Ban đêm có cảm giác như kiến bò trên mặt, da bắt đầu xuất hiện nhiều sẩn ban đỏ như bị mụn trứng cá nhưng điều trị lâu không khỏi là các biểu hiện bạn đã bị nhiễm ký sinh trùng Demodex. Vậy ký sinh trùng demodex là gì? Chúng có bao nhiêu loại và cách nhận biết như thế nào? Cùng đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Bài viết liên quan: 13 Điều bạn cần biết về Demodex – Cách điều trị, chăm sóc và phòng tránh hiệu quả
Sơ lược về ký sinh trùng demodex trên da mặt
1. Cơ chế sinh bệnh của Demodex
Ký sinh trùng Demodex là một loại vi sinh vật thuộc hệ sinh thái của da. Chúng thuộc họ ve mạt, là loại ký sinh nhỏ nhất trong ngành chân khớp. Trên cơ thể vật chủ, demodex kí sinh chủ yếu tại nang lông và tuyến bã ở các vị trí như mặt, mũi, cằm lông mi, lông mày, trán,… Demodex kí sinh hòa bình trên da và không gây tác hại nào khi ở số lượng dưới 5 con trên 1 vi trường (soi tươi demodex bằng kính hiển vi). Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy giảm, da bị tổn thương hay mất sức đề kháng, demodex có thể phát triển thành số lượng lớn và gây bệnh.
2. Phân loại ký sinh trùng demodex
Trên thế giới, có khoảng 65 loài ký sinh trùng Demodex nhưng phổ biến nhất chỉ có 3 loại kí sinh chủ yếu trên vật chủ (người và động vật).
Demodex folliculorum và Demodex brevis
- Demodex folliculorum: có chiều dài 0,3 – 0,4 mm thuộc loại đuôi dài, trú ngụ trong nang lông nhỏ, đặc biệt là lông mi, thức ăn chính là tế bào da chết.
- Demodex brevis: chiều dài 0,15 – 0,2mm thuộc loại đuôi ngắn, được tìm thấy trong các tuyến bã nhờn được kết nối với các nang lông nhỏ, thức ăn chủ yếu là dầu nhờn.
Demodex canis
Loài Demodex canis sống chủ yếu trên các con chó nhà gây ra bệnh ghẻ demodex hay còn gọi là xà mâu. Do đặc tính demodex sống sâu trên các lớp bì, sự lây lan xảy ra thông qua con đường tiếp xúc và phơi nhiễm kéo dài. Điển hình là lây truyền trong quá trình bú sữa giữa chó mẹ và chó con. Các vị trị xuất hiện thương tổn do Demodex chủ yếu ở trên mặt, mõm, chân trước và vùng quanh mắt. Hai dạng biểu hiện chính bao gồm: Dạng có vảy gây ra rụng lông khô, dày da, đóng vảy và dạng mụn mủ (thể này nghiêm trọng và gây nhiễm trùng thứ phát, có đặc trưng da đỏ, mụn mủ và nhiều nếp da gấp).
Tuy nhiên, demodex canis có thể thỉnh thoảng gây nhiễm trên da người qua đường tiếp xúc trực tiếp. Vì thế, hạn chế nuôi thú cưng đặc biệt là chó, mèo giúp giảm khả năng mắc bệnh viêm da demodex.
Xem thêm: Viêm da Demodex & hiểm họa do dùng mỹ phẩm kém chất lượng
Cách nhận biết ký sinh trùng demodex
1. Biểu hiện da nhiễm Demodex
Viêm da do demodex gây nên là một bệnh lý không có các dấu hiệu hay triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên những biểu hiện đặc trưng ở các trường hợp khách hàng thực tế nhiễm demodex đến chữa trị tại Physiodermie có thể kể đến như:
- Nền da sần: bao gồm các đám đỏ da, sần đỏ, mụn ẩn,…
- Dầu nhờn tiết nhiều, lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má trở nên rộng hơn.
