Khi trang điểm, bước nào đóng vai trò quan trọng nhất? 90% các cô gái sẽ trả lời rằng lớp nền quyết định rất lớn đến vẻ đẹp toàn diện cho cả khuôn mặt. Tuy nhiên, vẻ đẹp của lớp nền liên quan đến rất nhiều yếu tố khác như loại kem nền, dụng cụ đánh nền, thứ tự các bước trang điểm. Vậy kem nền là gì? Nên dùng kem nền dạng thỏi hay kem nền dạng lỏng?
Kem nền là gì?
Kem nền là gì? Kem nền là một loại mỹ phẩm trang điểm có màu sắc trùng với da, thoa lên khuôn mặt để tạo lớp nền trang điểm, hiệu chỉnh tông màu và nâng tông da. Lớp nền đó tạo cho da mặt độ mịn màng và tươi sáng giúp làn da bạn như “khoác” lên mình một chiếc áo mới. Một số loại kem nền khác còn có thêm chỉ số chống nắng, thành phần dưỡng ẩm, độ che phủ cao che lấp các khuyết điểm. Phân loại theo kết cấu, kem nền chia làm 2 loại: kem nền dạng thỏi và kem nền dạng lỏng.
Phân biệt kem nền dạng thỏi và kem nền dạng lỏng
1. Kem nền dạng thỏi là gì?
Kem nền dạng thỏi có thiết kế giống như một cây bút sáp hay cây son dạng thỏi, kem được nén chặt thành thanh dài đựng trong lớp vỏ. Sử dụng bằng cách dùng đầu thỏi quẹt trực tiếp kem nền lên da. Kem nền dạng thỏi có ưu điểm lớn là rất tiện lợi khi sử dụng và không mất nhiều thời gian như kem nền dạng lỏng. Việc dùng đầu thỏi bôi trực tiếp lên mặt mà không cần dùng tay, mút hay cọ trang điểm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho da mặt. Tuy nhiên, kem nền dạng thỏi có một nhược điểm là kết cấu kem được nén chặt thành thỏi nên rất dày khi thoa trực tiếp lên mặt dễ để lại vết hằn, kem tán không đều và trông không được tự nhiên.
2. Kem nền dạng lỏng là gì?
Kem nền dạng lỏng thông dụng hơn kem nền dạng thỏi và được thiết kế với rất nhiều các phiên bản khác nhau như bb cream, cushion,… Kết cấu của kem nền là dạng kem lỏng dễ tán lên mặt bằng nhiều cách như dùng tay, mút hoặc cọ trang điểm. Kem nền dạng lỏng mang đến những ưu điểm vượt trội hơn bất kì loại kem nền nào khác. Lớp nền trang điểm của bạn trông sẽ rất tự nhiên, mỏng nhẹ, tiệp hoàn toàn vào da. Theo thời gian, kem nền dạng lỏng ngày càng được cải tiến khi các thành phần dưỡng ẩm, chiết xuất từ thiên nhiên được đưa vào Tint Moisturizer (kem dưỡng có màu) giúp các chị em yên tâm hơn về tính an toàn của kem nền khi phải trang điểm thường xuyên. Ngoài ra, kem nền dạng lỏng còn có thêm thành phần chống nắng tương đương SPF 30+.
Xem thêm: Có bao nhiêu cách tán kem nền?
Các bước make-up cơ bản
Thứ tự các bước trang điểm cơ bản không chỉ giúp bạn tạo một lớp nền trang điểm hoàn hảo mà còn hạn chế tối đa những vấn đề thường gặp khi trang điểm thường xuyên như: bít tắc lỗ chân lông, mẩn đỏ, sinh mụn,.. Sau khi làm sạch da bằng sữa rửa mặt và nước hoa hồng cân bằng pH, thứ tự các bước make-up cơ bản như sau:
Bước 1: Thoa kem dưỡng ẩm. Kem dưỡng ẩm cung cấp độ ẩm và giữ cho da bạn không bị khô, giúp lớp nền bền màu và bám vào da lâu hơn, không gặp hiện tượng “cakey” (mốc) vì thiếu ẩm.
Bước 2: Bôi kem chống nắng. Với thời tiết khắc nghiệt mùa hè của miền bắc hay nắng nóng quanh năm của miền nam, bôi kem chống nắng mỗi ngày khi ra đường để chống lại tác hại của tia UV trong ánh nắng mặt trời, bảo vệ làn da bạn khỏi các gốc tự do là rất quan trọng. Dù bạn có make-up hay không, đừng quên thoa kem chống nắng!
