Melanin là gì? Sắc tố melanin có vai trò gì đối với làn da? Melanin có phải là yếu tố gây nên các bệnh về tăng sắc tố hay giảm sắc tố của da không? Cùng Physiodermie tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Về Melanin
1. Melanin là gì?
Sắc tố melanin chịu trách nhiệm chính quyết định màu của da, tóc, mắt và trách nhiệm này phụ thuộc lưu lượng máu của mỗi cá thể. Do đó, melanin thường được tìm thấy ở tóc, da, lòng đen của mắt. Mặc dù có nhiều hơn một yếu tố quyết định màu da của bạn, nhưng melanin là yếu tố quan trọng nhất. Melanin được tạo ra bởi tế bào melanocytes của da. Số lượng tế bào melanocyte ở mỗi người là gần như nhau nhưng lượng melanin mà tế bào này tạo ra ở mỗi người là khác nhau.
Làn da được chia làm 3 lớp chính: Biểu bì, hạ bì và trung bì hay còn gọi là lớp mô dưới da, mỗi lớp lại bao gồm nhiều lớp thay thế. Trong 3 lớp da đó, hạ bì là nơi sản xuất hay còn gọi là nhà máy sản xuất Melanin. Khi còn trẻ, cơ thể con người sản xuất một lượng melanin đủ để tạo màu cho tóc, da và mắt. Tuy nhiên, khi tuổi tác ngày càng cao, lượng melanin được sản xuất ít đi dần xuất hiện tình trạng da xỉn màu, tóc trở nên bạc hơn.
Vậy, sắc tố melanin có vai trò gì đối với làn da?
2. Sắc tố Melanin có vai trò gì đối với làn da?
Sắc tố Melanin có vai trò quan trọng với da nhưng lại giống như con dao hai lưỡi. Ngoài việc quyết định màu sắc của tóc, mắt và da thì melanin còn có khả năng kháng khuẩn và cân bằng nhiệt độ cơ thể. Da và cơ thể sẽ được bảo vệ chống lại sự xâm nhập của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Hạn chế nguy cơ gây hại của các chất gây oxy hóa để tránh làm tổn thương tế bào da – nguyên nhân dẫn đến ung thư melanoma ác tính. Ngoài ra, sắc tố melanin cũng giúp điều tiết quá trình lão hóa và giảm sự mài mòn của da.
Đến đây, bạn đã hiểu được sắc tố melanin có vai trò gì đối với làn da. Vì thế, việc giữ cân bằng sắc tố melanin được sản sinh là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà chúng ta không thể kiểm soát lượng melanin có thể được tạo ra. Điều này gây nên các bệnh về sắc tố da hay còn gọi là rối loạn sắc tố. Rối loạn sắc tố melanin được chia làm 2 loại: tăng sắc tố và giảm sắc tố. Khi melanin sản sinh quá nhiều sẽ tạo thành các đốm nâu sậm màu hay còn gọi là nám da. Ngược lại, khi melanin không có hoặc sản sinh không đủ sẽ gây ra các bệnh như bạch tạng.
Các vấn đề da liên quan đến melanin
1. Tăng sắc tố da
Tăng sắc tố da xuất hiện khi lượng melanin sản sinh quá mức tại một vùng da nhất định. Biểu hiện của tình trạng này là sự xuất hiện của các đốm nâu sẫm màu mọc riêng hoặc thành từng cụm trên da. Các đốm nâu sẫm màu tùy theo mức độ melanin sẽ xuất hiện với mật độ đậm – nhạt, dày – mỏng hay to – nhỏ khác nhau. Các vùng da thường thấy rõ rệt nhất là ở cánh tay, cổ, đặt biệt là da mặt. Tăng sắc tố da được chia thành các dạng như:
- Nám da: thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên đặc biệt trong giai đoạn mang thai, sau sinh. Tăng sinh melanin quá mức làm xuất hiện các mảng nám sẫm màu trên da, chia làm 2 loại chính: nám mảng và nám chân sâu.
- Tàn nhang: xuất hiện ở bất kì vùng nào trên cơ thể. Tàn nhang có màu sắc từ vàng sậm đến nâu, đen, phân bố rải rác trên da theo từng đốm. Tàn nhang dễ xuất hiện hơn ở người có làn da mỏng hoặc thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
- Đồi mồi: đồi mồi thường gặp ở độ tuổi trung niên đến cao tuổi. Chúng nằm rải rác trên da, có màu nâu hoặc đen với kích thước không đều.
- Tăng sắc tố sau viêm (PIH): là tình trạng vùng da bị tăng sắc tố sau quá trình viêm nhiễm hoặc tổn thương do mụn, phẫu thuật,…
2. Giảm sắc tố da
Ngược với tăng sắc tố da là tình trạng giảm sắc tố. Nguyên nhân là do sự sụt giảm melanin khiến các vùng da này có màu nhạt hoặc mất màu so với vùng da xung quanh. Giảm sắc tố da chia thành các dạng sau:
- Bạch tạng: bệnh xảy ra khi cơ thể mất đi enzyme có khả năng sản xuất nên melanin khiến cho tóc, mắt và da của người bệnh bị mất hoặc nhạt màu. Cụ thể, người bị bạch tạng sẽ có da trắng, tóc trắng ngay cả khi tuổi còn trẻ.
- Bạch biến: bạch biến xảy ra khi da bị mất sắc tố hoặc giảm sắc tố xen kẽ, có ranh giới rõ rệt và thường có tính đối xứng. Bạch biến có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào với những vùng da bị mất màu theo mảng.
Rối loạn sắc tố da tuy không quá nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ và khiến người mắc phải tự ti. Các vùng da bị rối loạn sắc tố nếu điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể phục hồi trở lại như cũ. Tuy nhiên, nếu không can thiệp và xử lí một số trường hợp sẽ trở nên nặng hơn dẫn đến mất sắc tố da vĩnh viễn.
Tuy đã biết sắc tố melanin có vai trò gì đối với làn da nhưng các vấn đề da do melanin gây ra lại khá phổ biến. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da, bạn nên sớm áp dụng các biện pháp điều trị rối loạn sắc tố da.
Xem thêm: Tại sao da bị tăng sắc tố xảy ra nhiều hơn ở phụ nữ?
Nguồn tham khảo
Tài liệu nghiên cứu và thông tin liệu trình được cung cấp bởi www.physiodermie.com