế bào chết sinh học enzyme Soft Face Bio peeling
  • Luôn luôn thoa kem chống nắng vào ban ngày. Có một câu nói vui của các beauty blogger rằng “Không thoa kem chống nắng thì đừng dưỡng da”. Kem chống nắng đóng 1 vai trò cực kì cực kì quan trọng trong suốt cuộc đời của các cô gái. Tác hại của tia UV đối với làn da chắc hẳn ai trong chị em chúng ta cũng biết. Vì thế, bất kể là trời có nắng hay không, các cô gái luôn luôn phải nhớ thoa kem chống nắng khi ra đường. Lưu ý: Chọn loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm và không chứa oil.
Kem chống nắng sinh học organic High Protection Sunscreen
Kem chống nắng sinh học organic High Protection Sunscreen
  • Cấp nước đầy đủ cho da. Cấp nước cho da chúng ta có 2 cách: uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và bổ sung serum cấp nước/ khoáng chất/ kem dưỡng chứa Hyaluronic Acid cho da. 8 tiếng cơ thể chìm vào giấc ngủ là thời điểm thích hợp để bổ sung độ ẩm cho da bởi thời gian này khả năng hấp thu của da tăng gấp đôi so với ban ngày. Da khỏe là da luôn có đủ độ ẩm và không tiết quá nhiều dầu. Da khỏe mạnh chính là nền tảng vững chắc để chống lại viêm da demodex tái phát.
Serum cấp nước đa tầng Bi-Molecular Hyaluronic Acid
Serum cấp nước đa tầng Bi-Molecular Hyaluronic Acid

 

 

Demodex là loại ký sinh trùng có trên da của tất cả chúng ta và chỉ gây hại khi chúng sinh sôi với số lượng nhiều. Ngay khi có những dấu hiệu nhiễm bệnh hoặc nhận kết quả xét nghiệm dương tính với Demodex hãy gấp rút lên kế hoạch điều trị phù hợp và nghiêm túc. “Cuộc chiến” điều trị Demodex chưa bao giờ dễ dàng nhưng cũng không phải quá khó nếu chúng ta xác định được mình đang ở giai đoạn nào và có kiến thức về thuốc Demodex. Nếu bệnh nhân nào vẫn còn hoang mang chưa “định vị” được tình trạng bệnh có thể liên hệ với đội ngũ bác sĩ của Methode Physiodermie ngay hôm nay để được hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn có một làn da khỏe đẹp!

5/5 - (2 bình chọn)

Nguồn tham khảo

Chia sẻ bài viết:
Thẻ bài viết:

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

icon chữ thập
Methode Physiodermie – Thương hiệu Dược Mỹ Phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ

✡ Cung cấp giải pháp chăm sóc da đặc trị và chuyên nghiệp cho khách hàng, Spa, SkinCare, Thẩm Mỹ Viện, Clinic,… Chặng đường hơn 45 năm nghiên cứu và phát triển, Physiodermie luôn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành Dược Mỹ Phẩm Thụy Sĩ.
Bạn đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của Physiodermie? Đặt lịch soi da và tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay:

You Might Also Like

KẾT NỐI

Shopping Cart