Tẩy tế bào chết là một bước cực kì quan trọng trong chu trì chăm sóc da hàng ngày. Để có một làn da trắng mịn, không tì vết tẩy tế bào chết đúng cách và tần suất vừa phải là kiến thức cơ bản bạn cần phải nắm. Có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh việc tẩy tế bào chết cho da mặt như thế nào cho đúng cách? Nên tẩy tế bào chết khi da ướt hay khô? Để biết câu trả lời chính xác nhất, hãy đọc bài viết này nhé!
Các phương pháp tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết vật lý
Tẩy tế bào chết vật lý là phương pháp tẩy tế bào chết cơ học dùng các sản phẩm có chứa hạt hoặc gel nhờ lực ma sát bằng tay lên bề mặt da để làm bật các tế bào chết và loại bỏ chúng. Các tế bào chết bong ra cùng bụi bẩn, bã nhờn sẽ bị cuốn theo các hạt/gel nhờ động tác massage của tay. Tẩy tế bào chết vật lý có 2 dạng: dạng kem chuyên dụng và các loại bột thiên nhiên như: yến mạch, đường đen, cám gạo,….Đây là phương pháp tẩy da chết lành tính và dễ sử dụng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng hiệu quả của tẩy tế bào chết vật lý không thực sự tối ưu như tẩy tế bào chết hóa học bởi nó chỉ hoạt động trên bề mặt da mà không đi sâu vào các lỗ chân lông.
Tẩy tế bào chết hóa học
Tẩy tế bào chết hóa học là phương pháp tẩy tế bào chết bằng sản phẩm có chứa acid thúc đẩy sự chia tách của các tế bào da. Các hoạt chất tẩy tế bào chết hóa học phổ biến nhất là AHA – Alpha Hydroxy Acid và BHA – Beta Hydroxy Acid. Cách hoạt động của chúng là phá vỡ lớp cấu trúc ở bề mặt trên cùng của da, đi sâu vào lỗ chân lông và làm đứt gãy các tế bào chết. Giữa tẩy tế bào chết hóa học và vật lý, tẩy tế bào chết hóa học được đánh giá là hiệu quả hơn nhưng cũng khó sử dụng hơn bởi acid là một chất chúng ta không được tự ý sử dụng nếu chưa hiểu rõ về nó.
Tẩy tế bào chết sinh học bằng enzyme
Nếu tẩy tế bào chết vật lý dùng tác động của lực để lấy đi các tế bào da ngoài cùng, tẩy tế bào chết hóa học hoạt động nhờ acid thúc đẩy sự chia tách tế bào da thì tẩy tế bào chết sinh học là sự kết hợp của cả 2 loại. Tẩy tế bào chết sinh học giúp ”tiêu sừng” thông qua sự ăn mòn các protein của các enzyme. Enzyme là một protein có khả năng làm chất xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Enzyme sẽ phá vỡ các liên kết và hòa tan các protein có trong tế bào chết (tế bào chết chứa protein và keratin) rồi loại bỏ chúng. Enzyme được dùng trong tẩy tế bào chết sinh học để làm tiêu sừng là proteolytic enzyme hay còn gọi là peptidases, proteases hoặc proteinases.
So với tẩy tế bào chết hóa học và vật lý, tẩy tế bào chết sinh học bằng enzyme được xem là nhẹ nhàng và lành tính với làn da nhất bởi chúng tương tự như cơ chế lột da tự nhiên. Cách hoạt động của enzyme giống như acid nhưng tốc độ chậm hơn do đó cực kỳ an toàn và không gây kích ứng da.
Tìm hiểu thêm: Tẩy tế bào chết enzyme sinh học *21 ngày Soft face bio-peeling
Nên tẩy tế bào chết khi da ướt hay khô?
Khi đã phân biệt được các phương pháp tẩy tế bào chết cơ bản, câu hỏi đặt ra là nên tẩy tế bào chết khi da ướt hay khô? Tẩy tế bào chết khi da ướt hay khô phụ thuộc vào phương pháp tẩy tế bào chết mà bạn lựa chọn.
- Đối với tẩy tế bào chết vật lý dạng hạt: Nên làm ướt da trước khi thực hiện tẩy tế bào chết để các hạt được massage trơn tru trên bề mặt da. Việc chà xát các hạt trên da mặt khô có thể khiến làn da bị tổn thương, ngứa rát, trầy xước và sinh mụn. Chà xát khô chỉ có tác dụng khi thực hiện ở một số vùng da trên cơ thể và dùng đúng dụng cụ, còn da mặt thì hoàn toàn không nên.
- Đối với tẩy tế bào chết vật lý dạng gel: Có thể thực hiện tẩy tế bào chết khi da ướt và khô tùy thuộc vào việc bạn muốn những cục ”ghét” gom lại như gôm hay mềm mại nhưng ”rau câu” ^^
- Đối với tẩy tế bào chết hóa học: Thực hiện như 1 bước dưỡng da thông thường sau khi rửa mặt và thoa nước hoa hồng. Lấy một lượng nhỏ tẩy tế bào chết hóa học thoa lên mặt rồi massage 5 phút sau đó không cần rửa lại mặt mà thực hiện bước skincare tiếp theo.
Quy trình tẩy tế bào chết cơ bản
Như vậy, chúng ta đã phân biệt được nên tẩy tế bào chết khi da ướt hay khô theo từng phương pháp khác nhau. Điều quan trọng không kém là thực hiện đúng quy trình tẩy tế bào chết cho da mặt để tránh những kích ứng không đáng có.
Bước 1: Làm sạch da mặt
Vệ sinh tay sạch sẽ rồi tẩy trang cho mặt sau đó rửa mặt bằng sữa rửa mặt chuyên dụng. Dùng khăn khô mềm để lau khô mặt sau đó cho 1 ít nước hoa hồng vỗ nhẹ lên mặt để cân bằng độ pH da.
Bước 2: Giãn nở lỗ chân lông
Lỗ chân lông là nơi ẩn chứa các bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết tích tụ lâu ngày. Vì thế, trước khi tẩy tế bào chết cho da, cần xông mặt để làm giãn nở lỗ chân lông giúp cho việc loại bỏ da chết dễ dàng hơn. Có thể sử dụng máy xông hơi hoặc xông hơi truyền thống (đun một ít nước sôi cho vào bát lớn, bỏ thêm tinh dầu hoặc chanh, sả vào) để làm giãn nở lỗ chân lông.
Bước 3: Tẩy tế bào chết
Sau khi hoàn tất xông mặt, tiến hành tẩy tế bào chết. Đối với tẩy tế bào chết vật lý và sinh học, cần rửa lại mặt sau khi tẩy. Đối với tẩy tế bào chết hóa học không cần rửa lại mặt mà thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.
Bước 4: Dưỡng ẩm
Sau khi tẩy da chết xong, da mặt thường rất khô nên cần được cấp ẩm. Cung cấp độ ẩm cho da bằng cách đắp lotion mask, mặt nạ giấy hoặc thoa kem dưỡng ẩm.
Tẩy da chết không khó nhờ bổ sung thêm các bí quyết Tẩy tế bào chết
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com