Viêm chân lông là một bệnh lý ngoài da xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Vùng kín cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, chúng lại gây nên nhiều trở ngại hơn cho chị em phụ nữ. Vậy tại sao viêm lỗ chân lông vùng kín nữ lại chiếm tỷ lệ cao hơn ở nam giới? Cách xử lí như thế nào nếu bản thân bạn mắc phải?
Viêm chân lông vùng kín là gì?
Là một dạng của viêm chân lông, viêm chân lông vùng kín nữ là một bệnh lý ngoài da thường mắc phải ở nữ giới. Dấu hiệu viêm chân lông ở nữ là xuất hiện mụn mủ, mụn nước ở khu vực nang lông vùng kín gây cảm giác ngứa, rát khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Cả nam và nữ đều có thể bị viêm chân lông ở khu vực gần bộ phận sinh dục nhưng tỷ lệ mắc phải ở nữ giới là cao hơn.
Xem thêm: Viêm chân lông vùng kín – Nỗi niềm của hàng trăm chị em phụ nữ.
Vì sao viêm chân lông vùng kín nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới?
Theo cấu tạo, cơ quan sinh dục nữ thường có độ ẩm cao hơn nam, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, nấm,… là nguyên nhân gây nên bệnh viêm chân lông. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan sau khiến tỷ lệ mắc bệnh viêm chân lông vùng kín ở nữ cao hơn nam rất nhiều.
1. Cấu tạo vùng kín
Bộ phận sinh dục nữ được chia thành 2 phần rõ rệt là bộ phận sinh dục bên ngoài và bên trong. Bộ phận sinh dục bên ngoài có nhiệm vụ bảo vệ bộ phận sinh dục bên trong khỏi những vi khuẩn gây viêm nhiễm tác động từ bên ngoài vào. Vì thế, “cô bé” của phái nữ thường có cấu tạo phức tạp và nhiều nếp gấp hơn ở nam giới do đó bã nhờn, mồ hôi dễ dàng đọng lại gây bít tắc lỗ chân lông. Bít tắc lỗ chân lông là điều kiện thuận lợi nhất cho vi khuẩn, nấm phát triển đồng thời gây viêm nhiễm vùng kín dẫn đến viêm chân lông.
2. Vệ sinh vùng kín
Do có cấu tạo phức tạp và dễ bị ứ đọng dịch, mồ hôi, bã nhờn nên vệ sinh vùng kín không đúng cách như dùng dung dịch vệ sinh có nồng độ pH cao, có hương liệu,.. hoặc không thường xuyên vệ sinh vùng kín có thể dẫn đến viêm nhiễm và phát triển thành viêm nang lông. Hãy chăm sóc và nâng niu vùng kín giống như cách bạn chăm sóc tất cả những vùng da khác trên cơ thể, bởi hơn hết, đây là khu vực khá nhạy cảm và dễ mắc các bệnh phụ khoa.
3. Tổn thương vùng kín
Cấu tạo vùng kín nữ phức tạp và da ở khu vực này thường mỏng và nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể. Việc sử dụng dao cạo để wax lông, dùng kem để tẩy lông không đúng cách (vệ sinh dụng cụ không kĩ, kem tẩy lông kém chất lượng) của chị em khiến vùng kín bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Ngoài ra, việc mặc quần bó sát đặc biệt là quần jean thiếu độ co giãn khiến “cô bé” phải cọ xát thường xuyên với bề mặt vải thô cứng cũng gây tổn thương cho vùng da nhạy cảm này.
4. Mặc đồ lót quá chật
Đồ lót là vật tiếp xúc trực tiếp với vùng kín hàng ngày hàng giờ. Đặc biệt, khi vận động như tập thể thao, chạy bộ,.. sẽ làm tăng sự cọ sát giữa da và đồ lót, mồ hôi tiết ra nhiều bị ứ đọng là môi trường lý tưởng cho viêm lỗ chân lông vùng kín nữ phát triển. Vì thế, cần chọn đồ lót có chất liệu vải mềm, co dãn và thấm nước để bảo vệ vùng kín tốt nhất.
