Một làn da mịn màng trắng sáng là mong ước của rất rất nhiều cô gái. Ngoài việc rửa mặt thì tẩy tế bào chết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chu trình chăm sóc da mỗi tuần. Thế nhưng tần suất tẩy tế bào chết như thế nào để không tổn hại đến da? Tẩy tế bào chết 1 tuần mấy lần là đủ?
Vì sao phải tẩy tế bào chết?
Có một câu hỏi đặt ra rằng làn da có cơ chế tự động tái tạo vậy tại sao lại cần tẩy tế bào chết? Tế bào chết thực chất là một quá trình bình thường của cơ thể đào thải mỗi ngày. Các tế bào cũ bị lão hóa chết đi sẽ được thay thế bởi các tế bào mới.
Tế bào chết khi không được loại bỏ sẽ tồn tại trên bề mặt da, ngày qua ngày thành một lớp màng dày làm bề mặt da trở nên sần sùi. Tai hại hơn nữa, khi tế bào chết tồn tại trên da sẽ gây bít tắc các lỗ chân lông, bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết tích tụ lại hình thành nên mụn.
Tế bào chết như 1 lớp màng nằm yên vị trên da. Chúng ngăn cản da tiếp xúc với các dưỡng chất trong các sản phẩm chăm sóc da. Khi đó, da không thể hấp thu dưỡng chất trọn vẹn nhất và làm giảm đi hiệu quả của sản phẩm bạn đang dùng.
Bên cạnh đó, chuyển động ma sát của các hạt hoặc lực tay khi tẩy tế bào chết dạng vật lý còn giúp lưu thông máu huyết và kích thích sản sinh tế bào mới tốt hơn. Vậy câu hỏi đặt ra là nên tẩy tế bào chết 1 tuần mấy lần là đủ?
Nên tẩy tế bào chết 1 tuần mấy lần?
Chúng ta nói nhiều về lí do vì sao phải tẩy tế bào chết mỗi tuần và tác dụng của tẩy tế bào chết là gì. Tức là tẩy tế bào chết cho da mặt là cực kỳ quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tẩy tế bào chết thường xuyên và hàng ngày. Việc tẩy tế bào chết quá nhiều làm da bị bào mòn và yếu đi. Da yếu và nhạy cảm rất dễ nảy sinh các vấn đề khác như mụn, mẩn đỏ, kích ứng. Thực chất là bạn đang tẩy tế bào chết hay giết chết da? Hãy tẩy tế bào chết đúng cách và đủ liều lượng. Tần suất tẩy tế bào chết phụ thuộc vào loại da và môi trường sống của bạn:
- Da dầu, hỗn hợp thiên dầu, môi trường làm việc ô nhiễm, tiếp xúc với khói bụi hàng ngày: tẩy tế bào chết 2-3 lần/1 tuần.
- Da thường, da hỗn hợp, môi trường làm việc văn phòng máy lạnh: tẩy tế bào chết 2 lần/1 tuần
- Da nhạy cảm, da mụn: tẩy tế bào chết 1-2 lần/1 tuần. Lưu ý: tránh dùng tẩy tế bào chết vật lý dạng hạt sẽ gây tổn thương cho da.
Các bước chăm sóc da cơ bản
Bước 1: Làm sạch sâu
Tẩy trang bằng nước tẩy trang để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, lớp make up trên bề mặt da. Sau đó rửa mặt bằng sữa rửa mặt giúp loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn còn sót lại trong lỗ chân lông.
Bước 2: Cân bằng độ pH da
Thoa nước hoa hồng để cân bằng độ pH và làm dịu da. Độ pH đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dưỡng da của bạn. Nước hoa hồng giúp cân bằng, cấp ẩm, làm dịu và se lỗ chân lông. Làn da khỏe mạnh và cân bằng sẽ dễ dàng hấp thu các dưỡng chất ở các bước tiếp theo.
Bước 3: Tẩy tế bào chết
Sau khi cân bằng da bằng nước hoa hồng. Để mặt khô tự nhiên.
- Đối với tẩy tế bào chết vật lý, lấy 1 lượng vừa đủ tẩy tế bào chết thoa đều khắp mặt rồi massage thành vòng tròn theo hướng từ trong ra ngoài. Massage khoảng 5 phút để gel/hạt có trong kem tẩy tế bào chết kết thành những cục vón như gôm kéo theo các tế bào chết. Sau đó rửa sạch mặt với nước.
- Đối với tẩy tế bào chết hóa học thường ở dạng lỏng. Thoa tẩy tế bào chết đều khắp mặt rồi massage hoặc vỗ nhẹ để tinh chất thẩm thấu sâu trong lỗ chân lông làm đứt gãy các liên kết của tế bào chết.
- Đối với tẩy tế bào chết sinh học bằng enzyme. Thoa lên da mặt khi còn khô, để khoảng 10 phút rồi massage để loại bỏ các hạt/gel vón lại tạo thành.
Tham khảo thêm về sản phẩm Kem tẩy tế bào chết cho da mặt bằng enzyme – Physiodermie Soft Face Bio peeling: chiết xuất mầm tre được điều chế khắt khe theo quy trình sản xuất của Thụy Sĩ – cam kết an toàn tuyệt đối tên làn da nhạy cảm:
Bước 4: Xông mặt
Xông mặt bằng máy xông hoặc xông kiểu truyền thống bằng cách nấu nước sôi rồi cho vào 1 bát lớn, thêm chanh + sả hoặc tinh dầu xông. Lưu ý: không nên để mặt quá sát vào nước xông mặt, khoảng cách tốt nhất là 20cm. Xông khoảng 10-15 phút, không nên xông mặt quá lâu.
Bước 5: Cân bằng da và dưỡng ẩm
Sau khi xông mặt có thể chườm đá hoặc thoa lại nước hoa hồng để cân bằng và se khít lỗ chân lông. Tiếp tục dùng các bước dưỡng tiếp theo tùy tình trạng da: serum, lotion… Cuối cùng khóa ẩm bằng kem dưỡng để cung cấp độ ẩm cho da và khóa tinh chất của các bước dưỡng trước lại.
Lưu ý: tẩy tế bào chết và xông mặt là 2 bước không cố định trong chu trình chăm sóc da hàng ngày. Mỗi tuần chỉ nên tẩy tế bào chết 2-3 lần và xông mặt từ 1-2 lần.
Xem thêm các bài viết khác về tẩy tế bào chết sao cho hiệu quả cao nhất
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com