Là một từ khóa khá hot những năm gần đây cùng tốc độ tìm kiếm chóng mặt, bệnh demodex gây nên bởi loài ký sinh trùng thuộc ngành chân khớp Demodex ký sinh ở người và động vật. Vậy demodex là gì? Cơ chế gây bệnh và cách triệu chứng ra sao?
Bài viết liên quan: Điều trị Demodex ở đâu an toàn và hiệu quả?
Tổng quan về bệnh demodex ở người
1. Ký sinh trùng demodex là gì?
Ký sinh trùng demodex là một trong những loại ký sinh trùng kí sinh trên da có kích thước nhỏ nhất kí sinh ở nang lông và tuyến bã. Bệnh demodex gây ra bởi 2 loại phổ biến: Demodex folliculorum và Demodex brevis. Kích thước của demodex folliculorum con trưởng thành có thể dài đến 440um còn demodex brevis có thể đến 240 um. Tuy nhiên chúng chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi quang học mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Hình dạng của demodex gồm đầu, thân, đuôi và 4 cặp chân gần phần đầu. Vòng đời của chúng thường kéo dài từ 14 – 24 ngày. Chu kỳ sống trải qua 5 giai đoạn chính: trứng, ấu trùng, tiền nhộng, nhộng và con trưởng thành. Demodex thường sống theo cặp, sau khi giao cấu chúng đi sâu vào da đẻ trứng ở nang lông và tuyến bã. Chúng bài tiết chất thải và chết ngay bên trong da sau khi đẻ trứng. Sau khi chết, xác của chúng hóa lỏng và phân hủy trên bề mặt và gây ra các phản ứng dị ứng. Đây chính là những triệu chứng của bệnh viêm da demodex ở người.
2. Phân loại bệnh viêm da do demodex
Giống như các loại vi khuẩn khác, demodex tồn tại trên da người khỏe mạnh bình thường mà không có dấu hiệu đặc trưng nào. Tuy nhiên, khi demodex sinh sôi với số lượng lớn và tập trung ở một vùng da nhất định sẽ gây ra bệnh viêm da demodex. Bệnh demodex thường gặp gồm 3 thể chính:
- Viêm nang lông dạng vảy phấn (thể nhẹ nhất): thương tổn là đám da đỏ, bề mặt có những vảy da, nút sừng ở nang lông, bệnh nhân có cảm giác kiến bò trên da.
- Viêm da do demodex dạng trứng cá: thể này bao gồm một số biểu hiện của thể vảy phấn, kèm theo mụn trứng cá.
- Trứng cá đỏ thể u hạt: là thể ít gặp nhất và thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy giảm.
Vậy nguyên nhân nào khiến cho demodex sinh sôi và phát triển mạnh gây ra bệnh demodex?
Tìm hiểu ngay: 13 Điều bạn cần biết về Demodex – Cách điều trị, chăm sóc và phòng tránh hiệu quả
3. Nguyên nhân gây viêm da demodex
Da bị tổn thương và mất sức đề kháng chính là nguyên nhân chính dẫn đến demodex phát triển mạnh. Da bị tổn thương có thể đến từ việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng chứa corticoid dài ngày khiến da bị yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi cho demodex sinh sôi với số lượng lớn.
Ngoài ra vệ sinh da không tốt hoặc sống trong môi trường bụi bẩn ô nhiễm cũng là yếu tố thuận lợi cho demodex dễ bùng phát. Thức ăn của demodex chủ yếu là dầu nhờn và chất dinh dưỡng trên da. Vì thế, người thuộc tuýp da dầu cũng là một trong những trường hợp dễ mắc phải bệnh viêm da demodex hơn các tuýp da khác.
Các triệu chứng của bệnh demodex
Viêm da do demodex gây nên là một bệnh lý không có các dấu hiệu hay triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên những biểu hiện đặc trưng ở các trường hợp khách hàng nhiễm demodex đến chữa trị tại Physiodermie được tổng hợp cụ thể:
- Nền da sần: bao gồm các đám đỏ da, sần đỏ, mụn ẩn,…
- Da tăng tiết dầu, lỗ chân lông trên mũi, cằm, trán và má trở nên rộng hơn.
- Sau một thời gian dài, các mao mạch nổi dày lên 2 bên cánh mũi do hiện tượng mao mạch bên trong da bị giãn nở.
- Cảm giác kiến bò trên da mặt đặc biệt xuất hiện nhiều vào buổi tối nhất là vào ban đêm. Do vi khuẩn demodex thường hoạt động mạnh vào thời điểm này, chúng giao phối bên trong da gây cảm giác ngứa ngáy ở người bệnh. Các khu vực ngứa nhiều thường ở trán, cánh mũi, má. Người bệnh lúc này vô thức đưa tay lên mặt gãi gây nền các vết trầy xước trên bề mặt da mà họ không nhận ra.
- Rụng lông ở các khu vực: lông mày, lông mi, tóc, chân mày.
Đọc thêm:
Phân biệt biểu hiện Da bị nhiễm Corticoid và Viêm da Demodex
Bệnh demodex là một bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được chữa trị đúng cách. Mặt khác bệnh cũng có thể lây cho người khác thông qua tiếp xúc và sử dụng chung các vật dụng cá nhân. Chính vì vậy khi mắc bệnh các bạn cần phải tuân theo liệu trình điều trị của chuyên viên tư vấn để đạt được kết quả mong muốn.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com