Rosacea (bệnh đỏ mặt) là một dạng rối loạn da hay bị nhầm lẫn với demodex và phản ứng dị ứng. Bệnh thường không gây nên những hậu quả nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và gây cảm giác khó chịu, mặc cảm và tự ti cho người mắc phải. Vậy Rosacea là gì? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào?
Bệnh đỏ mặt (Rosacea) là gì?
Bệnh đỏ mặt (rosacea) là một bệnh ngoài da phổ biến gây mẩn đỏ ở mặt, mũi, trán và má kèm theo tình trạng giãn mao mạch máu. Bệnh làm cho da luôn trong trạng thái đỏ hơn bình thường và các mao mạch máu ngày một nhìn rõ hơn. Rosacea có thể bị nhầm lẫn với mụn trứng cá, dị ứng da mặt hoặc các vấn đề về da khác như demodex. Thực chất chứng đỏ mặt chỉ là là một biểu hiện đặc trưng khi da mắc phải các bệnh trên. Nếu không được điều trị sớm, rosacea có xu hướng tăng theo thời gian và gây mất thẩm mỹ cho người gặp phải.
Xem thêm: Chứng đỏ mặt và những nguy hiểm tiềm ẩn
Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh đỏ mặt (rosacea) bao gồm:
- Da dễ ửng đỏ: tình trạng đỏ mặt có thể xảy ra đột ngột và biến mất trong chốt lát và xuất hiện với tần suất dày đặc hơn.
- Giãn mao mạch máu: giãn mao mạch là triệu chứng chung của đa số các bệnh nhân bị bệnh đỏ mặt. Khi đó, các mao mạch máu nhỏ có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường
- Kích ứng mắt: mắt có thể bị kích ứng và có biểu hiện chảy nước hoặc đỏ ngầu ở một số người bệnh. Tình trạng này, được gọi là bệnh Rosacea mắt. Lâu ngày cũng có thể gây ra mủ mắt, đỏ và sưng mí mắt. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến tổn thương giác mạc và giảm thị lực.
- Nóng rát hoặc ngứa ngáy: cảm giác nóng rát và ngứa ngáy có thể xảy ra trên toàn mặt hoặc chỉ ở vùng da bị mẩn đỏ. Ngứa có thể ngày một tăng lên và gây cảm giác bứt rứt khó chịu cho người bệnh.
- Da khô, thô ráp và sần sùi: Da đóng vảy, khô ráp và sần sùi giống
- Mụn đỏ kéo dài: Mụn đỏ và mụn mủ sưng kéo dài thường xuất hiện trong quá trình bị bệnh rosacea. Đôi khi các nốt mụn sưng có thể giống như mụn trứng cá, nhưng không có mụn đầu đen.
- Da bị dày lên. Trong một số trường hợp của bệnh, da có thể bị dày lên và to ra từ các mô dư thừa, dẫn đến một tình trạng gọi là rhinophyma (Rosacea phì đại). Và tình trạng này xảy ra phổ biến trên mũi, khiến nó có hình dạng giống hình củ.
Cách điều trị bệnh đỏ mặt
Bệnh đỏ mặt thường được chữa trị bằng cách làm giảm các triệu chứng của bệnh và kết hợp cùng các biện pháp chăm sóc da khác. Thời gian điều trị còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ và thời gian phát triển của bệnh.
1. Điều trị từng triệu chứng đặc trưng của bệnh
Đỏ da
Các nghiên cứu gần đây cho thấy đã có loại thuốc làm giảm đỏ mặt và ở dạng gel thoa lên da mặt. Loại thuốc này giúp co các mạch máu và bạn sẽ thấy hiệu quả trong vòng 12 tiếng sau. Nhưng hiệu quả co mạch máu này chỉ tạm thời và không có tác động đến tận gốc của vấn đề.
