Tẩy da chết là một bước quan trọng trong chu trình skincare nhưng lại rất nhiều người bỏ qua. Không ít người nghĩ rằng làm sạch da là chỉ cần tẩy trang và rửa mặt. Với khí hậu nóng ẩm và môi trường nhiều bụi bẩn như ở Việt Nam thì chỉ rửa mặt thôi là không đủ. Trong bài viết lần này, Physiodermie sẽ phân biệt các sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt để bạn lựa chọn loại kem tẩy tế bào chết cho mặt phù hợp với làn da của mình nhất!
Tẩy tế bào chết là gì?
Tế bào chết là lớp biểu bì già nua mà da đào thải ra và hầu hết chúng đều được giữ lại ở trên da. Hậu quả chúng để lại là khiến da của chúng ta trở nên sần sùi, bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.
Tẩy tế bào chết là dùng các loại kem tẩy tế bào chết cho mặt để loại bỏ đi các tế bào cũ đã chết, lớp da thừa bị sừng hóa để làm thông thoáng lỗ chân lông. Lớp da chết được loại bỏ sẽ tạo điều kiện để các tế bào mới phát triển, lỗ chân lông không bị bít tắc và ngăn ngừa mụn giúp bạn có một làn da mịn màng. Tẩy tế bào chết là một bước cực kỳ quan trọng để sở hữu một làn da đẹp mịn màng.
Có 2 loại tẩy tế bào chết là tẩy tế bào chết hóa học và tẩy tế bào chết vậy lý (cơ học). Tùy theo loại da bạn đang sở hữu để lựa chọn loại tẩy tế bào chết phù hợp. Theo các chuyên gia da liễu, mỗi tuần nên tẩy tế bào chết tối thiểu 1 lần và tối đa từ 2 đến 3 lần.
Phân biệt các loại kem tẩy tế bào chết cho mặt
Tẩy tế bào chết vật lý (Physical Exfoliator)
Tẩy tế bào chết vật lý hay còn gọi là tẩy tế bào chết cơ học. Tẩy tế bào chết vật lý là dùng các sản phẩm có dạng hạt, dạng gel để chà xát lên bề mặt da. Các tế bào chết sẽ bị cuốn theo lớp gel đó nhờ lực tác động của tay.
Tẩy tế bào chết vật lý là phương pháp án toàn và không gây kích ứng cho da nên được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp tẩy tế bào chết cơ học này rất dễ dàng thực hiện nhưng có thể mang lại những tổn thương cho làn da. Sự ma sát của sản phẩm cùng lực tác động của tay lên bề mặt da khiến da bị bào mòn hoặc làm tổn thương các nốt mụn.
Tẩy tế bào chết vật lý phổ biến có 2 dạng:
Dạng hạt – Scrub
Tẩy da chết dạng scrub là dùng các kem tẩy tế bào chết cho mặt có chứa hạt hoặc các loại bột ngũ cốc, đường để ma sát làm mòn tự nhiên, lấy đi các tế bào chết. Chuyển động cơ học của hạt trên bề mặt da sẽ lấy đi các lớp da chết, bụi bẩn, bã nhờn.
Sau khi sử dụng tẩy da chết dạng hạt, làn da sẽ mịn màng và sáng ngay tức thì. Thế nhưng nhược điểm của tẩy tế bào chết dạng hạt là sẽ dễ gây tổn thương da. Kích thước của các hạt không đồng đều, các hạt to và sắc sẽ làm tổn thương da, gây ra những vết xướt cực kì nhỏ trên da. Lâu ngày, bụi bẩn dễ dàng xâm nhập qua các vết xước nhỏ đó khiến da bị viêm và dẫn đến mụn.
Lưu ý khi dùng tẩy tế bào chết dạng hạt: Chọn loại hạt kích thước nhỏ và siêu mịn để tránh chà xát gây tổn thương, lực tay khi tác động lên da không được quá mạnh.
Dạng kỳ – Peeling gel
Tẩy tế bào chết dạng kỳ thường là gel lỏng, không chứa hạt như scrub. Thoa lên da rồi massage gel sẽ nhanh chóng kết lại thành những cục vón như gôm. Những cục vón ban đầu chỉ lợn cợn và có màu trắng trong, massage lâu một chút sẽ gom lại thành những cục vón to hơn và đục màu. Đó thực chất không phải là da chết. Trong peeling gel có các sợi polymer cụ thể là silicone, phản ứng giữa silicone và dầu (bã nhờn) vón cục lại tạo thành “ghét”. Tác động của lực tay lên bề mặt da khiến silicone lăn tròn và nhẹ nhàng chà xát lấy đi dầu thừa và bụi bẩn trong lỗ chân lông. Sau khi tẩy da chết bằng peeling gel bạn sẽ thấy da mặt mịn màng tức thì và sáng sủa hẳn lên.
