Tâm lý hoang mang và nóng vội khi làn da ngày một trở nặng do biến chứng của mỹ phẩm chứa corticoid là không tránh khỏi. Do đó, người bệnh thường mắc những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình điều trị khiến tổn thương da càng trầm trọng hơn. Vậy những sai lầm thường gặp khi da nhiễm độc corticoid đó là gì?
Da nhiễm corticoid là gì?
Corticoid hay còn gọi là Corticosteroid/ Glucocorticoid thuộc nhóm kháng viêm có steroid. Công dụng chính là kháng viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Thực tế trên trong làm đẹp, Corticoid thường biết đến dưới dạng kem thuốc hoặc thuốc mỡ nhưng còn được đưa vào các sản phẩm kem trộn chữa da cấp tốc…
Không thể phủ nhận tác dụng của Corticoid trong điều trị một số bệnh lý. Tuy vậy việc sử dụng sai cách, sai nồng độ cũng như thời gian điều trị có thể để lại các biến chứng nguy hiểm. Corticoid giữ nước và chất khoáng Natri trong cơ thể có thể gây ra hiện tượng phù nề, gây mất cân bằng quá trình chuyển hóa lipid tạo ra hiện tượng lắng đọng mỡ trên mặt, cổ lưng. Ngoài ra, có thể mắc bệnh teo tuyến thượng thận, rối loạn nội tiết tố khi dùng dạng tiêm và uống kéo dài.
Da nhiễm độc corticoid là tình trạng da bị tổn thương và bào mòn do tích tụ corticoid trong một thời gian dài qua việc bôi sản phẩm trực tiếp lên da. Thành phần Corticoid làm tổn hại đến hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Biểu hiện thường gặp là da mỏng, giãn mao mạch máu, da đỏ, căng rát, ngứa ngáy và nổi các loại mụn trứng cá. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến viêm da kích thích, teo da hoặc hoại tử.
Những sai lầm thường gặp khi da nhiễm độc Corticoid
1. Lập tức ngưng sử dụng sản phẩm chứa corticoid
Nếu phát hiện sản phẩm dưỡng da bạn đang sử dụng có chứa thành phần corticoid, bạn sẽ làm gì? Hơn 70% người được hỏi sẽ ngay lập tức ngưng sử dụng sản phẩm tại thời điểm phát hiện. Thực chất, phương pháp này là sai hoàn toàn. Bởi khi da đã dùng corticoid trong thời gian kéo dài và liên tục sẽ gây ra hiện tượng phụ thuộc hay còn gọi là nghiện corticoid. Nếu ngay lập tức cắt đứt nguồn corticoid da sẽ không kịp thích ứng dẫn đến các phản ứng nghiêm trọng như bùng phát mụn.
Do đó, để da không xảy ra các biến chứng nặng chúng ta hãy giảm dần lượng thuốc có chứa Corticoid sử dụng lên da. Mục đích là để làn da có thời gian thích ứng và làm quen với việc ngưng phụ thuộc vào corticoid. Cai nghiện đúng cách là giảm cả tần suất lẫn thời gian sử dụng. Ví dụ trước đây bạn dùng mỗi ngày 2 lần với lượng dùng 1 đốt ngón tay, hãy giảm xuống còn 1 lần mỗi ngày với nửa đốt ngón tay. Và giảm dần xuống 1/2 cho đến khi ngưng hẳn. Sau khi giảm còn 1 lần thoa kem/1 tuần hãy bắt đầu thêm vào các bước phục hồi da cơ bản.
2. Thải độc bằng cách… xông mặt?
Rất nhiều “bài thuốc” xông mặt thải độc da nhiễm coritcoid cùng công thức được lan truyền khắp nơi trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Tuy nhiên, một trong những sai lầm thường gặp khi da nhiễm độc corticoid chính là xông mặt.
Bởi thành phần Corticoid không phải là “độc tố” giống như các chất độc, chất thải khác. Corticoid vốn là 1 hormon được sản xuất bởi tuyến thượng thận của cơ thể tiết ra để kháng viêm khi gặp chất thương. Các mỹ phẩm kém chất lượng như kem trộn, thuốc rượu đã lợi dụng tác dụng này của Corticoid để đưa vào sản phẩm, làm tăng nồng độ Corticoid có trong cơ thể lên gây ra các biến chứng. Vì là chất có sẵn trong cơ thể nên corticoid sẽ không thể “đào thải” ra ngoài qua tuyến mồ hôi bằng việc xông mặt thải độc tố như các bài viết lan truyền khắp mạng xã hội.
Vậy nên, điều trị da nhiễm Corticoid an toàn, đúng cách chính là đưa nồng độ Corticoid về lại mức ổn định. Đồng thời ức chế corticoid chuyển hoá trên da chứ không phải thải độc da qua tuyến mồ hôi thì corticoid sẽ đào thải ra ngoài.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu da bị nhiễm corticoid nhẹ & Cách phục hồi
3. Tái tạo da bằng rượu thuốc
Sai lầm thứ ba trong điều trị và phục hồi da nhiễm độc corticoid chính là tái tạo bằng rượu thuốc. Trong y học, vẫn chưa có một chứng minh nào cụ thể cho việc tái tạo da bằng rượu thuốc sẽ có hiệu quả. Ngược lại, việc dùng thuốc rượu để tái tạo da càng khiến tình trạng hư tổn trở nên nặng nề (bong tróc, bào mòn,..). Hầu hết các loại rượu thuốc được quảng cáo “tái tạo da” sau nhiễm corticoid được bày bán tràn lan trên thị trường đều không có kiểm định y tế, không có cơ sở sản xuất rõ ràng, thành phần an toàn cho người sử dụng. Các phương pháp phục hồi da bằng đông y cũng chưa có chứng nhận y tế hay nghiên cứu khoa học nào cho hiệu quả đạt được.
Trên đây là một số sai lầm thường mắc phải của người bệnh khi mang tâm lý nóng vội bởi làn da ngày một trở nặng do corticoid. Hi vọng bạn luôn giữ bình tĩnh và sáng suốt trong việc lựa chọn phương pháp điều trị.
Xem thêm: Cách Điều Trị Da Nhiễm Corticoid Tận Gốc Chuẩn Chuyên Gia
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com