Đa số chúng ta thường bôi kem chống nắng qua loa và không quan tâm đến kem chống nắng có tác dụng bao lâu trên da. Điều này có thể gây phản ứng ngược, hiệu quả bảo vệ kém, làm da không đều màu. Đọc ngay bài viết để biết thêm thông tin về kem chống nắng có tác dụng bao lâu trên da nhé!
Viêm da, nổi mụn, lão hóa, sạm da là những tình trạng thường gặp trong những ngày hè nắng nóng khi bạn không bôi kem chống nắng đúng cách. Việc bôi kem chống nắng là một bước quan trọng trong quá trình chăm sóc da hàng ngày. Vậy kem chống nắng có tác dụng bao lâu trên da? Hôm nay hãy cùng Physiodermie tìm hiểu thêm thông tin về kem chống nắng nhé!
1. Các loại kem chống nắng phổ biến
1.1. Kem chống nắng vật lý (Sunblock)
Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng có thành phần chính là các hạt khoáng như titanium dioxide và zinc oxide. Những hạt khoáng này có khả năng chống lại các tia UV, ngăn cản tia UV xuyên qua các lớp biểu bì, không làm hại da.
Ưu điểm: Kem chống nắng vật lý có tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời gian cho kem ngấm vào da. Sau khi sử dụng kem chống nắng bạn có thể đi ra ngoài và hoạt động ngay được. Ngoài ra, loại kem này bảo vệ da toàn diện khỏi tia UVA và UVB và tạo thành lớp màng bảo vệ da bền vững dưới tác động của môi trường trong thời gian dài.
Trong thành phần kem chống nắng vật lý có chứa titanium dioxide và zinc oxide sẽ giúp nâng tone da. Đây cũng được xem là một ưu điểm của các loại kem chống nắng vật lý với những ai có nhu cầu lựa chọn loại kem chống nắng vừa bảo vệ làn da, vừa nâng tone da mặt.
Khi lựa chọn và bôi loại kem chống nắng vật lý, các bạn nên lưu ý thoa đều lên da để tránh tình trạng bết dính hoặc xuất hiện những vệt trắng. Do tính chất của kem chống nắng vật lý là tạo ra một lớp màng bảo vệ da nên khó tiệp màu với lớp nền trang điểm, đặc biệt là các loại kem nền có kết cấu dạng sữa hoặc lỏng. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng kem nền dạng bột hoặc phấn phủ để giúp lớp trang điểm bền hơn trên da.
1.2. Kem chống nắng hóa học (Sunscreen)
Kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, thấm và hấp thụ các tia UV, sau đó xảy ra phản ứng phân hủy chúng trước khi tác hại có thể đến với da.
Ưu điểm: Kem chống nắng hóa học có kết cấu mỏng, nhẹ, ít gây bít tắc lỗ chân lông. Sản phẩm thích hợp sử dụng hàng ngày mà không tăng nguy cơ hình thành mụn, và lượng kem phải sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý. Thành phần của kem chống nắng hóa học thường chứa oxybenzone, avobenzone nên không gây ra tình trạng vệt trắng trên da và không gây bóng nhờn. Chất kem của kem chống nắng hóa học dễ thấm và dễ tiệp vào màu da.
Tuy nhiên, thông thường thì kem chống nắng hóa học cần đợi 15 – 30 phút để kem thẩm thấu hoàn toàn vào da và phát huy tác dụng tối ưu. Do đó khi đi ra ngoài, các bạn cần nhớ chú ý thời gian để thoa kem trước nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ da tốt nhất.
2. Chỉ số SPF của kem chống nắng
SPF (viết tắt của Sun Protection Factor) là một yếu tố bảo vệ da khỏi tia UV nguy hiểm trong ánh nắng mặt trời. Hiện nay, chỉ số SPF trong các dòng kem chống nắng nằm trong khoảng từ SPF 15 đến khoảng SPF 100.
Theo quy định Quốc tế 1 SPF = 10 phút bảo vệ da. Dựa theo chỉ số này bạn có thể biết được chỉ số của kem chống nắng mà bạn lựa chọn sẽ giúp bạn bảo vệ trong vòng bao lâu. Nếu bạn chọn kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống nắng càng mạnh. Tuy nhiên, các tác động từ bên ngoài (như gió, bụi, nước,…) có thể ảnh hưởng và làm giảm đi thời gian chống nắng của sản phẩm.
3. Kem chống nắng có tác dụng bao lâu trên da?
Thông thường, kem chống nắng có thể giữ được hiệu quả bảo vệ da khoảng từ 90 – 120 phút tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng như chỉ số chống nắng (SPF), lượng kem chống nắng được sử dụng, loại kem chống nắng và thời tiết.
Dưới đây là một số chỉ số SPF thường gặp với các sản phẩm chống nắng:
- Kem chống nắng có chỉ số SPF 50 có thể bảo vệ da trong khoảng 500 phút = 8,3 giờ
- Kem chống nắng có chỉ số SPF 45 bảo vệ da trong khoảng 450 phút = 7,5 giờ
- Kem chống nắng có chỉ số SPF 30 bảo vệ da trong khoảng 300 phút = 5 giờ
Dựa trên những ví dụ trên, bạn có thể hoàn toàn tính được thời gian bảo vệ của loại kem chống nắng mà bạn đang sử dụng.
