Toner, hay còn gọi là nước hoa hồng, là một sản phẩm đóng vai trò quan trọng không thể thiếu cho quy trình chăm sóc da dầu mụn tuổi dậy thì hiệu quả của phái đẹp. Toner giúp cân bằng độ PH sau khi dùng sữa rửa mặt, đồng thời làm sạch sâu bụi bẩn còn sót lại trong lỗ chân lông, từ đó giúp cho dưỡng chất hấp thu tốt hơn ở các bước dưỡng da kế tiếp.
Đối với làn da dầu và lại đang trong quá trình điều trị mụn, thì việc làm sạch đồng thời cấp nước cho da đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng ta nên biết rằng một khi da thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng da tiết nhiều dầu hơn bình thường, lỗ chân lông ngày càng mở rộng tạo điều kiện cho bụi bẩn dễ dàng xâm nhập làm bí bách da, da trở nên sần sùi, bong tróc và tình trạng mụn sẽ trở nên tồi tệ hơn. Lúc này, toner ngoài khả năng làm sạch còn có thể kiêm luôn việc cấp nước cho da, giúp da vừa giảm tiết dầu, giảm mụn, nhanh lành các tổn thương đồng thời cân bằng được độ PH lý tưởng cho da, ngăn được tình trạng bong tróc và co kéo da.
Vậy thì những cách sử dụng “ngoài lề” nào có thể khiến toner phát huy tối đa được công dụng trên, trở thành trợ thủ đắc lực cho làn da dầu mụn?
Xem thêm: Các Bạn Nữ Nên Làm Gì Để Hạn Chế Mụn Trứng Cá Tuổi Dậy Thì?
Phương pháp chăm sóc da dầu mụn tuổi dậy thì tối ưu?
Chúng ta thường hay biết đến toner với cách sử dụng “truyền thống” là đổ một ít ra tay sau đó vỗ đều lên da, hoặc dùng bông tẩy trang thấm ướt rồi lau lên mặt. Thì nay, bí quyết để có được “làn da sương khói” lúc nào cũng căng mọng như ngậm nước của các cô gái đến từ xứ sở kim chi đó chính là thoa lần lượt 7 lớp toner lên da, thay vì chỉ một lần như thông thường.
Phương pháp 7 Skin Method xuất hiện và bắt đầu thịnh hành từ đầu năm 2017 do cô Sarah Lee, một beauty blogger nổi tiếng trong giới làm đẹp và là người đồng sáng lập Glow Recipe nghĩ ra. Từ đó cho đến nay vẫn luôn là một trong những từ khoá hot được tìm kiếm trên Internet không chỉ ở Hàn Quốc mà cả quốc tế.
Các beauty blogger đã thi nhau chia sẻ trải nghiệm sau khi dùng phương pháp 7 Skin Method, hầu hết tất cả đều cảm nhận rằng làn da được cung cấp đủ độ ẩm vì hấp thụ dưỡng chất sâu hơn và nhiều hơn so với chỉ dùng một lần toner như thông thường. Thực tế cho thấy toner là dạng nước (hoặc dạng dung dịch) nên khả năng len lỏi và thẩm thấu sâu vào đến 10 – 30 lớp tế bào sừng chồng lên nhau mà không gây nên tình trạng bí bách da, từ đó giúp phương pháp này phát huy tối đa được công dụng dưỡng ẩm cho da.
Câu hỏi được đặt ra là đối tượng nào phù hợp với 7 Skin Method? Chúng ta được biết rằng Hàn Quốc có khí hậu lạnh và khô quanh năm nên rất phù hợp với phương pháp này. Còn đối với khí hậu khá nóng và ẩm như ở Việt Nam, đặc biệt là những bạn mún chăm sóc da dầu mụn tuổi dậy thì hiệu quả thì việc thay đổi, gia giảm các bước toner thực sự là một điều cần thiết để tránh việc làn da bị hấp thu dư dưỡng chất dẫn đến bí da và tình trạng mụn sẽ tồi tệ hơn. Nên thay vì 7 bước, các cô gái với làn da dầu mụn đỏng đảnh khó chiều chỉ nên dừng lại ở 3 bước thôi nhé! Chúng ta có thể dùng bông tẩy trang thấm toner lau da lần đầu, hai lần kế tiếp để tránh tình trạng cọ xát quá nhiều dễ gây tổn thương mụn thì nên đổ toner ra tay và vỗ đều lên da, liệu pháp này sẽ giúp các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào da hơn đồng thời kích thích tuần hoàn máu, giúp da hồng hào.
