Hướng dẫn sử dụng corticoid đúng cách giảm thiểu tác dụng phụ

Hướng dẫn sử dụng corticord đúng cách

Hướng dẫn sử dụng corticoid đúng cách giảm thiểu tác dụng phụ

Nội Dung Bài Viết

Corticoid thuộc nhóm thuốc kháng viêm được sử dụng để giảm các tình trạng viêm trong cơ thể. Tuy nhiên sử dụng corticoid cần đúng liều lượng và tần suất vì quá liều sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực. Nắm rõ các kiến thức về nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng qua bài viết này nhé!

Bài viết liên quan: Da nhiễm corticoid – Nguyên nhân & dấu hiệu nhận biết

Dược lý lâm sàng và nguyên tắc hoạt động của corticoid

1. Trong quá trình chuyển hóa

Corticoid đóng vai trò như hormone cortisol ở tuyến thượng thận giúp cân bằng và duy trì các hoạt động của cơ thể. Khi bị thiếu hụt, bổ sung corticoid cần phải cẩn trọng về thời gian và liều lượng.

Thuốc corticoid
Thuốc corticoid
  • Chuyển hoá lipid: Corticoid giúp phân hủy lipid đồng thời phân bố lại lipid. Giảm mỡ ở các chi và tăng cường quá trình tổng hợp mỡ ở thân. Qúa liều corticoid sẽ dẫn đến sưng phù mặt, nửa thân do mỡ tích tụ nhiều.
  • Chuyển hoá Protid: Corticoid có khả năng làm ức chế quá trình tổng hợp protid. Đồng thời thúc đẩy quá trình dị hóa protid, do đó có thể chuyển acid amin từ cơ, xương vào gan để tạo ra glucose. Một tác dụng phụ có thể xảy ra là teo cơ, xốp xương nếu sử dụng corticoid với liều lượng cao hoặc trong thời gian dài
  • Chuyển hoá Glucid: Corticoid tham gia vào quá trình làm tăng làm tăng tổng hợp glucagon và tăng đường huyết. Vì thế, dùng corticoid lâu ngày có thể mắc phải bệnh tiểu đường.
  • Chuyển hóa muối nước: sử dụng corticoid quá liều gây ra tình trạng tăng thải Kali qua nước tiểu dẫn đến suy giảm Kali trong máu. Từ đó làm giảm tái hấp thu Canxi ở ruột và gây giảm lượng Canxi trong máu.

2. Tác dụng lên các cơ quan

Corticoid dạng tiêm
Corticoid dạng tiêm
  • Ức chế miễn dịch: Corticoid làm giảm số lượng các tế bào lympho. Ngoài ra còn gây ức chế chức năng thực bào, làm ảnh hưởng tới sự dịch chuyển của bạch cầu.
  • Ở hệ tiêu hoá: Corticoid giúp tăng cường sản sinh chất nhầy để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Kèm theo đó, nó cũng làm tăng cường quá trình tiết dịch vị dễ gây bệnh loét dạ dày.
  • Ở thần kinh trung ương: Corticoid kích thích hệ thần kinh trung ương do đó làm giảm cảm giác âu lo, bồn chồn, mất ngủ hoặc các rối loạn về thần kinh khác.

3. Các tác dụng trong điều trị

Ba công dụng chính của corticoid trong điều trị là: chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch. Tuy vậy, nó chỉ phát huy tác dụng tốt khi sử dụng ở nồng độ thích hợp (nồng độ cortisol trong máu cao hơn nồng độ sinh lý).

