Hệ sinh thái cơ thể người luôn ẩn chứa những điều kỳ bí và sống động. “Chúng ta” không đơn giản chỉ là “chúng ta” – Mà chính xác là một cơ thể biết di chuyển, là một cá thể của cộng đồng người và cũng là một quần xã với hàng trăm loài ẩn chứa. Vô số quần xã nội ký sinh và ngoại ký sinh ấy cùng sống, phát triển song hành với cơ thể chúng ta. Ở phạm vi bài viết này, cùng Physiodermie khám phá tổng quan các loài ký sinh trùng trên da mặt và cơ thể con người (gọi tắt là ngoại ký sinh) nhé!
1. Ký sinh trùng Y học:
a) Định nghĩa về ký sinh trùng:
Ký sinh trùng là những sinh vật muốn tồn tại phải sống nhờ vào sinh vật đang sống khác như con người, động vật và thực vật. Những sinh vật bị ký sinh gọi là vật chủ. Ký sinh trùng sẽ chiếm sinh chất của vật chủ để tồn tại và phát triển.
Hiểu theo nghĩa rộng, ký sinh trùng bao quát nhiều giới sinh vật như: Vi khuẩn, virus, rickettsia (vi sinh vật), nấm, đơn bào, giun sán,… Khoa học ngày nay đã tách ra làm nhiều lĩnh vực nghiên cứu về ký sinh trùng (như ký sinh trùng học thú y, ký sinh trùng học thực vật, ký sinh trùng y học,…). Trong đó, ký sinh trùng y học là lĩnh vực nghiên cứu những ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở người.
b) Phân loại và đặc điểm đặc trưng của ký sinh trùng Y học:
- Phân loại: Mỗi loài ký sinh trùng y học đều có vị trí của chúng trong giới động vật hoặc thực vật. Trong mỗi giới chúng được xếp theo ngành, lớp, bộ, họ, chi và loài. Ngoài ra chúng còn được phân chia thành ngành phụ, lớp phụ, bộ phụ, họ phụ, chi phụ, loài phụ.
- Một số đặc điểm điển hình của ký sinh trùng Y học:
– Hình thể của ngoại kí sinh trùng thường có thân ngắn, dẹt để dễ bám vào da của vật chủ (chấy, demodex, rệp,…) hoặc để dễ luồn lách, lẩn trốn (bọ chét). Còn có thể là giác bám của loại sán, môi và móc của các loài giun,…
– Kích thước của ký sinh trùng rất khác nhau: Tính bằng µm (chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi như ký sinh trùng sốt rét, Toxoplasma, Leishmania...). Cũng có loại dài hơn chục mét (sán dây), khoảng 20 cm (giun đũa).
– Bộ phận tiêu hoá và bộ phận sinh dục của ký sinh trùng rất phát triển. Ngược lại, bộ phận bài tiết của một vài loại bị thoái hoá hoặc mất hẳn (Ví dụ: Sán lá, sán dây, demodex,…).
– Hình thức sinh sản của ký sinh trùng phức tạp, nhanh và nhiều.
– Vòng đời của ký sinh trùng bắt nguồn từ trứng/ấu trùng và phát triển ra n thế hệ.
– …
Ngoại ký sinh là hình thức ký sinh bên ngoài cơ thể như bám vào da hay hút máu qua da như tiết túc y học. Có loại ký sinh trùng trên da người, cũng có loại ký sinh trùng dưới da. Một số loại ngoại ký sinh trùng thường ký sinh trên da mặt, mốt số loại khác lại được tìm thấy nhiều ở cơ thể (body) như sau:
2. Ký sinh trùng trên da mặt:
Demodex là ký sinh trùng trên da mặt thuộc họ ve, có 8 chân. Chúng tập trung chủ yếu ở vùng trán, hai bên cánh mũi, má thậm chí ở vùng vành tai, chân mi và da đầu.
Với khoảng 65 loài được biết đến, chỉ 2 loài trong số này được xác định là sinh sống thường xuyên trên con người là Demodex folliculorum (D.folliculorum) và Demodex brevis (D.brevis). D. brevis có kích thước nhỏ hơn, thường sống sâu trong các tuyến bã nhờn và ít xuất hiện trên bề mặt da hơn D.folliculorum.
Demodex sử dụng tế bào da chết, chất nhờn làm thức ăn đồng thời đẻ trứng tại nang lông. Sau khoảng 7 ngày trứng phát triển thành con trưởng thành sẵn sàng giao phối và tiếp tục chu kỳ ký sinh, vòng đời trên da người từ 2- 3 tuần.
Xem ngay: Phân biệt biểu hiện Da bị nhiễm Corticoid và Viêm da Demodex
Demodex là ký sinh trùng trên da mặt không gây hại nếu đề kháng da khoẻ. Ngược lại, nếu nền da yếu hoặc tổn thương sẽ là môi trường thuận lợi giúp ký sinh trùng này sinh sôi. Dấu hiệu đặc hiệu dễ dàng nhận biết bệnh liên quan đến demodex là:
- Ngứa rần rần như kiến bò trên da hoặc dưới da, ngứa nhiều hơn vào ban đêm.
- Da nổi mẩn đỏ và mụn viêm, nặng hơn có thể chảy dịch vàng, bong tróc.
- Viêm bờ mi, rụng lông mi, ngứa chân tóc,….
Với sự phát triển của khoa học và thẩm mỹ ngày nay, điều trị viêm da demodex không quá khó. Tuy nhiên, đây là loại ký sinh trùng trên da mặt có có sức sống mạnh nên dễ tái phát. Methode Physiodermie là một giải pháp dược mỹ phẩm hữu hiệu đối với bệnh viêm da demodex.
Xem thêm: Giải mã bệnh demodex là bệnh gì?
3. Ký sinh trùng trên cơ thể:
- Trùng ghẻ: Thông qua tiếp xúc để truyền nhiễm trùng ghẻ đẻ trứng trên da của người gây ra phản ứng và phát viêm cho da.
- Giun kim: Giun kim là ký sinh trùng thường gặp nhất. Đường nhiễm thông qua vết thương bên ngoài hoặc vết trầy xước để thụ tinh giao phối. Giun kim đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể, thông thường ở xung quanh phần hậu môn, gây ra ngứa ngáy. Giun bé sẽ gây truyền nhiễm qua tay.
- Sán máng: Những loài trùng này sinh hoạt ở trong nước, khi cơ thể tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, chúng sẽ phá hỏng da.
- Giun móc: Ấu trùng ancylostoma braziliense từ phân chó hoặc mèo lây lan qua da người gây bệnh CLM. CLM gây ngứa dữ dội, các dấu hiệu là hồng ban và sẹo tại vị trí xâm nhập, tiếp theo là viêm da đỏ nâu hình một đường mòn quanh co như đường tàu dưới da. Bệnh nhân cũng có thể có sẩn và mụn nước viêm nang lông.
Bất kể loại ký sinh trùng trên da mặt hay cơ thể, chúng bé như không thật sự “bé”. Dù chẳng thể thấy bằng mắt thường nhưng ký sinh trùng luôn là những ẩn số thú vị nhưng cũng đầy đáng sợ. Tuy vậy, con người và sự sống vẫn tồn tại song hành với hệ sinh thái ấy. Giữ cho cơ thể và làn da sạch sẽ, khoẻ mạnh là giải pháp “chung sống hoà bình” tốt nhất cho cả hai.
Tìm hiểu thêm: Da nhiễm Demodex soi tươi có phát hiện được không?
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com