Sống trong một môi trường mà chỉ hít không khí thôi cũng nổi mụn ^^ thì chúng ta cần phải biết cách chăm sóc da chỉn chu hơn bao giờ hết. Ngoài làm sạch, tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm thì thải độc da là một bước không thể thiếu trong chu trình skincare của các cô gái. Trong bài viết này, Physiodermie sẽ giới thiệu đến bạn cách xông mặt thải độc da chuẩn spa ngay tại nhà bạn có thể áp dụng từ bây giờ!
Thải độc da là gì?
Thải độc da hay còn gọi là detox nghĩa là loại bỏ độc tố ẩn dưới da của bạn để thanh lọc làn da, giúp thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn, kích thích da sản sinh tế bào mới, giúp da luôn căng mịn, khỏe mạnh và hồng hào. Một số phương pháp thải độc da còn giúp lưu thông tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng cho da và giúp cơ thể khỏe mạnh. Có rất nhiều phương pháp thải độc da. Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và phù hợp với từng thể trạng của từng người. Có 2 phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất đó là cách xông mặt thải độc da và massage thải độc da thông qua hệ bạch huyết.
Cách xông mặt thải độc da chuẩn spa
Xông mặt thải độc da là cách thải độc thông qua tuyến mồ hôi của cơ thể. Cách này sử dụng hơi nóng của nước xông tác động lên da giúp làm giãn nở lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn cùng những độc tố ẩn sâu dưới da.
1. Chuẩn bị trước khi xông mặt
Trước khi thực hiện xông hơi cho da mặt, bạn cần phải vệ sinh da thật sạch sẽ. Ở bước làm sạch da mặt, bạn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước rửa tay. Nếu dùng dầu hay sáp tẩy trang, thực hiện với một làn da khô và một bàn tay khô, cho sáp/dầu tẩy trang lên mặt rồi massage nhẹ nhàng sau đó cho 1 ít nước lên mặt rồi nhũ hóa sáp/dầu tẩy trang đến khi hết bọt. Khác với sáp/dầu tẩy trang, nước tẩy trang dễ dàng sử dụng hơn khi chỉ cần thấm đẫm miếng bông cotton rồi lau khắp khuôn mặt.
Sau khi tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, cặn bã của lớp make-up, rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Lấy một ít sữa rửa mặt cho vào lòng bàn tay, thêm chút nước, tạo bọt rồi cho lên mặt massage theo chiều vòng tròn từ trong ra ngoài. Dùng khăn khô mềm để lau khô mặt sau đó cho 1 ít nước hoa hồng vỗ nhẹ lên mặt để cân bằng độ pH da.
Xem thêm: Thải độc da là gì? 3 cách thải độc da phổ biến.
2. Cách xông hơi thải độc da mặt
Sau khi da đã được làm sạch. Chúng ta tiên hành đun nước xông mặt. Có rất nhiều nguyên liệu dùng để xông hơi thải độc da mặt tuy nhiên nguyên liệu được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất là lá tía tô, sả, chanh, gừng và các loại tinh dầu thảo dược (tinh dầu sả chanh, tràm trà,..)
- Tía tô: chứa tinh dầu perila aldehyd và limonene kích thích tuyến mồ hôi, giải phóng các chất độc trong cơ thể, tái tạo các mô tế bào.
- Sả và chanh: chanh và sả sẽ giúp diệt khuẩn, thải độc da và đào thải cặn bã từ lỗ chân lông rất hiệu quả từ đó ngăn ngừa mụn hình thành.
- Tinh dầu: xông hơi bằng tinh dầu mang lại cảm giác thư giãn rất tốt bởi mùi thơm tinh dầu thiên nhiên dịu nhẹ và có tác dụng an toàn trên da.
Cách làm: Lá tía tô, sả, gừng, chanh sau khi rửa sạch chúng ta cắt lát mỏng rồi cho vào nồi nước đun cùng một lượng nước vừa đủ. Đun khoảng 5 phút cho nồi nước sôi đều và bốc hơi lên. Đổ nước vào một tô lớn sau đó dùng khăn tắm trùm qua đầu để giữ hơi nước không bị bay ra. Để mặt cách tô nước khoảng 10-15cm, thi thoảng dùng đũa khoắng nước để hơi nước tỏa ra đều nhất. Xông mặt trong khoảng từ 5-15 phút khi cảm thấy da ra nhiều mồ hôi và hơi nước không còn bốc lên nữa thì ngừng. Sau đó dùng một chiếc khăn mềm thấm khô da mặt và rửa sạch với nước mát hoặc chườm đá lạnh để se khít lỗ chân lông.
3. Những lưu ý khi xông mặt thải độc da
- Vệ sinh da thật sạch trước khi xông mặt
- Rửa sạch nguyên liệu xông mặt bằng nước muối
- Không để mặt quá gần với nước xông có thể gây bỏng
- Không xông mặt khi da đang có vết thương hở, bị kích ứng, ửng đỏ hoặc tổn thương
- Sau khi xông hơi thải độc da thường khô nên cần được cung cấp độ ẩm, sử dụng toner hoặc lotion mask, serum cấp ẩm để bổ sung ẩm kịp thời cho da.
- Luôn luôn nhớ thoa kem chống nắng mỗi ngày, đặc biệt là sáng hôm sau khi xông mặt.
Xem thêm các kiến thức thải độc da tại đây!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com