Chăm sóc da là một quá trình và điều quan trọng nhất bạn cần phải làm là hiểu được làn da của chính mình. Bạn thuộc tuýp da dầu dễ nổi mụn? Hay thuộc tuýp da khô khó chiều? Dù là loại da nào khi sử dụng một sản phẩm chăm sóc da nào luôn phải kiểm tra thành phần và độ dung nạp của sản phẩm có phù hợp với da hay không. Trong bài viết này, Physiodermie sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức xung quanh da khô và 5 lưu ý khi tẩy tế bào chết da khô!
Những biểu hiện của da khô
Là một trong những loại da phổ biến, da khô xảy ra do sự mất nước bề mặt và mất nước trong lớp biểu bì da. Biểu hiện của da khô là bề mặt da sần sùi, kém độ mịn màng, thô ráp và không đều màu. Đặc biệt, da khô còn kèm theo các bong tróc, nứt nẻ và mẩn đỏ. Khi bị khô, da thường trở nên nhạy cảm tuy nhiên da nhạy cảm không phải lúc nào cũng liên quan đến tình trạng da khô.
Chăm sóc da khô bạn nên tránh dùng các sản phẩm có thành phần độc hại dễ gây kích ứng như: hương liệu (parfume), cồn (alcohol), chất bảo quản (paraben), phẩm màu,… Khi quyết định sử dụng một sản phẩm nào đó từ sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, treatment đến kem dưỡng luôn phải kiểm tra thành phần và độ dung nạp phù hợp với da hay không, tốt nhất là nên test thử sản phẩm trên 1 vùng da rồi mới sử dụng cho toàn mặt. Dưới đây là 5 lưu ý khi tẩy tế bào chết da khô bạn cần biết để chăm sóc da một cách tốt nhất.
Xem thêm: Tất tần tật về tẩy tế bào chết cho da luôn sáng khỏe.
5 lưu ý khi tẩy tế bào chết da khô
1. Chọn loại tẩy tế bào chết phù hợp cho da khô
Đặc điểm của da khô là bề mặt thường ít tiết dầu, thiếu độ ẩm và khô ráp so với tất cả các loại da khác. Vì thế, cần chọn loại tẩy tế bào chết sinh học bằng enzyme để giữ được độ ẩm trên da, giúp da không bị khô sau khi thực hiện. Tẩy tế bào chết vật lí với các hạt scrub có thể gây tổn thương da còn tẩy tế bào chết hóa học bằng acid có thể gây kích và break-out nếu sử dụng với tần suất và nồng độ cao.
Enzyme được đưa vào tẩy tế bào chết sinh học như 1 vị cứu tinh cho làn da khô nhạy cảm không phù hợp với bất cứ loại tẩy da chết vật lý hay hóa học nào. Trong các tế bào chết có chứa protein và keratin, tẩy tế bào chết sinh học bằng enzyme hoạt động dựa trên khả năng phân hủy các protein của các enzyme để chúng tự tiêu biến. Enzyme có công dụng tuyệt vời như kích thích hoạt động sinh học cần thiết trên da, đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, kháng lại các gốc tự do. So với các loại tẩy tế bào chết vật lý hay hóa học, tẩy tế bào chết sinh học Soft Face Bio-peeling của Physiodermie với enzyme chiết xuất từ tảo thạch y, mầm tre và các chất làm mềm bề mặt giúp giữ lại độ ẩm tự nhiên của da và không làm khô da sau khi sử dụng.
Đặc biệt, sản phẩm có công dụng 3 trong 1 tẩy tế bào chết cho vùng mặt, mắt và môi. Soft Face Bio-peeling được thử nghiệm trên làn da khô sần sùi liên tục 21 ngày mà không gây ra bất kì kích ứng nào. Với những làn da có bề mặt khô sần sùi, xỉn màu, nhiều độc tố bạn có thể dùng Bio Gommage Soft face Biopeeling để tẩy da chết hàng ngày mà không sợ bị bào mòn hay kích ứng. Riêng đối với da khô nhạy cảm, tần suất dùng thích hợp là 1-2 lần mỗi tuần.
2. Tuân thủ tần suất thực hiện
Không nên lạm dụng tẩy tế bào chết quá thường xuyên và thực hiện nó mỗi ngày. Tần suất tẩy tế bào chết da khô lý tưởng nhất cho da mặt là từ 2-3 lần mỗi tuần và thực hiện vào buổi tối. Tẩy tế bào chết thường xuyên khiến da khô dễ kích ứng, mẩn đỏ và khô ráp.
3. Thực hiện đúng kĩ thuật
Để tránh tổn thương da, khi tẩy tế bào chết cần thao tác tay hết sức nhẹ nhàng. Với Soft Face Bio-peeling bạn chỉ cần chấm 5 điểm trên khuôn mặt, để khoảng 5-10 phút sau đó massage với một lực vừa đủ để loại bỏ tế bào chết và tuyệt đối không được chà xát mạnh trên da, đặc biệt là vùng mắt.
4. Cấp ẩm tức thì cho da
Bản chất của da khô là thiếu độ ẩm, Soft Face Bio-peeling giúp giữ lại độ ẩm tự nhiên và không gây khô da tuy nhiên vẫn cần phải cấp ẩm tức thì sau khi thực hiện tẩy tế bào chết để cân bằng da về trạng thái ban đầu. Có 2 cách cấp ẩm tức thì cho da là đắp lotion mask và sheet mask (mặt nạ giấy). Lotion mask là cách dưỡng da sử dụng mặt nạ hoặc bông cotton thấm nước hoa hồng (toner) hoặc các loại lotion, essence sau đó tách thành 5 lớp mỏng (đối với bông cotton) rồi đắp lên mặt trong vòng 5 phút.
5. Bảo vệ da sau khi tẩy tế bào chết
Da khô sau khi tẩy tế bào chết sẽ mỏng và bắt nắng hơn bình thường. Vì thế, sáng hôm sau bạn cần thoa kem chống nắng để bảo vệ da trước khi ra ngoài. Kem chống nắng là một sản phẩm bắt buộc phải có trong chu trình skincare của bạn. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi các tia UV trong ánh nắng mặt trời – tác nhân gây nên tình trạng lão hóa sớm, sạm nám, da xỉn màu. Kem chống nắng SPF trên 30 là chỉ số phù hợp với làn da các cô gái làm việc trong môi trường văn phòng công sở không tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với tia UV.
Xem thêm: Hướng dẫn quy trình tẩy tế bào chết đúng cách cho da mặt.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com