Chứng đỏ mặt (Rosacea) là một rối loạn dạng trứng cá mạn tính ở tuyến bã nhờn của nang lông cùng với sự phản ứng của mao mạch với các yếu tố khác như nhiệt độ, sức nóng. Từ đó làm xuất hiện những cơn đỏ bừng mặt và nặng hơn là giãn mao mạch. Bệnh này trước kia gọi là trứng cá đỏ (Acne rosacea) nhưng không phải lúc nào cũng đi kèm với mụn trứng cá. Đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh đỏ da mặt này nhé!
Tổng quan về bệnh đỏ da mặt
1. Nguyên nhân
Bệnh đỏ da mặt thường xuất hiện ở lứa tuổi 30 đến 50, nữ nhiều hơn ở nam. Các nguyên nhân hình thành có thể kể đến như:
- Có tiền sử bị các cơn đỏ bừng mặt và tăng lên khi có các kích thích nhiệt lúc ăn thức ăn và uống đồ uống nóng như rượu, bia,…
- Khi đi nắng, đun bếp gần lò nóng chứng đỏ mặt trầm trọng thêm.
- Có thể một thời gian dài trước đó bị mụn trứng cá dai dẳng.
- Bệnh đỏ da mặt chủ yếu xuất hiện nhiều nhất ở những làn da nhạy cảm. Da nhạy cảm là tình trạng xuất hiện khi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu và phá vỡ. Vì thế da nhạy cảm sẽ có những phản ứng mạnh mẽ hơn với các tác động bên ngoài so với da khỏe mạnh bình thường khác. Mặt bị ứng đỏ ngứa là một trong số những phản ứng thường gặp của da nhạy cảm.
- Dị ứng mỹ phẩm: Sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, chứa thành phần có hại hoặc lựa chọn sản phẩm không phù hợp với da có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị suy yếu và gây nên các tình trạng mặt đỏ bừng.
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi đột ngột là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn, mề đay ở da mặt.
- Dị ứng thực phẩm: Ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, đậu nành,… có thể khiến hệ miễn dịch phóng thích histamine vào da, gây ra tình trạng đỏ da mặt và nổi mề đay ở các vùng khác trên cơ thể.
Xem thêm: Chứng đỏ mặt (Rosacea) và những nguy hiểm tiềm ẩn.
2. Biểu hiện lâm sàng
Rosacea thường biểu hiện nhiều ở vùng má, mũi, cằm và trán. Các biểu hiện lâm sàng thường được chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: có các cơn đỏ bừng mặt, có cảm giác “nóng” ở mặt, mặt đỏ giống như uống rượu, đỏ mặt từng lúc còn gọi là thể địa Rosacea.
Giai đoạn 2: chứng đỏ mặt dai dẳng xuất hiện thường xuyên vùng má, mũi, kèm theo hiện tượng giãn mao mạch (telangiectases).
Giai đoạn 3: tình trạng đỏ mặt xuất hiện với tần suất dày đặc hơn kèm theo các nốt sần và mụn mủ.
Giai đoạn 4: ban đỏ và giãn mao mạch chi chít, có các mụn sần, mụn mủ, mụn trứng cá nặng.
Bệnh kéo dài có thể kèm theo sự tăng tiết bã nhờn và phù bạch mạch làm biến dạng mũi, trán, quanh mắt, tai, cằm. Nặng nhất bệnh có thể biến chuyển thành mũi sư tử (Rhinophyma) to, đỏ và sần sùi.
Chẩn đoán và phân biệt các bệnh tương tự bệnh đỏ da mặt
Là một trong những biểu hiện của những bệnh ngoài da, đỏ mặt là tình trạng thường gặp phải khi bị viêm da demodex, viêm da tiết bã, lutus ban đỏ, chàm eczema,.. và hội chứng đỏ mặt. Để phân biệt bệnh đỏ mặt với các loại bệnh khác, cách chẩn đoán khá dễ dàng qua những biểu hiện bên ngoài như:
- Vùng da quanh mũi và mũi thường rất đỏ, xuất hiện những vùng da giãn mao mạch.
- Có sẩn và mụn mủ.
- Tăng tiết bã nhờn dẫn đến da mặt đổ dầu nhiều toàn mặt, đặc biệt là vùng chữ T (trán-mũi-cằm).
Cách phân biệt bệnh đỏ mặt với các bệnh khác:
- Viêm da tiết nhờn: Tình trạng đỏ mặt là một trong những biểu hiện của viêm da tiết bã. Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng da xuất hiện do sự mất cân bằng tuyến bã nhờn trên da. Biểu hiện thường gặp là vùng rãnh mũi má, má, giữa 2 lông mày da bị viêm đỏ, sần sùi, có vẩy mỡ, có thể có sẩn.
- Viêm da kích thích: Viêm da kích thích thường xuất hiện sau khoảng 2-3 tuần ngừng bôi các mỹ phẩm, dược phẩm chứa nồng độ Corticoid cao, sử dụng liều lượng lớn. Biểu hiện là da bị khô, bong tróc và có thể xuất hiện những mụn nước li ti gây sần da, nổi theo từng mảng kèm theo mẩn đỏ và ngứa châm chích.
- Mụn trứng cá thường: thường có sẩn viêm đỏ, nặn có nhân trứng cá, hoặc có thêm mụn mủ, khối viêm tấy, nang bọc chứa mủ, chất bã.
- Viêm da demodex: Bệnh do ký sinh trùng demodex gây nên, biểu hiện thường gặp là mẩn đỏ và ngứa châm chích kèm theo mụn, nền da sần sùi, rụng lông mi, rụng tóc,..
