Viêm chân lông tuy không phải là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc phải nhưng chúng gây khó khăn trong việc sinh hoạt và mất thẩm mỹ khi giao tiếp hàng ngày. Viêm chân lông là gì? Bị viêm lỗ chân lông ở cánh tay có chữa khỏi không? Cùng giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về viêm chân lông
Viêm chân lông là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến và thường gặp vào mùa hè nóng ẩm. Nguyên nhân chính gây nên viêm chân lông là do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn), virus, nấm hoặc tình trạng lông mọc ngược. Viêm chân lông có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên như viêm lỗ chân lông ở cánh tay, lưng, chân, chân tóc, thậm chí là vùng kín. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng của viêm chân lông ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của người mắc phải. Trường hợp nhiễm trùng nặng và không biết cách chữa trị có thể dẫn đến ngứa rát, áp xe, sưng phù,..
Vì thế, để tránh những hậu quả nghiêm trọng của bệnh bạn nên bổ sung những kiến thức về bệnh để biết cách phòng tránh và có những phương pháp chữa trị kịp thời.
Viêm lỗ chân lông ở cánh tay có chữa khỏi không?
Viêm lỗ chân lông ở cánh tay tuy không phải là một vấn đề nghiêm trọng nhưng lại khiến người bệnh gặp phải những bất tiện trong sinh hoạt và gây mất thẩm mỹ cho vùng da cánh tay. Tuy nhiên, so với các viêm chân lông ở vùng kín, lưng, nách thì viêm lỗ chân lông ở cánh tay lại dễ điều trị hơn.
Ngoài các cách điều trị bằng bôi thoa ngoài da, chăm sóc cơ thể đúng cách cũng làm giảm thiểu các triệu chứng của bệnh:
- Giữ vệ sinh da sạch sẽ: thường xuyên tắm rửa và vệ sinh da 2 lần mỗi ngày; tẩy tế bào chết cơ thể định kì để loại bỏ lớp sừng hóa bám trên da ngăn ngừa tình trạng bít tắc lỗ chân lông và lông mọc ngược; thay và giặt giũ chăn, ga, gối, đệm mỗi tuần; không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác.
- Giữ cơ thể khô ráo và thông thoáng: môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm và vi rút phát triển. Để phòng tránh viêm chân lông cơ thể hoặc viêm chân lông ở tay bạn cần giữ cho cơ thể khô ráo và thông thoáng: mặc quần áo có chất liệu vải co dãn, thấm hút mồ hôi; hạn chế các chất liệu gây bí da như jean, vải thô,…
- Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da đúng cách: chọn mỹ phẩm chăm sóc body có thành phần lành tính và không chứa các chất độc hại. Tránh tuyệt đối mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần, kem trộn, rượu thuốc khiến da bạn yếu đi, mất sức đề kháng từ đó mất khả năng chống lại viêm nang lông.
Điều trị viêm chân lông ở cánh tay
Có rất nhiều cách điều trị viêm chân lông ở cánh tay, đa số tin tưởng và lựa chọn phương pháp điều trị viêm chân lông bằng thuốc kháng sinh. Nhưng sử dụng thuốc kháng sinh không phải là cách tốt nhất để chữa viêm chân lông. Bởi sử dụng kháng sinh trong thời gian dài dễ làm cho da bị yếu và khô. Ngoài ra, việc bôi hoặc uống thuốc kháng sinh quá liều dẫn đến các tác dụng phụ, làm tình trạng viêm lỗ chân lông ở cánh tay trở nên nặng hơn.
Cách điều trị viêm lỗ chân lông tốt nhất là chăm sóc da hàng ngày bằng Tinh dầu tắm Bath oil LF và tẩy tế bào chết cơ thể định kì 2 lần mỗi tuần.
Tẩy tế bào chết cơ thể là một bước cực kì quan trọng trong quá trình điều trị viêm chân lông ở cánh tay hay bất cứ vùng da nào khác trên cơ thể. Bởi bít tắc lỗ chân lông là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm chân lông. Để hạn chế những kích ứng có thể xảy ra đối với da nhạy cảm, tẩy tế bào chết body bằng enzyme sinh học là lựa chọn lý tưởng nhất.
Tham khảo: Tẩy tế bào chết sinh học Bio-Gommage Body Velvety Satin
Theo nghiên cứu, một số chiết xuất thiên nhiên từ tinh dầu cam đắng và gỗ đàn hương có tác dụng đào thải độc tố và điều trị viêm chân lông hiệu quả. Tinh dầu cam đắng có trong Bath oil LF có tác dụng tiêu thụ bã nhờn, cân bằng lượng dầu trên da, ngăn ngừa mụn trứng cá, đặc biệt mụn lưng. Vỏ của quả cam đắng còn chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn do đó có tác dụng tương đương như xà phòng diệt khuẩn. Đồng thời chiết xuất tinh dầu gỗ đàn hương giúp tăng khả năng dẫn dòng bạch huyết để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể từ đó cải thiện tình trạng viêm lỗ chân lông ở cánh tay.
Tham khảo: Tinh dầu tắm thải độc, điều trị viêm nang lông Bath Oil LF
Xem thêm: Viêm lỗ chân lông ở lưng và mụn lưng có giống nhau không?
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com