Tẩy tế bào chết có quan trọng không trong quá trình chăm sóc làn da? Nếu da có khả năng tự tái tạo thì vì sao chúng ta lại thực hiện tẩy tế bào chết? Ngược lại nếu không tẩy tế bào chết thì da có bị ảnh hưởng gì không? Những phân vân sẽ được giải quyết ngay sau đây.
Tẩy tế bào chết là gì?
Theo như cơ chế hoạt động của da thì các tế bào sẽ được liên tục sản xuất ra và những tế bào mới hình thành sẽ thay thế tế bào cũ và dần dần những tế bào cũ sẽ trồi dần dần lên bề mặt da và đóng thành lớp. Tẩy tế bào chết có nghĩa là chúng ta đang đi làm công việc dọn sạch lớp tế bào cũ nằm trên bề mặt da.
Tẩy tế bào chết có quan trọng không?
Như đã nói ở trên thì lớp tế bào chết đóng ở bề mặt da sẽ làm cho da bị bưng bít, lỗ chân lông bị bít tắc làm cho da bị xỉn màu, đến lúc này nếu chúng ta có trang điểm da cũng không mịn màng hoặc dùng kem dưỡng, tinh dầu đặc trị đều không có tác dụng nhiều bởi vì lớp tế bào chết đang làm cản trở quá trình thẩm thấu. Để giải quyết được vấn đề này thì không có cách nào khác ngoài việc tẩy sạch tế bào chết trước sau đó mới bắt đầu dưỡng da hoặc trang điểm.
Nhiều người lại thắc mắc da có khả năng tự tái tạo vậy thì việc tẩy tế bào chết có quan trọng không? Câu trả là CÓ, khi da có khả năng tự tái tạo thì càng phải tẩy tế bào chết, vì hàng ngày có rất nhiều tế bào được sản sinh đồng nghĩa với rất nhiều tế bào chết đi, nếu không tẩy tế bào chết thì càng lúc chúng càng đóng 1 lớp dày hơn, làm cho da bị xỉn màu.
Tẩy tế bào chết là việc rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da, tuy nhiên mỗi tuần chúng ta chỉ nên tiến hành tẩy tế bào chết từ 1-2 lần, không nên tẩy quá nhiều sẽ làm cho da bị mỏng và dễ kích ứng. Mỗi lần tẩy tế bào chết nên cách nhau khoảng 4-5 ngày. Một điều quan trọng không kém đó là lựa chọn loại kem tẩy tế bào chết phù hợp với da, vì không phải loại da nào cũng dùng loại kem tẩy tế bào chết giống nhau.
Nên dùng kem tẩy tế bào chết loại nào?
Hiện nay có rất nhiều loại kem tẩy tế bào chết từ tẩy tế bào chết hóa học, sinh học, vật lý… Nhưng chúng tôi khuyến khích các bạn nữ nên sử dụng kem tẩy tế bào chết sinh học bằng enzym, đây là loại kem tẩy tế bào chết an toàn và lành tính, được chiết xuất từ thiên nhiên, vừa có tác dụng tẩy tế bào chết, cung cấp oxy cho da và đặc biệt thải độc tố dựa trên cơ chế hoạt động tự nhiên của da, vì vậy chúng tôi khuyên chị em nên dùng kem tẩy tế bào chết sinh học để đảm bảo an toàn cho da.
Chúng tôi – mỹ phẩm thiên nhiên trị liệu Physiodermie giới thiệu kem tẩy tế bào chết sinh học bằng enzym Soft Face Bio – peeling có tác dụng loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn sâu trong lỗ chân lông và phân tử dư thừa của quá trình trao đổi chất ra khỏi da. Hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào mới, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn, đồng thời cung cấp oxy cho da giúp làn da mềm mại và mịn màng. Vì thế làm tăng hiệu quả của các sản phẩm sử dụng sau đó.
Cách sử dụng cũng đơn giản theo các bước sau đây:
Tẩy tế bào chết sử dụng sau bước tẩy trang và rửa mặt. Sau khi rửa mặt sạch, dùng khăn hoặc bông thấm khô bề mặt da, thoa một lớp Nước hoa hồng mỏng để cân bằng pH cho da. Sau đó lấy một lượng vừa phải kem tẩy tế bào chết lên mặt và cổ.
Khi thoa lên mặt cảm giác có các hạt lợn cợn trong kem tẩy tế bào chết. Các hạt này trong quá trình tẩy sẽ vỡ ra và nhờ vào enzyme của cơ thể thúc đẩy quá trình bong ra của tế bào chết một cách tự nhiên. Để kem tẩy tế bào chết trên da từ 3-5 phút cho khô, sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng theo chiều vòng tròn từ dưới lên cho tế bào chết bong ra.
Như vậy, chúng ta đã trả lời được câu hỏi tẩy tế bào chết có quan trọng không? Đương nhiên là rất quan trọng và giữa “muôn trùng” sự lựa chọn thì chúng tôi vẫn khuyên bạn nên tin tưởng lựa chọn kem tẩy tế bào chết sinh học vì chúng an toàn cho tất cả các loại da. Mặt khác, kem tẩy tế bào chết sinh học cùng lúc có thể giải quyết được nhiều vấn đề cho da, vừa tẩy tế bào chết vừa dưỡng ẩm, vừa thải độc tố… Nếu khách hàng muốn sở hữu ngay một tuýp kem tẩy tế bào chết sinh học bằng enzym có thể liên hệ ngay với Physiodermie.vn ngay bây giờ nhé!
Cập nhật kinh nghiệm Tẩy tế bào chết để đẹp mỗi ngày nhé chị em!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com