Rửa mặt bằng toner: Lạ nhưng vô cùng hiệu quả!
Thêm một trào lưu gây sốt nữa lại đến từ xứ sở kim chi dành cho các bạn muốn chăm sóc da dầu mụn tuổi dậy thì hiệu quả đó là pha nước với toner để rửa mặt. Rất nhiều cô gái đã thử nghiệm và đều cho cảm nhận rằng phương pháp này giúp giảm mụn, làm căng mịn da, thu nhỏ lỗ chân lông và giúp da khoẻ lên trông thấy.
Bản chất da mụn là dễ bị kích ứng và tổn thương, nên liệu pháp này giúp hấp thụ những dưỡng chất làm dịu da có trong toner một cách nhẹ nhàng mà không gây chà xát như khi bạn dùng bông tẩy trang lau toner lên mặt.
Toner chứa nhiều chất dưỡng ẩm đồng thời có khả năng hút ẩm, nên việc hoà loãng nước với một tỷ lệ toner phù hợp để rửa mặt sẽ phát huy tối đa công dụng của các chất hút ẩm trong việc vận chuyển dưỡng chất một cách nhanh chóng và nhiều hơn vào da.
Cách sử dụng thông thường sẽ là 2 nắp toner cho 500ml nước. Nghe rất “xót” toner phải không các cô gái? Có một “mẹo” nhỏ giúp tiết kiệm toner hơn, đó là thay vì dùng toner dạng nước thì toner dạng dung dịch lỏng (hay còn gọi là essence toner – nước cân bằng có nhiều thành phần dưỡng) cũng sẽ là một sự chọn hợp lý cho liệu pháp này. Chúng ta có thể ung dung hoà 1 nắp toner dạng dung dịch cùng 500ml nước để rửa mặt mà không lo việc sai tỷ lệ nhé!
Dùng toner làm mặt nạ : Phương pháp làm dịu và cấp nước thần kì cho làn da dầu mụn
Phương pháp này được sáng tạo bởi chuyên gia làm đẹp đến từ Nhật Bản – bà Chizu Sakei. Hiện nay dù đã 75 tuổi, nhưng bà vẫn duy trì được làn da bóng khoẻ, một phần chính là nhờ vào phương pháp Lotion mask. Theo bà, việc sử dụng Lotion mask mỗi ngày trong vòng 3 phút có thể mang lại hiệu quả tương đương với việc sử dụng serum dưỡng da.
Với làn da mụn, thì việc dùng mặt nạ dạng bột sệt, hay dạng đắp xong bắt buộc phải rửa lại với nước có thể khiến da bị chà xát trong quá trình rửa, từ đó dễ gây tổn thương mụn, đồng thời khó tránh khỏi việc rửa không kĩ sẽ khiến cho lỗ chân lông bị ách tắt, khiến tình trạng mụn càng trở nên tồi tệ hơn. Trong trường hợp này, việc sử dụng Lotion mask sẽ là phương pháp tối ưu và giúp cải thiện làn da một cách tốt nhất.
Cách sử dụng vẫn dựa trên nguyên lý toner chứa nhiều dưỡng chất và chất hút ẩm như đã nhắc ở phương pháp trên, vì vậy khi làm Lotion mask cần pha một lượng nước vừa đủ dùng cho một lần đắp mặt nạ và nhỏ khoảng 4-5 giọt toner vào đó. Sau đó bạn nhúng mặt nạ giấy (hoặc bông tẩy trang) vào và đắp trong vòng 3 phút. Nhớ là chỉ 3 phút thôi nhé! Vì nếu để quá lâu trên da thì mặt nạ sẽ hút ngược chất ẩm trở ra.
Một lưu ý quan trọng là nhiều người dễ mắc phải sai lầm khi cho trực tiếp toner lên mặt nạ, như vậy vừa tốn kém lại khiến da bị bội thực vì hấp thu quá nhiều dưỡng chất cùng một lúc, gây bí da và phản tác dụng.
Lời kết
Vậy là chỉ với một chai toner, chúng ta hoàn toàn có thể “hô biến” ra thêm nhiều cách sử dụng mang lại hiệu quả không ngờ. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp các bạn cải thiện được phần nào làn da dầu mụn “khó ưa” của mình nhé!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com