Tẩy tế bào chết là bước chăm sóc da cần thiết và ý nghĩa nhưng tẩy tế bào chết không đúng cách hoặc tẩy tế bào chết quá nhiều sẽ gây ra tai hại khôn lường cho da. Vậy cụ thể làn da tẩy tế bào chết quá nhiều lần sẽ như thế nào, cách giải cứu làn da này như thế nào? Cùng Physiodermie tìm cách giải quyết tốt nhất nhé!
Những tai hại do tẩy tế bào chết quá nhiều
Mỗi tuần chúng ta chỉ nên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần, đây là con số an toàn cho hầu hết các loại da. Nhưng vì sao sau khi tẩy tế bào chết da trắng sáng và căng mịn nên nhiều chị em rất thích thú và có thói quen sử dụng hàng ngày hoặc sử dụng nhiều hơn mức cho phép. Và cuối cùng dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường:
Da mỏng và ửng đỏ
Nếu tẩy tế bào chết nhiều lần sẽ bào mòn da, làm cho da mỏng đi, khi da mỏng rất dễ bị ửng đỏ. Lúc này da bị yếu rất dễ bị nhiễm khuẩn, mẩn cảm vơi ánh nắng Mặt trời, nước mưa, bụi bẩn…
Khô và ngứa
Tẩy tế bào chết lấy đi lớp sừng dư thừa, loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, đối với da khô hoặc da hỗn hợp sẽ bị mất đi lớp ẩm tự nhiên của da. Khi lớp ẩm bị mất đi da sẽ bắt đầu bị khô ráp, thậm chí ngứa ngáy, gây nứt nẻ, vào những ngày hanh khô dễ bị rướm máu.
Tiết dầu nhiều hơn
Khi da bị mất ẩm thì cơ thể phát ra tín hiệu tiết dầu nhiều hơn bình thường, làm cho da mặt lúc nào cũng phủ lên một lớp bóng loáng khó chịu. Ngoài ra tiết dầu nhiều dễ bị bưng bít lỗ chân lông.
Dễ bị nổi mụn
Nếu tẩy tế bào chết quá mức sẽ làm cho lớp màng bảo vệ tự nhiên bị mất đi, cộng với da khô nứt nẻ hay tiết dầu nhờn và da mỏng dễ bị vi khuẩn xâm nhập thì khả năng bị mụn rất cao.
Giải cứu làn da bị tổn thương do tẩy tế bào chết nhiều lần
Ngừng tẩy tế bào chết
Trước tiên hãy dừng ngay việc tẩy tế bào chết lại nếu không muốn da bạn tồi tệ hơn.
Cân bằng da
Lúc này da đang bị yếu và mất cân bằng nên dùng nước hoa hồng để cân bằng pH và diệt khuẩn, bảo vệ da khỏi những tổn thương.
Làm dịu da
Trong lúc da đang bị nóng, đỏ và ngứa vì bị bào mòn thì việc cần thiết lúc này là làm dịu da bằng serum. Nếu những ai chưa biết nên sử dụng loại serum nào thì có thể tham khảo Serum CN làm dịu da nhờ có thành phần cam đắng, nữ lang, cúc La Mã, tía tô đất.
Xem thêm: Bioarome CN – Serum làm dịu da nhạy cảm, tổn thương sau nặn mụn, lăn kim, laser
Cấp ẩm tầng sâu
Sau thời gian bị bào mòn da vừa bị mất đi lớp ẩm vừa bị mất di lớp ẩm và mảng bảo vệ tự nhiên. Sau khi làm dịu da hãy tiến hành cấp ẩm tầng sâu giúp nuôi dưỡng và phục hồi. Tốt nhất nên sử dụng kem cấp ẩm tầng sâu hoặc ban đêm hãy sử dụng mặt nạ ngủ. Trong thành phần của 2 loại này đều chứa nhiều nước, chính nhờ thành phần nước mà giúp da phục hồi, nuôi dưỡng từ sâu bên trong, giải tỏa cơn “khô khát” trong thời gian qua.
Các bạn có thể tham khảo 2 sản phẩm cấp ẩm tầng sâu dưới đây:
- Kem cấp nước tầng sâu Hydro Control Emulsion:
Cung cấp ẩm sâu cho làn da mất nước, duy trì sự cân bằng nước ở bề mặt của lớp biểu bì do đó làm chậm quá trình lão hóa da. Phục hồi sự cân bằng, mềm mại và độ ẩm tự nhiên cho da, giúp ngăn ngừa nếp nhăn. Ðem lại một làn da tươi trẻ và mịn màng. Dành cho mọi loại da, đặc biệt thích hợp cho da mất nước bề mặt.
- Mặt nạ ngủ Recovery Night Mask:
Trong thành phần của mặt nạ ngủ có chứa Hyaluronic Acid, điểm đặc biệt của thành phần này là kích thước phân tử tồn tại ở 2 dạng: phân tử có kích thước nhỏ và phân tử có kích thước lớn. Những phân tử có kích thước nhỏ sẽ len lỏi vào sâu bên trong, những phân tử có kích thước lớn nằm phía trên, như vậy da sẽ được ẩm nước đa chiều hơn.
Khóa ẩm
Thuật ngữ này chắc hẳn còn xa lạ với một số người, khóa ẩm có nghĩa là khóa chặt lượng ẩm mà bạn vừa cấp không bị bốc hơi. Khóa ẩm bằng kem dưỡng, nhưng đối với da đang nhạy cảm như vậy các bạn cũng nên lựa chọn loại kem dưỡng phù hợp.
Đây là toàn bộ quy trình chăm sóc da tổn thương sau tẩy tế bào chết quá nhiều, nếu bạn có thói quen tẩy tế bào chết quá nhiều lần mỗi tuần thì ngay hôm nay hãy thay đổi thói quen của mình, dừng lại ngay để phục hồi hư tổn sau. Khi da phục hồi như bình thường thì chỉ nên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần. Chúc các bạn nữ luôn xinh đẹp rạng ngời!
Khách hàng nào muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm có thể liên hệ ngay với Physiodermie.vn ngay hôm nay để được tư vấn thêm.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com