Corticosteroid hay Corticoid là một nhóm các chất hóa học bao gồm các hormon steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận của cơ thể. Đây là nhóm chất có nhiều lợi ích trong điều trị lâm sàng nhưng cũng tiềm ẩn vô số các tác dụng phụ. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về các thuốc chứa corticoid!
1. Sơ lược về thuốc corticoid
Khái niệm thuốc corticoid
Corticoid (Glucocorticoid/ Corticosteroid) là loại hormon được tiết ra bởi vỏ thượng thận của tuyến thượng thận trong cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chuyển hóa muối, đường, mỡ, chất đạm và duy trì các chức năng sống của cơ thể.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, 2 loại hormon vỏ thượng thận tiết ra là:
- Glucocorticoid: được tiết ra bởi vùng bó và vùng lưới ở phía trong dưới tác động kiểm soát của ACTH tuyến yên. Glucocorticoid còn được gọi là hormon điều hòa glucose.
- Mineralocorticoid: là hormone điều hòa điện giải, đại diện là Aldosteron, chịu sự kiểm soát của hệ Renin – Angiotensin.
Trong điều trị lâm sàng, các thuốc corticoid thường được sử dụng hơn là Glucocorticoid. Glucocorticoid thường được gọi tắt với cái tên “Corticoid” và phổ biến hơn với người dùng. Chúng gồm 2 chất Hydrocortison và Cortisol được tiết ra bởi vỏ thượng thận trong điều kiện sinh lý bình thường của cơ thể. Ngày nay, các nhà khoa học thường dựa vào công thức của Hydrocortison để sản xuất ra các loại corticoid tổng hợp. Bao gồm: Prednisolon, Methylprednisolon, Dexamethason, Betamethason… Các chất này có mức độ hoạt lực khác nhau nhưng đều được sử dụng với mục đích kháng viêm và điều trị các bệnh liên quan đến miễn dịch. Do đó, thuốc corticoid được xếp vào danh sách thuốc sử dụng phổ biến nhất thế giới.
Phân loại các thuốc corticoid
Thuốc corticodi được chia làm 3 nhóm chính dựa trên mức độ hoạt lực chống viêm, bao gồm:
- Nhóm 1: Cortisol, Hydrocortison và Prednisone. Nhóm này có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, giảm phù nề thấp nhưng với liều dùng cao và có thời gian tác dụng ngắn.
- Nhóm 2: bao gồm Prednisolone và Methylprednisolone. Nhóm này có hoạt lực chống viêm ở mức độ vừa, ít giữ muối, nước, ít gây suy nhược và yếu cơ. Thời gian tác dụng của nhóm 2 ở mức trung bình.
- Nhóm 3: Betamethasone, Dexamethason, Triamcinolon…là nhóm có hiệu lực chống viêm cao, không giữ nước, liều dùng thấp.
2. Cơ chế hoạt động của corticoid
Về sinh lý
Xét về mặt sinh lý, các thuốc corticodi thường tham gia vào các quá trình sau:
- Qúa trình chuyển hóa: lipid, phospho, calci, glucid, protid, chuyển hóa nước và điện giải.
- Tác động lên hệ thần kinh trung ương: giải tỏa căng thẳng (stress), thay đổi cảm xúc và gây cảm giác thèm ăn.
- Tác động đến tim mạch: Giữ muối nước và làm tăng nhịp tim.
- Hệ tiêu hóa: Tăng tiết dịch vị, giảm tiết chất nhày từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
Trong điều trị
Các thuốc corticoid dùng trong điều trị có rất nhiều công dụng khác nhau nhưng nổi bật vẫn là: chống viêm – chống dị ứng – ức chế miễn dịch.
Tác dụng chống viêm
Corticoid có tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm bao gồm:
- Ức chế sự di chuyển của bạch cầu về ổ viêm
- Giảm hoạt tính và quá trình sản xuất của các chất trung gian hóa học gây viêm.
- Ức chế giải phóng các gốc tự do, các men tiêu thể từ đó giúp làm giảm hoạt tính các chất trung gian gây viêm.
Tác dụng chống dị ứng
Tác dụng chống dị ứng của Corticosteroid thể hiện rõ qua việc ngăn cản và làm giảm mức độ của các phản ứng dị ứng. Bằng cách phong tỏa các phản ứng giải phóng những chất trung gian hóa học gây dị ứng như histamin, serotonin,…
Tác dụng ức chế miễn dịch
Các thuốc Corticoid thường ít gây ảnh hưởng đến miễn dịch dịch thể mà chỉ tác dụng chủ yếu lên miễn dịch tế bào. Cụ thể:
- Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T, giảm sản xuất Interleukin 1 và 2.
- Làm giảm hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T và các tế bào diệt tự do NK. Thông qua đó đó ức chế sản xuất Interleukin 2 và interferon gamma.
- Ức chế sản xuất TNF, giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc và nhận diện kháng nguyên của đại thực bào.
Các trường hợp được chỉ định dùng corticoid
Mang lại nhiều lợi ích trong điều trị, corticoid được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Hỗ trợ chuyển hóa các chất glucid, protid, lipid, phospho, calci…
- Điều hòa chức năng cho hệ thần kinh trung ương
- Điều trị các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như: lupus ban đỏ, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, các bệnh về thận, hen suyễn…
- Các bệnh ngoài da: viêm da, nấm, mụn trứng cá,..
- Chống viêm trong thời gian ngắn cho các trường hợp nặng cần chống viêm mạnh.
Corticoid với những lợi ích điều trị đa dạng và được sử dụng rộng rãi tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, người bệnh khi sử dụng các thuốc corticoid cần tuân thủ liều lượng, thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng hoặc ngừng thuốc đột ngột để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com