Quá trình điều trị mụn không những làm tổn thương da, mà còn để lại những vết thâm mụn “đáng ghét” gây ảnh hưởng thẩm mỹ và làm cho “khổ chủ” trở nên kém tự tin. Theo thời gian, vết thâm mụn có thể mờ đi nhưng tốc độ nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa da mỗi người và phần nhiều là chế độ ăn uống, chăm sóc da sau mụn của bạn có khoa học hay không? Bài viết dưới đây, Physiodermie sẽ cung cấp cho bạn top 3 loại thực phẩm cực kỳ tốt cho làn da sau mụn – Dinh dưỡng quyết định hơn 50% tỷ lệ thành công trong việc trị vết thâm mụn của bạn đấy!
Vitamin C – Thực phẩm hàng đầu trị vết thâm mụn
Vitamin C được biết đến như một hoạt chất chống oxy hóa giúp làm mờ vết thâm mụn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, vitamin C còn thúc đẩy sự hình thành collagen, giúp duy trì mạch máu và làm cho các mô hoạt động trơn tru, từ đó ngăn ngừa lão hóa cho da. Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng từ NIH (United States National Institutes of Health – Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ), cơ thể một phụ nữ trưởng thành cần 75mg vitamin C cho mỗi ngày, còn nam giới là 90mg.
Vitamin C có chủ yếu trong rau quả tươi như cam, chanh, kiwi, táo, cà chua, ớt xanh, bông cải xanh,… và các loại rau lá đậm màu. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo đủ lượng vitamin C cần cung cấp cho cơ thể thì bạn có thể bổ sung bằng dạng thực phẩm chức năng. Lưu ý vitamin C là chất hòa tan trong nước, nên nếu lượng vitamin C trong cơ thể có bị dư thừa thì chúng sẽ tự động bài tiết ra khỏi cơ thể theo đường tiểu, không mang độc tính.
Vitamin K
Vitamin K là một loại vitamin hòa tan trong chất béo. Trong phẫu thuật, vitamin K thường được dùng để thúc đẩy nhanh quá trình làm lành da, giảm sưng và bầm.
Một chế độ dinh dưỡng thiếu hụt vitamin K dễ dẫn đến hình thành các mô sẹo sau chấn thương hay tình trạng vết thâm trở nên tồi tệ và khó điều trị hơn sau mụn trứng cá.
NIH khuyến nghị lượng vitamin K cần dùng cho phụ nữ là 90mcg/ngày, nam giới là 120mcg/ngày.
Nguồn thực phẩm giàu vitamin K có trong các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi (rau bina), bông cải xanh, măng tây… và dầu oliu.
Trong top những thực phẩm giàu vitamin K, thì nhóm hải sản trong đó có hàu là chứa lượng vitamin K nhiều nhất. Cũng theo NIH, bình quân 100g hàu (đã nấu chín) chứa đến 78.6mg kẽm. Ngoài ra, các loại thịt gia súc gia cầm (cừu, lợn, gà…), các loại đậu hạt (bí ngô, hạt điều…), mầm lúa mì, socola, ca cao, nấm, rau bina… cũng chứa không nhỏ một lượng kẽm cần dùng khi cơ thể bạn đang có nhu cầu bổ sung đủ kẽm.
Kẽm (ZinC)
Trong các toa thuốc mà bác sĩ hay kê cho bệnh nhân điều trị mụn trứng cá, luôn luôn có một loại thuốc với hợp chất quan trọng, đó là Kẽm. Kẽm có khả năng loại bỏ mụn trứng cá thông qua việc cân bằng nội tiết tố, giúp điều tiết lượng dầu thừa và ức chế các khuẩn gây ra mụn. Song song đó, kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sản sinh các tế bào mới thay thế các tế bào cũ bị tổn thương, từ đó thúc đẩy quá trình điều trị thâm mụn, sẹo mụn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Theo NIH, lượng kẽm cần bổ sung với chế độ khuyến cáo là 8mg/ngày đối với nữ giới và 11mg/ngày đối với nam.
Một lưu ý cần thiết đó là có một số bạn hay tự ý bổ sung kẽm bằng dạng thuốc khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Việc bổ sung như vậy rất nguy hiểm và gây nhiều hệ lụy vì nếu sử dụng quá liều kẽm quy định so với thể trạng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, suy nhược cơ thể, từ đó gây suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra, nếu bổ sung kẽm bằng đường uống, cần bổ sung thêm các hợp chất A, B6, C và phospho để tăng sự hấp thu kẽm vào cơ thể. Điều này nếu không có sự thăm khám của bác sĩ, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng.
Và bạn cũng đừng quên rằng ngoài việc nên ăn gì, uống gì để hỗ trợ trị vết thâm mụn thì chúng ta cũng cần nên biết những loại thực phẩm nào cần tránh để tình trạng thâm mụn không trở nên tồi tệ hơn, đậm màu và lâu mờ hơn. Cùng ghi nhớ những thực phẩm được nhắc dưới đây nhé!
– Đồ ăn vặt và thức ăn nhanh: Lượng đường và các hóa chất chứa trong nhóm thức ăn này khiến làn da mất khả năng kiểm soát lượng dầu thừa, điều này không những không cải thiện được vết thâm mụn mà còn khiến mụn có nguy cơ quay trở lại.
– Thịt đỏ: Lượng đạm quá cao trong thịt đỏ hoàn toàn không có tốt cho việc sửa chữa tổn thương da, nếu những ai có cơ địa sẹo lồi/lõm thì càng tuyệt đối không nên dùng thịt đỏ khi đang trong quá trình điều trị.
Ngoài ra, thức ăn được nấu đậm vị với nhiều chất phụ gia, hay thức ăn cay nóng và đồ uống chứa chất kích thích nếu được đưa vào cơ thể thường xuyên cũng sẽ khiến cho vết thâm mụn đậm màu và lâu phai hơn.
Lời kết
Nhiều người thường không quá chú tâm đến việc hàng ngày mình ăn gì, uống gì và điều đó mang lại lợi ích hay tác hại ra sao. Nên để duy trì sức khỏe và bảo vệ làn da của mình, nhất là lại đang trị vết thâm mụn, phái đẹp chúng ta cần kiểm soát cũng như điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho khoa học, làm bạn với thực phẩm tốt và nói không với những thực phẩm dễ gây hại cho làn da.
Chúc các bạn sớm lấy lại được làn da mịn màng không tỳ vết, nói lời tạm biệt với vết thâm mụn!
Xem thêm bài viết về Trị mụn
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com