- Mao mạch bên trong da giãn nở gây nên hiện tượng giãn mao mạch dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
- Cảm giác kiến bò trên da mặt đặc biệt xuất hiện nhiều vào buổi tối nhất là vào ban đêm. Do vi khuẩn demodex thường hoạt động mạnh vào thời điểm này, chúng giao phối bên trong da gây cảm giác ngứa ngáy ở người bệnh. Các khu vực ngứa nhiều thường ở trán, cánh mũi, má. Người bệnh lúc này vô thức đưa tay lên mặt gãi gây nền các vết trầy xước trên bề mặt da mà họ không nhận ra.
- Rụng lông ở các khu vực: lông mày, lông mi, tóc, chân mày.
2. Xét nghiệm demodex soi tươi
Bệnh viêm da do ký sinh trùng demodex gây nên khá giống với một số triệu chứng của viêm da tiếp xúc, mụn trứng cá, da nhiễm corticoid. Để nhận biết dấu hiệu của bệnh cần sự quan sát và lắng nghe thay đổi của làn da một cách cẩn trọng. Do đó, cách nhận biết ký sinh trùng demodex chính xác nhất là thực hiện xét nghiệm demodex soi tươi. Tại Việt Nam, bạn có thể đến các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện có khoa ký sinh trùng để thực hiện xét nghiệm demodex soi tươi một cách chuẩn xác nhất.
Về bản chất, xét nghiệm Demodex soi tươi là phương pháp thủ công sử dụng dầu thực vật hoặc dung dịch KOH nhằm mục đích phá tan lớp sừng, thể hiện rõ hình thái loài Demodex gây viêm da và sự chuyển động của chúng. Có 2 phương pháp soi tươi qua kính hiển vi, cụ thể:
Phương pháp sử dụng KOH
- Mẫu bệnh phẩm: Vảy da. Thực hiện bằng cách dùng dao cạo cạo bệnh phẩm tại vị trí nghi ngờ và lấy vào bề mặt lam kính, tập trùng mẫu vào giữa lam kính. Các vị trí thường lấy bệnh phẩm: Mặt, đầu, ngực, lưng.
- Cách thực hiện: Sử dụng KOH 10% tác động lên biểu mô sừng làm cho chúng mềm và mỏng đi, từ đó bộc lộ rõ hình thái của demodex.
- Trình tự thực hiện: Nhỏ KOH 10% lên mẫu bệnh phẩm sau đó đậy lamen, chờ cho bệnh phẩm ngấm hóa chất.
Phương pháp sử dụng dầu thực vật
- Mẫu bệnh phẩm: Chất bã nhờn.
- Cách thực hiện: Hòa tan mẫu bệnh phẩm là chất bã nhờn trong dầu thực vật, hình thái của demodex trở nên rõ ràng và dễ quan sát.
- Trình tự thực hiện: Nhỏ 1 – 2 giọt dầu thực vật lên mẫu bệnh phẩm để chất bã hòa tan hoàn toàn vào dầu thực vật. Sau đó đậy kín lamen để bệnh phẩm ngấm hóa chất.
Kết quả mật độ và đánh giá:
Đọc kết quả: Quan sát sơ bộ hình thể ở vật kính X10 đếm được số lượng và độ tập trung của Demodex. Ở vật kính X40 quan sát nhận định rõ cấu tạo cùng hình thể của từng loại ký sinh trùng demodex. Đánh giá kết quả dựa trên quan sát được:
- Ở Demodex trưởng thành, cơ thể chia làm 3 phần rõ: Đầu, ngực, đuôi. Hình thể của Demodex folliculorum có đuôi dài và Demodex brevis có đuôi ngắn.
- Xét ở vi trường X10, nếu độ tập trung của demodex là từ 5 con trở lên: Demodex là tác nhân gây bệnh. Lúc này Kết quả đánh giá là “số lượng demodex cụ thể + đánh giá viêm da demodex”.
- Xét ở vi trường X10, nếu độ tập trung của demodex ít hơn 5 con: Demodex chưa hẳn là tác nhân gây bệnh. Kết quả đánh giá là “không tìm thấy demodex trên da + vấn đề da khác (nếu có)”.
Xem thêm: 5 lưu ý chăm sóc da bị nhiễm Demodex
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com