Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao mụn có thể hình thành chỉ trong một đêm ngắn ngủi khi da bạn vẫn láng mịn vào tối hôm trước? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó và giải pháp trị mụn lâu dài là gì? Thải độc da có tốt không và da bị mụn có nên thải độc? Để giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng Physiodermie tìm hiểu nguyên nhân hình thành mụn và tác dụng của thải độc da trong việc điều trị mụn nhé!
Bài viết liên quan: Thải độc da là gì? 5 cách thải độc da mặt tốt nhất.
Nguyên nhân gây ra mụn
Da mụn là tình trạng da bị viêm gây ra các đốm mụn trên mặt, cổ. Mụn có thể là mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn sần, mụn ẩn và đặc biệt phổ biến nhất là mụn trứng cá. Mụn hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có 3 nguyên nhân chính:
1. Lỗ chân lông bít tắc
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự hình thành của mụn là tình trạng dư thừa dầu. Tuyến bã nhờn khi bị mất cân bằng độ ẩm sẽ tiết ra nhiều bã nhờn (dầu) hơn bình thường. Một lượng bã nhờn lớn bao phủ làm bít tắc các lỗ chân lông. Khi đó “Dầu hoạt động như một chất keo, nó hòa trộn các chất ô nhiễm, tế bào chết trở thành một hỗn hợp làm tắc nghẽn lỗ chân lông”.
Lúc này chính bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết tích tụ tạo nên nhân mụn và có thể gây viêm lỗ chân lông. Ban đầu là những nốt mụn li ti, mụn đầu trắng, đầu đen sau đó phát triển thành các loại mụn nặng hơn như mụn trứng cá, mụn bọc sưng viêm,…
2. Sự thay đổi nội tiết tố
Thay đổi nội tiết tố thường gặp ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ khi mang thai và giai đoạn tiền mãn kinh. Thay đổi nội tiết tố chính là một nguyên nhân cho việc tăng tiết dầu trên da. Hầu hết các mụn nhọt đều gây ra do thay đổi mức độ hormone trong cơ thể. Trong độ tuổi dậy thì, sự tăng sinh hormon nam (androgen) tác động đến sự hình thành của mụn, đặc biệt là mụn trứng cá.
3. Độc tố tích tụ
Một lý do khác khiến da nổi mụn là các lỗ chân lông của bạn tích tụ quá nhiều bụi bẩn, độc tố và tế bào chết. Làn da lâu ngày không được thải độc tố hoặc tẩy tế bào chết khiến các độc tố vẫn ở yên trong lỗ chân lông và dính vào nhau cùng các bã nhờn gây bít tắc. Sau đó hình thành nên nhân mụn.
Thải độc da có tốt không?
Khi da bị mụn tâm lý chung của chúng ta là không dùng gì cả và để mặc da vì sợ kích ứng sẽ gây thêm mụn. Chính quan niệm sai lầm đó làm tình trạng mụn ngày một nặng hơn. Khi bị mụn, chúng ta cần tối giản chu trình chăm sóc da chứ không phải để mặc chúng. Tối giản skincare và không skincare là hoàn toàn khác nhau.
Có rất nhiều cách để cải thiện và kiểm soát tình trạng mụn trên da trong đó thải độc tố là điều cần thiết và quan trọng nhất. Vậy thải độc da có tốt không? Thải độc tố có tác dụng gì cho da mụn?
1. Thải độc tố
Hàng ngày, làn da tiếp xúc với hàng trăm những tác nhân có hại ngoài môi trường như tia UV, bụi bẩn, không khí ô nhiễm khiến độc tố tích tụ lâu ngày. Khi da không được thải độc, lỗ chân lông bị bít tắc, tuyến bã nhờn phải hoạt động quá mức khiến dầu nhờn tiết ra nhiều hơn.
Bụi bẩn, độc tố, dầu nhờn, tế bào chết lâu ngày không được thải độc sẽ kết hợp lại sinh ra mụn. Vì thế, trong chu trình skincare cho da mụn, thải độc tố cho da nên được thực hiện 2 lần mỗi tuần. Bạn có thể lựa chọn những các thải độc da khác nhau tùy theo nhu cầu.
2. Thông thoáng lỗ chân lông
Lỗ chân lông to và chứa đầy bụi bẩn, vi khuẩn chính là nơi hình thành và phát triển của mụn, có thể dẫn đến viêm lỗ chân lông. Tẩy trang và rửa mặt hàng ngày không thể giúp lỗ chân lông sạch sẽ và thông thoáng hoàn toàn. Với 2 phương pháp thải độc tố cho da qua tuyến mồ hôi và lưu dẫn hệ bạch huyết giúp lỗ chân lông được sạch sẽ và thông thoáng.
3. Ngăn ngừa mụn
Mụn là kết quả của hiện tượng bít tắc lỗ chân lông và tuyến bã nhờn. Thải độc da bằng phương pháp xông hơi giúp bạn làm sạch lỗ chân lông và làm mềm lớp tế bào chết, hạn chế nguyên nhân gây nên mụn. Thải độc da bằng phương pháp massage lưu dẫn hệ bạch huyết MLD giúp dòng chảy hệ hạch huyết lưu thông mượt mà giữa các mô ngăn ngừa sự tích tụ các chất bã nhờn và độc tố giúp da sạch từ bên trong. Do đó, MLD là liệu trình hiệu quả giúp điều trị gián tiếp nhưng tận gốc nguyên nhân gây ra mụn.
Xem thêm: 4 Sai lầm nghiêm trọng khi thải độc da nhiễm Corticoid tại nhà
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com