Với chiết xuất từ các loại tinh dầu thiên nhiên tổng hợp, đặc biệt là tinh dầu Cúc La Mã (Chamomile) giúp chống dị ứng da bằng cách ngăn chặn sự giải phóng Histamin, làm dịu, giảm đỏ và đưa da trở về trạng thái cân bằng. Serum CN đặc biệt thích hợp với các làn da tổn thương sau nặn mụn, lăn kim, laser và chứng bệnh đỏ mặt (rosacea). Sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng đề kháng cho da nhạy cảm, tăng cường lớp màng bảo vệ da, giúp da thư giãn và giảm triệu chứng đỏ da hiệu quả.
Tham khảo: Bioarome CN – Serum làm dịu da nhạy cảm, tổn thương, giảm đỏ da
Nóng rát và ngứa châm chích
Ngoài công dụng chính trong đặc trị bệnh viêm da demodex, Anti-redness Micro Gel còn giúp kiểm soát cảm giác ngứa ngáy châm chích và nóng rát trên da. Chiết xuất đậu chổi và táo gai trong Anti-redness Micro Gel giúp làm dịu các tình trạng mụn viêm đỏ, ửng đỏ nhạy cảm (do Demodex) và các tình trạng da căng đỏ do khô, da mao mạch yếu (Giãn mao mạch mạng nhện), tăng cường tuần hoàn máu nuôi dưỡng da. Cảm giác nóng rát và ngứa châm chích sẽ giảm trong khoảng 1 tuần đầu sau khi sử dụng.
Tham khảo:
Anti-redness Micro Gel – Gel đêm trị demodex, mụn viêm đỏ, mẩn đỏ, mao mạch yếu
Anti-redness Emulsion – Kem ngày trị demodex, mụn viêm đỏ, mẩn đỏ, mao mạch yếu
Giãn mao mạch
Một trong những vấn đề khó điều trị nhất của bệnh đỏ mặt là hiện tượng giãn mao mạch trên da. Giãn mao mạch là hiện tượng các mao mạch nhỏ phình rộng, nổi sát bề mặt của da. Vùng da giãn mao mạch thường có màu xanh, đỏ hoặc tím, các mao mạch này chồng chéo lên nhau và có dạng hình mạng nhện. Cách để khắc phục tình trạng này là bổ sung các sản phẩm có tác dụng làm chắc và co thành mạch, tăng khả năng phục hồi lớp hydrolipid trên da giúp giảm tình trạng giãn mao mạch.
Khi kiểm soát và cải thiện được các triệu chứng đặc trưng của bệnh đỏ mặt, bệnh sẽ thuyên giảm và da trở về trạng thái cân bằng khỏe mạnh hơn từ đó hạn chế sự tái phát cũng như hệ quả không mong muốn của rosacea.
Tham khảo: Serum FL – Serum điều trị da mẩn đỏ, ngăn ngừa và phục hồi mao mạch yếu
2. Chăm sóc da tại nhà
- Tránh các yếu tố kích thích: bạn cần biết những yếu có thể gây đợt bùng phát bệnh và tránh tiếp xúc với chúng. Như một số người bị bệnh đỏ mặt thường có xu hướng da đỏ hơn khi sử dụng các loại đồ uống có chứa nhiều cồn hay những chất gây kích ứng da khác.
- Bảo vệ da mặt: thoa kem chống nắng mỗi ngày với chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên. Ngoài ra, bạn cũng cần che chắn bằng cách đội mũ, đeo khẩu trang hay đeo kính và tránh ra nắng vào giữa trưa. Khi thời tiết trở lạnh hay gió nhiều, bạn cũng nên mang khăn choàng để tránh những tác động từ môi trường.
- Chăm sóc da một cách nhẹ nhàng: không được chạm vào da mặt quá nhiều hoặc tác động mạnh như chà sát, tẩy rửa thường xuyên. Nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ và tẩy tế bào chết thích hợp, tránh các sản phẩm chứa hạt scrub.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn nhận biết được những triệu chứng tiêu biểu của bệnh đỏ mặt và tìm ra phương pháp chữa trị kịp thời.
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com