Những nốt mẩn đỏ xấu xí xuất hiện trên da bạn mỗi khi hè đến, cảm giác ngứa ngáy khó chịu quanh lỗ chân lông cản trở mọi sinh hoạt hàng ngày. Đó là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lỗ chân lông. Vậy viêm lỗ chân lông là gì? Điều trị viêm chân lông có khó không?
Viêm lỗ chân lông là gì?
Viêm lỗ chân lông là gì? Viêm lỗ chân lông là một bệnh lý khá phổ biến và thường gặp vào mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao. Viêm chân lông thường gặp nhiều hơn ở người có tuyến bã nhờn phát triển mạnh. Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm lỗ chân lông ở da là xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở lỗ chân lông, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, lông mọc ngược vào trong. Khi không được chữa trị kịp thời viêm chân lông có thể tiến triển nặng hơn gây ra tình trạng mụn bọc, mụn mủ sưng đau ở mỗi lỗ chân lông.
1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm chân lông nhưng nguyên nhân chính là do nấm và vi khuẩn, trong đó phổ biến nhất là tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus. Các tụ cầu thường sống ký sinh trên da và niêm mạc nên chúng dễ dàng xâm nhập vào lỗ chân lông, chân tóc hoặc tuyến bã nhờn dưới da, ở đó chúng gây ra tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến viêm lỗ chân lông. Viêm chân lông do tụ cầu hay xuất hiện vào mùa nắng nóng với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Ngoài ra các nguyên nhân khác dẫn đến viêm chân lông có thể kể đến như: tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, cạo hoặc tẩy lông không đúng cách, vệ sinh da không sạch sẽ.
Xem thêm: 3 Cách chăm sóc cơ thể phòng tránh viêm lỗ chân lông ở tay
2. Triệu chứng
Viêm lỗ chân lông có thể xuất hiện ở tất cả các bộ phận trên cơ thể, các biểu hiện viêm lỗ chân lông thường gặp như:
- Da nổi mẩn đỏ ở từng lỗ chân lông
- Ngứa rát, khó chịu ở vùng da bị tổn thương
- Lông mọc ngược vào trong mà không mọc thẳng ra bên ngoài như bình thường
- Xuất hiện mụn mủ, mụn nước sưng to dần và có mủ ở giữa nốt mụn
Xem thêm: 7 Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông. Hiểu đúng để trị đúng!
Điều trị viêm chân lông có khó không?
Viêm chân lông là một bệnh ngoài da khá phổ biển tuy không nguy hiểm nhưng gây cảm giác khó chịu dai dẳng cho người mắc phải. Nếu không điều trị kịp thời viêm chân lông có thể phát triển thành các triệu chứng khác như mụn nhọt, áp xe gây sưng đau và khó điều trị. Để điều trị viêm chân lông trên cơ thể triệt để phải bắt đầu từ làm sạch và giữ cho cơ thể khô thoáng mỗi ngày.
1. Thường xuyên tẩy tế bào chết cơ thể
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến viêm lỗ chân lông là do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Tế bào chết và bụi bẩn lâu ngày tích tụ tạo thành lớp sừng trên da quá dày dẫn đến lỗ chân lông bị viêm. Vì thế, tẩy tế bào chết cơ thể là điều cực kì quan trọng trong liệu trình điều trị viêm chân lông.
Tẩy tế bào chết sinh học cơ thể Bio – Gommage Body Velvety Satin là tẩy tế bào chết hoạt động dựa trên khả năng phân hủy protein của các enzyme. Trong các tế bào chết có chứa protein và keratin. Enzyme hoạt động bằng cách phân hủy các protein có trong tế bào chết để chúng tự tiêu biến. Tuy cách thức hoạt động của enzyme không khác nhiều so với các loại tẩy tế bào chết khác nhưng chúng có nhiều công dụng tuyệt vời như kích thích hoạt động sinh học cần thiết trên da, đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, kháng lại các gốc tự do.
2. Điều trị bằng tinh dầu tắm thải độc tố
Trong những chiết xuất tinh dầu thiên nhiên từ những loại cỏ cây, cam đắng được nghiên cứu là có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu các kích ứng mẩn đỏ trên da vì thế có tác dụng tuyệt vời trong điều trị viêm lỗ chân lông. Cam đắng có khả năng thải độc tố, hấp thụ bã nhờn giúp cân bằng việc tạo ra dầu, làm giảm sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn từ đỏ giảm tình trạng mụn do viêm chân lông. Vỏ của nó cũng cung cấp chất chống viêm, chống vi khuẩn giúp giữ cho da sạch, phục hồi da sau những tổn thương đặc biệt đối với tình trạng lỗ chân lông bị viêm. Bathoil LF Purifying dùng để ngâm bồn hoặc pha với nước tắm hoặc thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm như một loại serum thông thường.
Xem thêm: Viêm lỗ chân lông là gì? 7 bí mật về viêm chân lông.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com