Thuốc chứa corticosteroid là một nhóm thuốc có tác dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh liên quan đến phản ứng viêm của cơ thể. Vậy thuốc corticosteroid có tác dụng gì, sử dụng dưới dạng nào và có tác dụng phụ không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về loại thuốc phổ biến này.
Bài viết liên quan: Da nhiễm corticoid – Nguyên nhân & dấu hiệu nhận biết
Corticoid là thuốc gì?
Corticoid là thuốc gì? Corticoid hay còn gọi là corticosteroid, nhóm thuốc này bao gồm: cortisone, hydrocortison và prednison. Vậy thuốc corticosteroid có tác dụng gì?. Corticosteroid có tác dụng giống hormone cortisol được cơ thể sản xuất tự nhiên ở tuyến thượng thận. Thành phần này giúp giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, ức chế hệ thống miễn dịch và kiểm soát các tình trạng khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô (bệnh tự miễn).
Thuốc chứa corticosteroid thường dùng trong các trường hợp sau:
- Hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Bệnh Gout.
- Các bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ….).
- Thay thế hormone corticoid ở tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất đủ các hormone này.
- Dự phòng thải ghép: Corticoid có thể được sử dụng cùng các thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công các cơ quan vừa được ghép (gan, thận,…).
- Điều trị các tình trạng dị ứng
- Các bệnh lý ngoài da: mụn trứng cá, chàm Eczema, vảy nến, dị ứng, kích ứng,…
Thuốc corticosteroid có tác dụng gì?
Corticosteroid được chia thành nhiều dạng khác nhau, ở mỗi dạng có những công dụng chuyên biệt:
1. Dạng uống
Corticosteroid được điều chế dưới dạng viên uống (viên nén, viên nang) hoặc si rô giúp điều trị các bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
Cơ chế của corticosteroid đường uống khi đưa vào cơ thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể thay vì một bộ phận nhất định. Do đó, đường uống có khả năng gây ra những tác dụng phụ rõ rệt và đáng kể nhất so với những đường khác. Các tác dụng phụ có thể kể đến như: tăng huyết áp, tăng nhãn áp, gây sưng phù và giữ nước ở chân, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, tăng cân (tích tụ mỡ ở bụng, mặt và sau gáy). Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các bệnh: đục thủy tinh thể, loãng xương, làm tăng lượng đường trong máu.
2. Dạng hít
Corticosteroid ở dạng hít được sử dụng như chai xịt hoặc phun giúp kiểm soát các bệnh liên quan đến dị ứng mũi/miệng, hen suyễn,…
Khi sử dụng corticoid ở dạng này, chúng có thể đọng lại ở khoang miệng, cổ họng hoặc mũi gây ra các tác dụng phụ như khàn tiếng, nhiễm nấm trong miệng. Vì thế, sau khi dùng thuốc bạn nên súc miệng bằng nước muối và không cố nuốt vào cổ họng. Một số nghiên cứu cho rằng, thuốc corticoid ở dạng này có thể làm giảm tốc độ phát triển ở trẻ em.
3. Dạng tiêm
Khác với corticoid dạng uống và dạng hít, corticoid dạng tiêm có thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm khu trú ở 1 vùng mô nhỏ của cơ thể như viêm gân cơ, viêm khớp hoặc các phản ứng viêm toàn thân.
Corticosteroid đường tiêm có thể gây ra các tác dụng phụ tạm thời tại vị trí tiêm như sưng đau. Một số khác là đỏ bừng mặt hoặc mất ngủ và tăng lượng đường trong máu.
4. Corticoid bôi ngoài da
Corticoid bôi ngoài da được chia làm 2 loại: thuốc mỡ bôi điều trị và mỹ phẩm chứa corticoid. Corticoid không chỉ được dùng trong các loại thuốc chữa bệnh mà được đưa vào các sản phẩm kem dưỡng chị em sử dụng hàng ngày. Vậy thuốc corticosteroid có tác dụng gì khi dùng như một sản phẩm làm đẹp?
Bởi đặc tính kháng viêm mạnh, corticoid điều trị được tất cả các vấn đề về mụn rất “nhanh”. Làm da giảm tiết nhờn mạnh do ức chế tạm thời các tuyến bã nhờn, mụn cám, mụn viêm, mụn mủ nhờ vậy giảm cho đến biến mất. Corticoid có tác dụng giữ nước cho da vì thế mang lại làn da căng mọng, trắng hồng, mềm mịn tức thì.
Bên cạnh những lợi ích “tức thời” đó thì corticoid bôi ngoài da cũng gây ra những tác hại nghiêm trọng khi sử dụng không đúng cách. Được đưa vào các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc với nồng độ không được cho phép. Chúng được gọi với cái tên nôm na là “kem trộn” và sử dụng tràn lan trên khắp thị trường mỹ phẩm. Mỹ phẩm chứa corticoid khi sử dụng với nồng độ cao và trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da như: mụn trứng cá kéo dài, giãn mao mạch, mất sắc tố da,…
Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn thuốc corticosteroid có tác dụng gì tương ứng với từng loại đường dùng để lựa chọn cách sử dụng phù hợp nhất!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com