Bài viết liên quan:
Da mặt bị đỏ và ngứa là dấu hiệu của viêm da demodex hay chứng đỏ mặt
Cách điều trị bệnh đỏ da mặt
1. Khôi phục hàng rào bảo vệ da
Khi da bạn mắc phải các vấn đề như dị ứng đỏ ngứa, viêm da demodex, bệnh đỏ da mặt,… thì điều gì xảy ra bên dưới bề mặt da tại thời điểm đó? Chính là hàng rào bảo vệ da bị suy yếu trầm trọng dẫn đến tăng mất nước bề mặt da. Vì thế, cách điều trị bệnh đỏ mặt là khôi phục lại hàng rào bảo vệ da để ngăn chặn mất nước bề mặt giúp tăng cường độ ẩm nuôi da khỏe mạnh.
Khoáng chất tăng cường Essential Oligo Concentrate với thành phần Pro Ceramides (lipid cấu tạo màng tế bào) cung cấp lipid tự nhiên cho da bị mất; hợp chất độc quyền PCbG tăng cường lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh trên da cùng các nguyên tố vi lượng và khoáng chất quý hiểm (Kẽm, Magie) giúp tăng cường sức đề kháng cho da khỏe mạnh; đặc biệt là Vitamin B5 (Panthenol) – thành phần có tác dụng làm dịu và ngăn chặn sự mất nước qua da tối đa giúp phục hồi hàng rào bảo vệ hydro lipid, bảo vệ da khỏi những tác nhân có hại từ bên ngoài.
Essential Oligo Concentrate là một sản phẩm không thể thiếu trong quá trình khôi phục hàng rào bảo vệ da suy yếu giúp cải thiện tình trạng da nhạy cảm và giảm các triệu chứng của bệnh đỏ da mặt.
Xem thêm thông tin sản phẩm: Essential Oligo Concentrate
2. Giảm mất nước bề mặt
Khi hàng rào bảo vệ da bị suy yếu, độ ẩm trên da dễ dàng thoát ra ngoài làm tăng tình trạng mất nước qua bề mặt da vì thế các bệnh nhân bị hội chứng đỏ mặt da thường hay bị khô bong tróc hoặc đổ dầu nhiều toàn mặt. Cả 2 tình trạng đó đều là hậu quả của mất nước bề mặt da.
Được xem là 1 chất dưỡng ẩm tự nhiên có khả năng giữ nước vượt trội nhất trong tất cả các hoạt chất dưỡng ẩm khác, 1 gram Hyaluronic Acid có thể giữ tới 6 lít nước. Hyaluronic Acid được đưa vào ứng dụng trong ngành mỹ phẩm là sợi dây móc nối các phân tử nước đồng thời bôi trơn các bộ phận chuyển động của cơ thể như cơ và khớp. Trong đó khoảng 50% lượng HA của cơ thể tập trung tại khu vực collagen ở lớp trung bì của làn da, HA đóng vai trò như nguồn dinh dưỡng chính nuôi lớp màng collagen.
Theo thời gian, lượng HA trong cơ thể hao hụt dần trong khi việc sản sinh trở nên trì trệ khiến cho làn da chúng ta bị khô đi khi tuổi tác nhiều lên. Vì vậy việc bổ sung HA là vô cùng cần thiết để giảm tình trạng mất nước bề mặt. Khi đi vào da, các phân tử Hyaluronic khuếch tán và gia tăng trọng lượng tới 500-1000 lần và hoạt động như một miếng mút hút ẩm từ môi trường bên ngoài và từ các tầng da bên dưới lên trên bề mặt da, giúp bề mặt da trở nên ngậm nước, căng bóng.
Bi-molecular Hyaluronic Acid Bioserum với thành phần HA tinh khiết nồng độ cao và đa dạng kích thước phân tử mang lại hiệu quả cấp nước đa tầng và dưỡng ẩm cho da, giảm mất nước bề mặt tối đa:
- HA trọng lượng phân tử nhỏ 0.9%: thẩm thấu sâu hơn vào trung bì, ở đó HA tạo liên kết khối khi gặp nước, giúp cải thiện độ ẩm tầng sâu và giúp da căng mọng.
- HA trọng lượng phân tử lớn 0.6%: tạo thành lớp màng bảo vệ phía trên lớp biểu bì da, giảm mất nước bề mặt và tăng độ thẩm thấu của các dưỡng chất trong sản phẩm vào da.
- Peptide 1% – nguyên liệu giúp kích thích sản sinh collagen và elastin -> chống lão hóa, làm mờ các nếp nhăn nông và sửa chữa hàng rào bảo vệ da tự nhiên, cấp ẩm cho da.
Vì có khả năng hút ẩm từ tầng dưới của da lên lớp thượng bì nên nếu bạn sử dụng HA mà không dùng thêm chất khóa ẩm nào sau đó có thể dẫn đến hiện tượng “hút ẩm ngược” làm cho da ngày càng khô hơn. Vậy nên sau khi dùng bất kì serum chứa HA nào chúng ta đều cần phải sử dụng kem dưỡng, dầu dưỡng chứa các thành phần khóa ẩm như Ceramide, Glycerin,… nhằm “khóa” lớp màng ẩm của da, ngăn ngừa tình trạng hút ẩm ngược.
Xem thêm thông tin sản phẩm tại → Bi-molecular Hyaluronic Acid
Xem thêm: Serum cấp nước đa tầng Bi Molecular Hyaluronic Acid cho làn da như mới đôi mươi!
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com