Demodex là một loại kí sinh trùng có thể gặp ở trên da người bình thường khoẻ mạnh, khi tăng lên về số lượng có thể gây các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu. Việc chẩn đoán xác định sớm giúp tăng hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Vậy demodex là gì? Cách điều trị và dự phòng tái phát như thế nào?
Demodex và cơ chế sinh bệnh
- Demodex sinh sống trong nang lông và các tuyến bã nhờn, ở đây chúng sẽ hút hết các chất dinh dưỡng và làm ảnh hưởng hư hại tế bào.
- Sau khi tế bào bị tổn hại sẽ gây nên hiện tượng tắc nghẽn nang lông, làm cho việc bài tiết và đào thải bã nhờn gặp khó khăn khiến cho da bị đóng vảy.
- Cơ thể sẽ đưa ra hình thức tự vệ với chất chitin có trong xương của Demodex bằng tạo thành những khối u.
- Sau khi kết thúc vòng đời, xác của Demodex sẽ hóa lỏng ngay trong da và phân hủy thành chất gây nên dị ứng
Xem thêm: 13 Điều bạn cần biết về Demodex – Cách điều trị, chăm sóc và phòng tránh hiệu quả
Phân loại
1. Phân loại demodex
Demodex được chia làm 2 loại: Demodex nang lông và demodex tuyến bã
2. Dấu hiệu nhận biết viêm da do demodex
Tai biến da do demodex thường có các biểu hiện như:
- Ngứa da hoặc có cảm giác châm chích như bị kiến bò.
- Da sần sùi, khô và bong vảy, trở nên nhạy cảm hơn và dễ kích ứng với môi trường bên ngoài.
- Làn da của người bệnh dễ sưng đỏ, mọc mụn có mủ và giãn mạch.
- Trên da có nhiều vết thâm như thâm do mụn hoặc sẹo.
- Bệnh có thể khiến tóc và lông mày người bệnh rụng dần.
- Viêm đỏ và đau vùng mí mắt.
Xét nghiệm và chuẩn đoán
Để xét nghiệm và chuẩn đoán chính xác demodex bạn có thể đến các địa chỉ uy tín như: Bệnh viện Da Liễu, Viện Ký sinh trùng,…
Điều trị & dự phòng tái phát
1. Điều trị bằng thuốc
Có 2 cách điều trị tai biến demodex là điều trị bằng thuốc kháng sinh và điều trị bằng dược mỹ phẩm.
Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài để điều trị mụn hay các loại ký sinh trùng sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Theo các nghiên cứu, kháng sinh dạng bôi có khả năng gây kháng thuốc cao hơn kháng sinh đường uống. Kháng sinh dạng bôi khi dùng riêng lẻ không có hiệu quả trị mụn trứng cá cao hơn so với bôi chứa retinoids hoặc benzoyl peroxide. Kháng sinh đường uống không nên dùng với kháng sinh dạng bôi mà nên được dùng kết hợp với một thuốc bôi trị mụn không chứa kháng sinh.
Các loại kháng sinh thường dùng trong điều trị demodex:
- Ivermectin: là thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng giun ký sinh, ký sinh trùng ở những người có hệ thống miễn dịch yếu.
- Metronidazol: Ðiều trị nhiễm khuẩn nặng, do vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm như nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn da và các cấu trúc da
Viêm da hay tai biến da do ký sinh trùng là một tình trạng viêm, không phải là bệnh truyền nhiễm. Vì thế, kháng sinh không còn hoặc không nên là lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị mụn, ký sinh trùng, viêm da nữa.
2. Điều trị bằng dược mỹ phẩm Physiodermie
Mang nhiều ưu điểm hơn so với điều trị demodex bằng thuốc kháng sinh, Physiodermie được nhiều khách hàng tin dùng và hiệu quả được chứng minh qua những ca điều trị thực tế trên da. Dựa trên nguyên lý “một làn da đẹp bắt nguồn từ một làn da khỏe”, tất cả các sản phẩm của Physiodermie đều hướng tới sự cân bằng hệ sinh thái trên da và phục hồi hàng rào bảo vệ giúp tăng sức đề kháng của da lên từng ngày.
Phác đồ điều trị tại nhà của thể demodex nang lông:
Phác đồ điều trị tại nhà của thể demodex tuyến bã:
Case Khách hàng thực tế
- Sữa rửa mặt tẩy trang Deep Cleansing Milk
- Nước hoa hồng Stabilizing Lotion
- Tẩy tế bào chết Soft Face Biopeeling
- Tinh chất tăng cường Hydro – Tonifying
- Bioarome VD
- Bioarome HY
- Kem đặc trị demodex Anti Redness Micro Gel – Ban đêm
- Kem đặc trị demodex Anti Redness Micro Emulsion – Ban ngày
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com