Tẩy tế bào chết là một bước skincare quan trọng trong quá trình dưỡng da. Tuy nhiên không được lạm dụng tẩy tế bào chết mỗi ngày vì có thể bào mòn và làm da trở nên nhạy cảm hơn. Tẩy da chết cũng như các bước dưỡng da khác, có tần suất phù hợp và những lưu ý khi thực hiện. Cùng Physiodermie ghi nhớ ngay những lưu ý khi tẩy tế bào chết cho da mặt an toàn nhất nhé!
Sử dụng kem tẩy tế bào chết cho da mặt
Có không ít người nhầm lẫn tẩy tế bào chết cho body có thể dùng cho da mặt. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cấu trúc và đặc điểm của da mặt khác hoàn toàn với da ở các vùng khác trên cơ thể. Da mặt có cấu tạo mỏng và nhạy cảm hơn so với cơ thể. Vì vậy tẩy tế bào chết cho da mặt bằng kem tẩy tế bào chết body sẽ làm vượt quá mức chịu đựng của da mặt gây tình trạng kích ứng và tổn thương da. Chọn loại kem tẩy tế bào chết cho da mặt cần hết sức lưu ý và biết cách phân biệt các loại kem tẩy tế bào chết cho mặt!
Không tẩy tế bào chết khi da đang tổn thương
Da mặt khi đang gặp vấn đề như có vết thương hở, da tổn thương và cực kỳ nhạy cảm. Lúc này ta không nên tẩy tế bào chết cho da. Bởi các hạt trong kem tẩy tế bào chết chà xát vào vết thương hở làm chúng bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các hoạt chất thanh tẩy có trong kem tẩy tế bào chết sẽ làm vết thương hở bị nhiễm trùng và viêm nặng. Đây là một trong những lưu ý khi tẩy tế bào chết cho da mặt mà bạn không được quên. Vì thế, khi da đang có quá nhiều vết thương hở, cần tối giản các bước skincare và hạn chế tẩy tế bào chết nhé!
Thao tác nhẹ nhàng
Một số loại tẩy tế bào chết vật lý hoặc sinh học có chứa hạt scrub với các kích thước khác nhau. Những hạt đó khi chà xát lên bề mặt da dễ gây nên những vết xước nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Để tránh tổn thương da, khi tẩy tế bào chết cần thao tác tay hết sức nhẹ nhàng. Massage với một lực vừa đủ để loại bỏ tế bào chết và tuyệt đối không được dùng hết sức bình sinh để tẩy da chết nhé! Đó là bạn đang giết chết da chứ không phải là tẩy da chết!
Tránh vùng da mắt
Một trong những lưu ý khi tẩy tế bào chết cho da đó là tránh vùng da quanh mắt. Khu vực da xung quanh mắt là vùng da rất mỏng và vô cùng nhạy cảm. Không có quá nhiều da chết tồn tại ở vùng da này vì thế tẩy tế bào chết vùng mắt là không cần thiết. Để tránh tác động đến vùng da nhạy cảm này, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết cho da mặt và khoanh vùng khu vực mắt không đụng chạm đến nó.
Dưỡng ẩm sau khi tẩy da chết
Một điều hiển nhiên là sau khi tẩy tế bào chết da sẽ trở nên mịn màng nhưng khô hơn bình thường. Lúc này, cần bổ sung độ ẩm cho da để cân bằng về trạng thái ban đầu. Đắp mặt nạ giấy hoặc dùng kem dưỡng ẩm là 2 lựa chọn phù hợp nhất sau khi tẩy tế bào chết. Bạn có thể đắp ngay mặt nạ giấy dưỡng ẩm khi vừa thực hiện tẩy tế bào chết cho da. Để mặt nạ trên da khoảng 10-15 phút rồi thoa thêm kem dưỡng ẩm rồi hãy đi ngủ nhé!
Bảo vệ da
Da sau khi tẩy tế bào chết sẽ mỏng và nhạy cảm hơn bình thường. Sáng hôm sau khi thức dậy bạn phải nhớ thoa kem chống nắng để bảo vệ da trước khi ra ngoài. Bất kể là tối hôm trước có tẩy tế bào chết hay không thì kem chống nắng là một sản phẩm bắt buộc phải có trong quá trình dưỡng da của bạn. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi các tia UV trong ánh nắng mặt trời – tác nhân gây hại hàng đầu đối với làn da bạn. Kem chống nắng SPF trên 30 là chỉ số phù hợp với làn da các cô gái làm việc trong môi trường văn phòng công sở không tiếp xúc quá nhiều với môi trường.
Tần suất sử dụng hợp lý
Tẩy tế bào chết là cực kỳ cần thiết với da mặt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tẩy tế bào chết quá thường xuyên và thực hiện nó mỗi ngày. Tần suất tẩy tế bào chết lý tưởng nhất cho da mặt là từ 2-3 lần mỗi tuần. Tẩy tế bào chết thường xuyên khiến da dễ kích ứng và mẩn đỏ, khô ráp. Khi da quá khô sẽ tiết dầu nhiều hơn bình thường để cân bằng lượng ẩm trên da. Da tiết quá nhiều dầu sẽ tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Tham khảo thêm về sản phẩm: Tẩy tế bào chết sinh học bằng enzyme Physiodermie Soft Face Bio – peeling chiết xuất mầm tre, tảo thạch y và kaolin được kiểm nghiệm an toàn cho mọi loại da kể cả da nhạy cảm nhất.
Xem thêm các kiến thức bổ ích về tẩy tế bào chết da mặt và body
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com