Sắc tố là một trong những yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Khi cơ thể khỏe mạnh, da sẽ không có bất kì dấu hiệu bất thường nào. Nhưng trong trường hợp da bị tổn thương, mắc các vấn đề da do nhiều nguyên nhân khác nhau thì màu sắc có thể thay đổi: trở nên tối hơn hoặc sáng hơn. Đó gọi là rối loạn sắc tố Melanin.
Xem thêm: Tại sao da bị tăng sắc tố xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ?
Rối loạn sắc tố da là gì?
Rối loạn sắc tố melanin trên da là tình trạng giảm hoặc tăng sắc tố bất thường được quyết định bởi melanin. Melanin là hắc sắc tố được tạo ra bởi tế bào melanocyte hay còn gọi là tế bào tạo sắc tố. Số lượng tế bào melanocyte ở mỗi người là như nhau tuy nhiên số lượng melanin tạo ra ở mỗi người là khác nhau.
Rối loạn sắc tố xảy ra khi lượng melanin trên da không được kiểm soát tốt. Khi melanin tạo ra quá nhiều kết quả sẽ dẫn đến tình trạng tăng sắc tố như nám da, tàn nhang hay đồi mồi. Ngược lại khi melanin được tạo ra quá ít sẽ dẫn đến tình trạng giảm sắc tố da như các bệnh bạch tạng, bạch biến.
Các tình trạng tăng hay giảm sắc tố đó có thể xuất hiện ở tất cả vùng da trên cơ thể như mặt, cổ, chân, tay hoặc nặng nhất là toàn thân.
Các vấn đề da do rối loạn sắc tố Melanin
1. Tăng sắc tố da
Là một dạng của rối loạn sắc tố melanin, tăng sắc tố hình thành do lượng melanin gia tăng quá mức tại một vùng da nhất định. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nội tiết tố thay đổi trong quá trình mang thai ở phụ nữ. Một số khác do mắc bệnh addison- giảm chức năng của tuyến thượng thận,… Hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời lâu ngày dẫn đến da bị sẫm màu ở các khu vực tiếp xúc trực tiếp. Tăng sắc tố cũng có thể được gây ra bởi các loại thuốc khác nhau bao gồm như: thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn nhịp và thuốc chống sốt rét.
Biểu hiện của tăng sắc tố da là sự xuất hiện của những đốm nâu sẫm màu mọc riêng rẽ hoặc thành từng mảng trên da gây mất thẩm mỹ. Tùy thuộc vào lượng melanin sản sinh và mức độ bệnh lý, các đốm nâu sẽ có mật độ dao động từ nhạt đến đậm, dày – mỏng hoặc nhỏ – to.
Tăng sắc tố da được biểu hiện bởi sự xuất hiện của các đốm sẫm màu mọc riêng rẽ hoặc thành từng vùng trên da gây mất thẩm mỹ. Các đốm sẫm màu này xuất hiện với mật độ nhạt – đậm, dày – mỏng hoặc to – nhỏ tùy theo mức độ bệnh lý. Tình trạng này được thấy rõ rệt nhất tại các vùng da như mặt, cánh tay, cổ…
2. Giảm sắc tố da
Ngược lại với tăng sắc tố, giảm sắc tố ở da là kết quả của việc giảm sản xuất melanin. Ví dụ về giảm sắc tố bao gồm:
- Bệnh bạch biến: Bạch biến là một trong những tình trạng rối loạn tự miễn dịch trong đó các tế bào sản xuất sắc tố bị tổn thương. Biểu hiện của bệnh là các mảng trắng, mịn xuất hiện trên da và phân bổ khắp cơ thể. Bạch biến là bệnh không có cách chữa trị hết hoàn toàn nhưng có thể điều trị bằng phương pháp dùng thuốc ức chế calcineurin (kem Elidel, thuốc mỡ Protopic) hoặc điều trị bằng tia cực tím.
- Bệnh bạch tạng: Bạch tạng là một tình trạng rối loạn sắc tố melanin do di truyền rất hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu do trong cơ thể mất đi enzyme sản xuất sắc tố melanin. Thêm vào đó, trong cơ thể của người mắc bệnh này sẽ có 1 gen bất thường hạn chế cơ thể sản xuất melanin. Tình trạng này dẫn đến thiếu hụt sắc tố nghiêm trọng ở da, tóc và mắt. Người bị bạch tạng sẽ có da trắng, tóc trắng ngay cả khi tuổi còn trẻ và bệnh thường xuất hiện nhiều ở những người da trắng. Giống như bạch biến, bạch tạng cũng không có cách điều trị khỏi hoàn toàn.
- Mất sắc tố do tổn thương da: Mất sắc tố xảy ra khi da bị nhiễm trùng, phồng rộp, bỏng, tổn thương do mắc các bệnh về da. Đặc biệt, mất sắc tố da thường xảy ra ở những người có tiền sử sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid trong thời gian dài. Tình trạng mất sắc tố cần rất nhiều thời gian để da tái tạo lại.
Những người mắc bệnh về rối loạn sắc tố melanin da thường dễ bị tổn thương bởi ánh nắng mặt trời do đó nên thường xuyên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.
Xem ngay các sản phẩm điều trị tăng sắc tố da mặt từ Physiodermie
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com