Bên cạnh đó, chỉ số SPF còn có thể được hiểu theo % bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV. Cụ thể như sau:
- SPF 50 ngăn chặn 98% tia UVB
- SPF 30 ngăn chặn 97% tia UVB
- SPF 15 ngăn chặn 93% tia UVB
Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) trong kem chống nắng là một thước đo cho biết khả năng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV trong thời gian dài hơn. Chỉ số SPF càng cao thì kem chống nắng sẽ bảo vệ da càng tốt và lâu hơn trước tác động của tia UV. Ví dụ, một sản phẩm có chỉ số SPF 30 sẽ bảo vệ da khỏi tia UV trong khoảng thời gian lâu hơn khoảng 30 lần so với việc không sử dụng kem chống nắng. Việc sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF cao kết hợp cùng nhiều phương pháp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV như mặc kín sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
4. Để kem chống nắng lâu trên da có sao không?
Trên thực tế các bạn không nên để kem chống nắng quá lâu trên da, tránh để qua đêm. Vì việc này dễ làm bít tắc lỗ chân lông dẫn đến tình trạng gây mụn. Đồng thời, các nhà khoa học khuyến nghị bạn nên bôi lại kem chống nắng sau khoảng 4 – 5 giờ để luôn đảm bảo làn da được bảo vệ hiệu quả.
Đối với những bạn có làn da dầu, da mụn phải lưu ý thường xuyên bôi lại kem chống nắng để tránh bị tổn thương bởi ánh nắng gay gắt từ mặt trời. Bên cạnh đó, bạn cần đặc biệt lưu ý chọn sản phẩm phù hợp để da không bị mẩn đỏ và kích ứng. Việc bôi kem chống nắng sẽ giúp giảm đi tình trạng thâm mụn. Nguyên nhân do thâm mụn tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp sẽ làm cho quá trình phục hồi da lâu hơn.
5. Thoa kem chống nắng bao lâu thì rửa mặt?
Sau một ngày dài, da sẽ chứa rất nhiều bụi bẩn và dầu thừa. Vì vậy, khi về nhà các bạn cần tẩy trang thật sạch với nước tẩy trang để loại bỏ các bụi bẩn và kem chống nắng còn đọng lại trong lỗ chân lông. Sau đó, hãy rửa lại bằng sữa rửa mặt để chắc rằng các bụi bẩn, dầu thừa và kem chống nắng được loại bỏ hoàn toàn. Điều này giúp da được thông thoáng, giảm tình trạng gây mụn.
6. Nên bôi kem chống nắng mấy lần một ngày?
Đa số mọi người hiện này đều lầm tưởng rằng lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt và nghĩ rằng như da sẽ được bảo vệ hiệu quả. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Các bạn nên sử dụng kem chống nắng song song với việc mặc kín khi ra ngoài để kem chống nắng có tác dụng lâu hơn và tránh tác hại từ tia cực tím gây tổn thương làn da.
Trên thực tế, tác dụng của kem chống nắng sẽ bị giảm dần theo thời gian và bị phân hủy tác động trực tiếp với ánh sáng. Bên cạnh đó, kem chống nắng cũng sẽ giảm đi một lượng đáng kể khi tiếp xúc với quần áo, hoạt động thể thao, di chuyển, mồ hôi từ cơ thể làm trôi kem và các yếu tố bên ngoài môi trường.
Việc bôi lại kem chống nắng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với nước qua các hoạt động bơi lội, bạn nên dùng bông tẩy trang lau khô da mặt và bôi lại ngay sau đó để da luôn được bảo vệ tốt nhất.
Thông thường các nhà khoa học khuyến nghị nên bôi lại sau 2 giờ đồng hồ. Tuy nhiên bạn có thể bôi lại sau 3 – 4 giờ nếu chỉ số chống nắng của sản phẩm cao và bạn không hoạt động nhiều.
7. Bôi lượng kem chống nắng bao nhiêu là đủ?
Đối với một người trưởng thành, khoảng 1/4 muỗng cà phê kem chống nắng là đủ để bảo vệ toàn bộ khuôn mặt và cổ. Nếu bạn không sử dụng đủ lượng kem, da sẽ không được bảo vệ đầy đủ và dễ bị tổn thương, nhất là trong những ngày hè nắng nóng.
Tóm lại, kem 00chống nắng có tác dụng bao lâu trên da sẽ còn tùy thuộc vào loại sản phẩm, mức độ hoạt động của bạn như thế nào,… Điều quan trọng cần lưu ý là chúng ta cần chọn sản phẩm chất lượng để đảm bảo làn da được bảo vệ toàn diện, an toàn. Mong rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức chăm sóc da bổ ích trong hành trình tìm kiếm làn da đẹp hoàn hảo nhé!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com