Da bị tăng sắc tố là tình trạng các mảng da có màu sắc sậm hơn bình thường xuất hiện trên da. Theo các thống kê, tình trạng tăng sắc tố thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Vậy tại sao lại có sự khác biệt này?
Melanin là gì? Các dạng tăng sắc tố da thường gặp
Melanin hay còn gọi là hắc sắc tố – một trong những nhân tố quyết định màu da, màu mắt và màu tóc của con người. Melanin được tạo ra bởi tế bào melanocytes dưới tác động của enzyme Tyrosinase. Tùy vào gen và các yếu tố trong cơ thể mà lượng melanin được melanocytes tạo ra là không giống nhau giữa các cá thể.
Hai dạng chính của melanin đó là Pheomelanin (màu nâu đỏ) và Eumelanin (màu nâm đậm, đen). Các sắc tố này sẽ quyết định chúng ta có màu da đen, da trắng hay da vàng. Màu tóc và màu mắt cũng có sự khác biệt (tóc đen, vàng, đỏ hoặc nâu; màu mắt xanh dương, đen, nâu hoặc xám).
Theo các nghiên cứu, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ), đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV. Tuy nhiên, nếu được sản xuất quá nhiều sắc tố này sẽ tích tụ và tập trung tại một vùng da nhất định. Hiện tượng này gọi là da bị tăng sắc tố. Các dạng tăng sắc tố da thường gặp là nám da, tàn nhang – đồi mồi và tăng sắc tố sau viêm (PIH).
Tại sao da bị tăng sắc tố xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới?
Theo thống kê, có khoảng 3% dân số bị nám da trên thế giới. Trong đó, tình trạng này ở phụ nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn ở nam giới, đặc biệt là phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên. Vậy tại sao da bị tăng sắc tố thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn?
1. Nội tiết tố trong cơ thể khác nhau
Nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến da bị tăng sắc tố đặc biệt là nám. Ở nam giới và nữ giới, nội tiết tố có sự khác nhau, đặc biệt rối loạn hay thay đổi nội tiết thường diễn ra ở phái nữ nhiều hơn phái nam. Đó là giai đoạn phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú hay tiền mãn kinh hoặc lão hóa sớm. Điều này khiến cho các vấn đề về tăng sắc tố ở chị em thường phổ biến hơn ở phái nam.
2. Độ dày của da
Theo các nghiên cứu về độ dày của da, da nam giới có độ dày gấp 7 lần ở nữ giới. Do đó, làn da của nam giới thường ít bị ảnh hưởng bởi các tác động từ môi trường như tia UV, bụi bẩn, không khí ô nhiễm. Do đó lượng melanin được sản sinh trên da cũng ít, giảm thiểu các nguy cơ xuất hiện nám sạm, tàn nhang, tăng sắc tố sau viêm hơn ở nữ giới.
3. Tác động từ mỹ phẩm
Làm đẹp bằng mỹ phẩm là nhu cầu thiết yếu của phái đẹp mỗi ngày trong khi ở nam giới, tỉ lệ sử dụng mỹ phẩm thường rất ít. Đặc biệt, trên thị trường hiện nay có một lượng lớn mỹ phẩm kém chất lượng được bán tràn lan ở các cửa hàng, trên mạng xã hội. Các loại mỹ phẩm này được gọi chung là kem trộn chứa corticoid. Việc sử dụng chúng trong thời gian dài với nồng độ cao gây ra bệnh viêm da corticoid với những hệ lụy: mỏng da, teo da, tổn thương hàng rào bảo vệ, tăng sắc tố da…. Điều này giải thích vì sao tỉ lệ da bị tăng sắc tố ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới.
4. Quá trình lão hóa
Collagen là một trong các protein đóng vai trò quan trọng giúp liên kết các tế bào da và giữ độ đàn hồi cho da luôn căng mọng. Ở nam giới, mật độ collagen thường cao hơn nữ giới gấp nhiều lần. Vì thế tuy ở cùng một độ tuổi nhưng làn da của nam giới thường mịn màng và săn chắc hơn nữ giới. Hơn nữa, từ độ tuổi 25 trở đi, các vấn đề lão hóa da thường xuất hiện sớm hơn ở nữ giới nên tình trạng tăng sắc tố da cũng chiếm tỉ lệ cao hơn ở nam giới rất nhiều.
5. Đời sống sinh hoạt
Đời sống sinh hoạt là một trong những yếu tố khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Những thay đổi tâm lý thất thường trong thời kì mang thai, đến kì kinh nguyệt hay áp lực, suy nghĩ tiêu cực ở giai đoạn sau sinh ảnh hưởng không nhỏ đến làn da của phụ nữ. Chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt không hợp lý cũng dễ gây nên tình trạng lão hóa sớm, da thiếu sức sống, xỉn màu, sạm nám,…
Tóm lại, da bị tăng sắc tố thường xảy ra nhiều hơn ở chị em phụ nữ độ tuổi trung niên. Vì thế, ngay từ bây giờ hãy trang bị cho bản thân những phương pháp ngăn ngừa và phòng tránh kịp thời để giữ cho làn da luôn trắng mịn bất kể bạn đang ở giai đoạn nào trong hành trình của cuộc đời!
Tham khảo các sản phẩm điều trị nám tàn nhang từ Dược mỹ phẩm Physiodermie
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com