Các bệnh sử dụng corticoid trong điều trị
Các bệnh sử dụng corticoid trong điều trị
  • Tác dụng chống viêm: Corticoid giúp ức chế sự di chuyển của bạch cầu về ổ viêm bằng cách kìm hãm phospholipase A2, giảm quá trình giải phóng các leucotrien, prostaglandin, ức chế hoạt động giải phóng các men tiêu thể, giảm hoạt động thực bào và các bạch cầu đa nhân,…
  • Tác dụng chống dị ứng: Ức chế phospholipase C và phong tỏa hoạt động giải phóng trung gian của IgE, histamin, serotonin… tham gia vào phản ứng dị ứng.
  • Ức chế miễn dịch: Corticoid giúp ức chế quá trình tăng sinh và hoạt tính gây độc của các lympho T, ức chế hoạt động miễn dịch tế bào. Kìm hãm quá trình sản xuất TNF và làm suy giảm các hoạt tính diệt khuẩn.

Hướng dẫn sử dụng corticoid đúng cách từ Bộ Y Tế

1. Nguyên tắc sử dụng

Với rất nhiều công dụng trong điều trị các bệnh lý khác nhau, tuy nhiên sử dụng corticoid quá liều có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy nên khi dùng corticoid cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng sau:

  • Bắt dầu dùng từ liều thấp nhất, tránh dùng liều cao và kéo dài trong thời gian dài
  • Chọn glucocorticosteroid có t½ ngắn hoặc mức vừa tương đương như prednisolone
  • Để tránh làm tăng nguy cơ suy thượng thận cấp, tuyệt đối không ngưng sử dụng corticoid đột ngột sau thời gian điều trị dài ngày (>2 tuần), kể cả khi dùng ở liều thấp nhất.
  • Tăng cường ăn nhiều thực phẩm chứa protein, giàu calci và kali. Đồng thời, người bệnh hạn chế ăn muối, các thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường và lipid. Bổ sung thêm vitamin D trong quá trình điều trị.
  • Tuyệt đối vô khuẩn khi tiêm glucocorticosteroid vào ổ khớp để điều trị bệnh.

2. Các dạng cần lưu ý khi sử dụng corticoid

Corticoid dạng uống: Trong quá trình sử dụng corticoid dạng uống, người bệnh chú ý ăn đủ bữa để giảm kích ứng dạ dày, không tự ý ngưng thuốc đột ngột,… Quá trình điều trị sẽ kéo dài trong nhiều tuần để cơ thể có đủ thời gian đáp ứng thuốc và phục hồi khả năng sản sinh hormone tự nhiên. Do đó, cần giữ cho cơ thể khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học.

Thuốc corticoid bôi ngoài da
Thuốc corticoid bôi ngoài da

Corticoid bôi ngoài da: Corticoid dạng kem hoặc thuốc bôi điều trị chỉ nên thoa 1 lớp mỏng lên bề mặt da. Không sử dụng lượng thuốc quá nhiều và kéo dài có thể gây các tác dụng phụ. Cần tránh các vùng da bị tổn thương, tránh khu vực mắt, gần mắt. Ngoài ra, cần cẩn trọng với các mỹ phẩm trôi nổi chứa corticoid có thể khiến da bị nhiễm corticoid rất khó điều trị.

Bộ Y Tế khuyến cáo, người bệnh khi sử dụng các nhóm thuốc corticoid nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ điều trị. Người bệnh chỉ được sử dụng thuốc corticoid khi được bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc liều lượng nhiều hoặc ít hơn nếu không được sự cho phép của bác sĩ.

Xem thêm: Thuốc corticosteroid trị bệnh gì? Khi nào nên dùng thuốc corticoid?

Đánh giá post

Nguồn tham khảo

Chia sẻ bài viết:
Thẻ bài viết:

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

icon chữ thập
Methode Physiodermie – Thương hiệu Dược Mỹ Phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ

✡ Cung cấp giải pháp chăm sóc da đặc trị và chuyên nghiệp cho khách hàng, Spa, SkinCare, Thẩm Mỹ Viện, Clinic,… Chặng đường hơn 45 năm nghiên cứu và phát triển, Physiodermie luôn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành Dược Mỹ Phẩm Thụy Sĩ.
Bạn đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của Physiodermie? Đặt lịch soi da và tư vấn hoàn toàn miễn phí ngay:

You Might Also Like

KẾT NỐI

Shopping Cart