Viêm chân lông mi mắt là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ có thói quen trang điểm mi, người sống trong môi trường quá ô nhiễm,.. Bệnh không chỉ gây ra những cảm giác khó chịu ngứa ngáy cho đôi mắt mà còn làm mất đi nét đẹp của đôi cửa sổ tâm hồn. Vậy viêm chân lông mi mắt là gì?
Thực hư bệnh viêm chân lông mi mắt?
Viêm chân lông mi mắt hay viêm bờ mi thực chất là cùng một loại bệnh. Viêm chân lông mi mắt là một tình trạng bệnh phổ biến trong đó mí mắt bị viêm (sưng), với các hạt nhờn như dầu và vi khuẩn bao phủ bờ mí mắt gần chân lông mi. Bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, đỏ và rát mắt. Nguyên nhân gây viêm bờ mi có thể liên quan với nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, triệu chứng của khô mắt hoặc một số loại bệnh về da như bệnh trứng cá đỏ (acne rosacea).
Viêm bờ mi trước ảnh hưởng đến vùng da ngoài mí mắt nơi lông mi mọc. Điều này có thể gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, virus. Nếu không được điều trị, viêm bờ mi trước có thể làm mí mắt dày lên và kéo lộn vào trong hoặc lật ra ngoài, thậm chí dẫn đến các vấn đề thị lực do lông mi lộn vào trong làm tổn thương giác mạc.
Xem thêm: 7 Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông. Hiểu đúng để trị đúng.
Triệu chứng và nguyên nhân
Các triệu chứng thường gặp ở viêm chân lông mi mắt bao gồm
- Ngứa, rát mí mắt
- Lông mi rụng nhiều
- Cảm giác như có bụi trong mắt
- Chớp mắt liên tục, chảy nước mắt
- Đóng vảy trên mi mắt
- Sưng đỏ bờ mi
- Viêm loét bờ mi: đây là hình thái nặng. Người bệnh ngứa mắt nhiều, sợ phải tiếp xúc với khói, gió, bụi, ánh sáng.
- Nổi mụt lẹo – hiện tượng viêm cấp của tuyến bã quanh chân lông mi hoặc tuyến lệ phụ ở chân các lông mi hướng ra phía bờ mi. Lẹo có biểu hiện lúc đầu chỉ là phù mi sau xuất hiện một ổ sưng, rất đau khi chạm vào, sau vài ngày cảm giác đau sẽ trở thành cảm giác nhức buốt, chân lông mi có mủ.
Viêm chân lông mi mắt thường xảy ra ở những người sở hữu làn da nhờn, có gàu hoặc hay bị khô mắt. Tình trạng này cũng liên quan với tình trạng viêm tuyến meibomius – một loại tuyến nhờn gần đó.
Những người bị bệnh trứng cá đỏ, bệnh da phổ biến gây các nốt mụn và đỏ mặt, có thể bị bệnh trứng cá đỏ ở mắt, ảnh hưởng tới mí mắt gây tấy đỏ và sưng. Nguyên nhân gây viêm mi rất đa dạng, nhưng thường là do thói quen vệ sinh mắt không sạch sẽ: lười rửa mặt, dùng nước bẩn, khăn bẩn để lau mặt… khiến các vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng tấn công ở mi. Trên bề mặt da mọi người đều có vi khuẩn, nhưng ở một số người, vi khuẩn phát triển mạnh trên da ở chân lông mi. Một lượng lớn vi khuẩn xung quanh lông mi có thể gây ra gàu giống như vảy và các hạt nhỏ hình thành dọc theo lông mi và bờ mí mắt.
Ngoài ra, không khí ô nhiễm, bụi, khói, hóa chất, thói quen trang điểm nhưng không tẩy trang sạch… cũng có thể gây viêm
Cách điều trị
Vùng da quanh mắt là một vùng da khá nhạy cảm so với da trên cơ thể. Đôi mắt xưa nay được ví như “cửa sổ tâm hồn” của mỗi con người, Vì thế, để tránh những biến chứng ngoài ý muốn gây tổn hại đến giác mạc thì chúng ta cần chữa trị viêm chân lông mi mắt kịp thời, đừng để viêm chân lông mi mắt làm mất đi vẻ đẹp của đôi cửa sổ. Khi bạn có biểu hiện của viêm bờ mi, hãy đến những địa chỉ uy tín để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị. Ngoài ra, có thể áp dụng những cách sau tại nhà:
Chườm gạc ấm
Lấy một cái khăn sạch thấm ướt bằng nước ấm sau đó vắt khô, nhắm mắt lại và đặt khăn lên mi mắt khoảng 1 phút. Làm ướt khăn để giữ độ ấm của khăn. Cách này sẽ làm bong vảy và các mảnh vụn xung quanh lông mi đồng thời ngăn cản sự phát triển của chắp – một khối u phình to do việc tiết chất nhầy trong mí mắt bị tắc.
Dùng thuốc bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ
Khi bị viêm chân lông mi mắt bạn có thể được chỉ định dùng nước mắt nhân tạo hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa steroid để tạm thời làm giảm khô mắt hoặc viêm. Dùng đầu ngón tay sạch hoặc miếng bông gòn để thoa nhẹ nhàng thuốc mỡ lên chân lông mi trước khi đi ngủ, tránh để thuốc dây vào mắt. Bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn kết hợp dùng với một loại thuốc kháng sinh giúp cải thiện sự tiết nhờn của tuyến meibomius.
Giữ vệ sinh vùng mắt
Viêm bờ mi là một bệnh có thể tiến triển theo thời gian vì thế bạn phải luôn giữ vệ sinh vùng mắt để tránh bệnh nặng hơn hoặc tái phát. Vệ sinh mắt rất quan trọng trong thời gian này, bạn nên lật mi theo chiều đứng để vệ sinh và massage mi. Ở tư thế trên các lỗ tuyến sụn mi sẽ được bộc lộ, ta sẽ lau chùi mi từ bên này sang bên kia để loại trừ các vảy bám. Ngoài dùng tay, có thể dùng tăm bông hoặc miếng gạc để làm công việc này. Việc lau chùi cần làm hàng ngày cho đến khi thấy không còn khó chịu gì.
Xem thêm: Viêm lỗ chân lông ở mặt. Triệu chứng và cách điều trị!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com