Peeling gel có ưu điểm là làm sạch da một cách nhẹ nhàng, không bị chà xát bởi hạt gây tổn thương như scrub. Chính vì thế, kem tẩy da chết cho mặt dạng peeling gel rất phù hợp với làn da nhạy cảm, kích ứng hoặc có mụn.
Tẩy tế bào chết vật lý nên sử dụng từ 1-2 lần mỗi tuần.’
Tẩy tế bào chết hóa học (Chemical Exfoliator)
Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp tẩy tế bào chết bằng các hóa chất, hiệu quả mang lại cao hơn tẩy tế bào chết vật lý. Các hóa chất tẩy tế bào chết phổ biến nhất là AHA – Alpha Hydroxy Acid và BHA – Beta Hydroxy Acid. Hoạt động của các hóa chất tẩy tế bào chết là phá vỡ lớp cấu trúc ở bề mặt trên cùng của da, từ đó loại bỏ các tế bào chết, thúc đẩy da sản sinh tế bào mới.
AHA – Alpha Hydroxy Acid
Axit điển hình cho AHA là Glycolic acid và Lactic acid. AHA là một loại axit tan trong nước (water-soluble) không thể chui sâu vào bề mặt da như BHA. Chính vì thế AHA là lựa chọn tối ưu cho những làn da chỉ bị vấn đề trên bề mặt như sần sùi, không đều màu, thô ráp, có nhiều mụn cám, mụn liti.. Đối với người mới sử dụng tẩy tế bào chết hóa học, nồng độ tác dụng tốt nhất của AHA là từ 4-10% và độ pH ở mức 3 – 4.
Da khô, lão hóa, da không đều màu, thô ráp, sần sùi và có mụn liti sẽ phù hợp với AHA. Nó không thích hợp với những người có làn da quá nhạy cảm bởi khả năng gây kích ứng cao. AHA giúp tẩy da chết trên bề mặt mang lại làn da mịn màng và đều màu.
BHA – Beta Hydroxy Acid
Axit điển hình cho BHA là Salicylic acid. Khác với AHA, BHA là axit tan trong dầu (oil-soluble) có thể hoạt động ở sâu trong các lỗ chân lông. BHA là lựa chọn cực kì phù hợp với các bạn gặp vấn đề về mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn ẩn, lỗ chân lông to và da nhiều dầu. Đặc biệt, BHA là một chất hiệu quả trong việc trị mụn vì khả năng chui sâu vào lỗ chân lông và làm sạch hiệu quả.
Nếu bạn có một làn da dầu và bị mụn thì nên lựa chọn BHA. Khả năng tẩy da chết bề mặt của BHA tuy không bằng AHA nhưng AHA dễ gây kích ứng hơn còn BHA làm sạch sâu, giảm bã nhờn và kháng viêm tốt. Hoạt động tốt nhất của BHA ở nồng độ từ 1-2% và độ pH ở mức 3 – 4.
Tẩy tế bào chết hóa học có thể sử dụng hàng ngày cùng các bước dưỡng da khác. Tuy nhiên, nếu da bạn thực sự rất nhạy cảm và mới làm quen với tẩy tế bào chết hóa học thì chỉ nên dùng 2-3 lần mỗi tuần để làm quen rồi mới tăng dần liều lượng.
Tẩy tế bào chết sinh học bằng Enzyme
Nếu sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý cho da mặt dạng scrub dễ gây tổn thương da, dạng peeling gel không đủ đô để làm sạch. Tẩy tế bào chết hóa học AHA/BHA có thể kích ứng khi dùng không đúng liều lượng thì tẩy da chết sinh học bằng enzyme là 1 lựa chọn an toàn tuyệt đối trên làn da cực kỳ cực kỳ nhạy cảm.
Enzyme là 1 protein làm chất xúc tác cho các phản ứng hóa học. Tế bào chết thường chứa protein và keratin, enzyme phá vỡ liên kết và hòa tan các protein trong tế bào chết thành các hạt nhỏ hơn và loại bỏ chúng. Các enzyme với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên do đó có thêm tác dụng chống oxy hóa và các gốc tự do.
Tẩy tế bào chết bằng enzyme cũng hoạt động giống như acid nhưng hoạt động với tốc độ chậm hơn do đó cực kỳ an toàn và không gây kích ứng. Màu sắc của lớp tế bào da thừa bong ra thể hiện mức độ tế bào chết và độc tố ẩn trong da của bạn.
Enzyme có thể tìm thấy trong những loại trái cây như đu đủ, thơm… Các hãng mỹ phẩm hiện nay cũng sản xuất ra các loại tẩy tế bào chết bằng enzyme thực sự có hiệu quả. Nhưng vì quá trình nghiên cứu và điều chế enzyme khá phức tạp nên những sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt bằng enzyme tốt thường có giá thành khá cao.
Tham khảo thêm: Kem tẩy tế bào chết cho da mặt bằng enzyme – Physiodermie Soft Face Bio peeling:
Bổ sung ngay Kiến thức tẩy tế bào chết để có một làn da khỏe mạnh!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com