Triệu chứng của viêm lỗ chân lông vùng kín nữ
Nhìn chung, triệu chứng của viêm lỗ chân lông vùng kín nữ không có quá nhiều khác biệt so với các vị trí khác trên cơ thể. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy bằng mắt thường chúng ta có thể quan sát và cảm nhận được để có cách điều trị kịp thời khi mắc phải:
- Cảm giác ngứa ngáy, châm chích nặng hơn là nóng rát tại một vùng da nhất định tại vùng kín
- Da có dấu hiệu sưng đỏ, viêm. Bề mặt sần sùi và sưng to hơn bề mặt da bình thường.
- Lông không mọc thẳng ra ngoài mà cuộn tròn vào trong, gây ngứa ở nang lông. Mụn mủ mọc ngay tại vị trí lông mọc ngược, sờ vào cảm giác cộm thậm chí đau.
- Các nốt mẩn đỏ và mụn li ti xuất hiện quanh vùng da bị viêm.
- Mụn liti và các nốt mẩn đỏ phát triển thành mụn nước, mụn mủ có mủ trắng ở đầu nốt mụn, sưng to và gây đau nhức. Sau đó mụn mủ vỡ ra và đóng thành vẩy, tạo nên vết mụn chai cứng trên da.
- Mụn mủ có xu hướng lan rộng thành từng mảng sau nhiều ngày nếu không được chữa trị kịp thời.
Có không ít trường hợp viêm lỗ chân lông vùng kín nữ không thể tự khỏi mà trở nên nặng hơn phát triển thành mụn nhọt, áp xe, mụn đinh râu,.. gây bất tiện cho chị em phụ nữ trong việc sinh hoạt, đặc biệt là tâm lý tự ti khi gần gũi bạn đời. Vì thế, ngay khi “cô bé” có những dấu hiệu khác thường bạn cần sáng suốt xử lí tránh làm tình trạng viêm chân lông trở nên nặng hơn.
Xử lí viêm nang lông vùng kín nữ như thế nào?
Như đã nói, cấu tạo vùng kín ở nữ giới có 2 bộ phận trong và ngoài. Khác với cách điều trị viêm chân lông ngoài da có thể dùng thuốc bôi tại chỗ, viêm chân lông vùng kín không khuyến khích bôi thuốc trực tiếp vào da vì sẽ làm ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục phía trong nếu bạn bôi thuốc không đúng cách.
Lúc này, bạn nên sử dụng tinh dầu tắm thải độc tố cho vùng da nhạy cảm hoặc tắm bằng lá thảo dược thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho vùng kín.
Cam đắng, gỗ đàn hương là một số các tinh dầu thiên nhiên được nghiên cứu là có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu các kích ứng mẩn đỏ trên da. Chiết xuất tinh dầu cam đắng trong Bath oil LF của Physiodermie có tác dụng giúp tiêu thụ bã nhờn, nhờ đó cân bằng lượng dầu trên da, ngăn ngừa mụn trứng cá, mụn mủ. Vỏ của nó cũng chứa chất kháng viêm, chống vi khuẩn giúp giữ cho da sạch, giúp da phục hồi sau những tổn thương đặc biệt đối với tình trạng lỗ chân lông bị viêm. Ngoài ra, Bath Oil LF còn chứa tinh dầu gỗ đàn hương có tác dụng thải độc tố thông qua việc lưu dẫn dòng chảy bạch huyết. Gỗ đàn hương giúp tăng khả năng dẫn dòng bạch huyết để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Tình trạng viêm lỗ chân lông cũng được cải thiện từ đó. Tinh dầu tắm Bathoil LF Purifying dùng được cho vùng da nhạy cảm như vùng kín và có tác dụng sau vài lần sử dụng.
Lưu ý: Không được bôi trực tiếp như dung dịch vệ sinh phụ nữ mà chỉ dùng pha loãng với nước rồi vệ sinh vùng kín hoặc tắm để làm sạch toàn thân.
Chi tiết thông tin: → Tinh dầu tắm thải độc tố – điều trị viêm nang lông Bath Oil LF ←
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com