Bước 3: Thoa kem lót (nếu có). Kem lót có tác dụng làm mịn bề mặt da, tạo một lớp base giữa lớp dưỡng và lớp nền phía sau giúp kem nền “ăn” hơn trên da bạn.
Bước 4: Đánh kem nền/cc cream/bb cream/cushion/tension. Tùy vào nhu cầu trang điểm hàng ngày, trang điểm đi tiệc, muốn một lớp nền tự nhiên hay cover hoàn hảo, chúng ta chọn 1 sản phẩm đánh nền khác nhau. Đối với kem nền/cc cream/bb cream có thể tán kem bằng mút hoặc sponge ẩm. Đối với cushion/tension tán kem bằng mút chuyên dụng đi kèm theo sản phẩm. Có thể dùng thêm 1 chút kem che khuyết điểm sau đó để cover những khuyết điểm trên khuôn mặt.
Bước 5: Đánh phấn phủ. Dùng cọ chuyên dụng lấy một ít phấn phủ sau đó rũ nhẹ cọ để phấn tan đều ra, đánh 1 lớp mỏng phấn phủ lên khắp khuôn mặt, chú ý vùng chữ T (mũi-cằm-trán). Phấn phủ giúp lớp nền của bạn bền màu hơn và kiềm dầu tốt.
Bước 6: Xịt khoáng. Cuối cùng, dùng xịt khoáng hoặc xịt giữ lớp make-up để cung cấp độ ẩm, khóa lớp makeup lại giúp chúng định vị trên khuôn mặt bạn mà không bị trôi hay bong tróc.
Kem dưỡng có màu đa năng Sublimating Cream
Một lớp nền hoàn hảo không tì vết là ước mong của rất nhiều cô gái có niềm đam mê bất tận đối với make-up. Kem nền dạng lỏng nhiều dưỡng chính là best choice của xu hướng make-up năm 2019. Với kết cấu lỏng, thành phần dưỡng lành tính bonus thêm chỉ số chống nắng khiến không ít chị em mê mẩn bởi sự tiện lợi ở trong 1 tuýp kem nhỏ xinh. Sublimating Cream của dược mỹ phẩm Thụy Sĩ Physiodermie là một trong số ít kem nền đa năng đó.
- Chiết xuất 3% tảo biển xanh Blue Algae (thu hoạch từ hồ Klamath, thuộc vùng núi lửa Cascadian của Oregon (Hoa Kỳ)- hồ nước cạnh núi lửa được bảo tồn nghiêm ngặt, nước hồ rất giàu các nguyên tố vi lượng) cung cấp rất nhiều khoáng chất cho da, tăng độ đàn hồi da, tái tạo collagen và elastin, chống lão hóa cực mạnh.
- Chỉ số chống nắng tương đương SPF 30 nhờ tảo biển xanh còn có khả năng tổng hợp Amino-Acids giúp bảo vệ ADN khỏi tác hại của các gốc tự do.
- Hợp chất betaglucan chiết xuất men sinh học tăng cường khả năng phòng vệ, bảo vệ lớp màng ngoài cùng của da (Hydrolipid) luôn khỏe mạnh, căng bóng.
- Trà xanh, nho đỏ, rễ cây khoai mỡ, dầu lúa mạch và lupin cung cấp thêm độ ẩm cho da khiến lớp nền không bị cakey.
- Phytosterol tự nhiên từ đầu nành và Wild Yam (khoai mỡ) giúp cân bằng nội tiết tố trên da, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh. Sự sụt giảm về hóc môn ở độ tuổi trung niên làm da nhăn nheo và thiếu đàn hồi, Phytosterol trong Sublimating Cream sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này.
- Thành phần tạo màu hiệu ứng ngọc trai giúp tạo nền da sáng, đồng màu tự nhiên mà không trắng bệt.
Sublimating Cream sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề khó nhằn bởi bảng thành phần quá “lành” với 3 công dụng dưỡng da – chống nắng – che phủ mà bà mẹ đang mang thai hay da nhạy cảm đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, nếu làn da bạn quá nhiều khuyết điểm và đòi hỏi độ che phủ cao thì Sublimating Cream không phải là lựa chọn tốt nhất, hoặc bạn có thể dùng thêm che khuyết điểm để cover nếu đã lỡ “trót yêu” Sublimating Cream ^^
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com